Chuyên đề 1: Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

doc 16 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1687Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 1: Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Chuyên đề 1: Phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
A. Phương pháp
Định luật: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
	A + B C + D
ta có: mA + mB = mC + mD
Hệ quả 1: mmuối = mkim loại + mgốc axit
	 moxit = mkim loại + mnguyên tử oxi
	 mbazo = mkim loại + mOH
Hệ quả 2: Tổng khối lượng của một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của nguyên tố đó sau phản ứng.
Hệ quả 3: Khi khử oxit kim loại, CO và H2 lấy oxi ra khỏi oxit. Khi đó ta có:
	nO(trong oxit) = nCO =nH2 = nCO2 = nH2O
B. Bài tập
Câu 1: Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thấy thoát ra 9 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là:
	A. 12 gam 	B. 16 gam 	C. 24 gam 	D. 26 gam
Câu 2: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối. Giá trị của m là:
	A. 31,45 gam 	B. 33,25 gam 	C. 3,99 gam 	D. 35,58 gam
Câu 3: Cho 65 gam Zn tác dụng với axit HCl cho 136 gam ZnCl2 và giải phóng 22,4 lít H2(đktc). Khối lượng axit HCl cần dùng là:
	A. 71 gam 	B. 72 gam 	C. 36,5 gam	D. 73 gam
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,48 lít khí O2 (đktc) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. m có giá trị là: 
	A. 2,6 gam 	B. 1,5 gam 	C. 1,7 gam 	D. 1,6 gam
Câu 5: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít H2 ở đktc. Khối lượng Fe thu được là: A. 12,4 gam 	B. 13,4 gam 	C. 14,4 gam 	D. 15,4 gam
Câu 6: Cho 70,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 phản ứng vừa đủ với 11,2 lít khí CO thu được M gam Fe. m có giá trị là: A. 58g	B. 62g	C. 64g 	D.70g
Câu 7: Cho 8,4 gam bột sát cháy hết trong 2,24 lít khí oxi tạo ra oxit sắt từ. Khối lượng oxit sắt từ tạo thành là: 	A. 11,4 gam 	B. 11,6 gam 	C. 12 gam 	D. 20 gam
Câu 8: Cho 21 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 0,5M, thu được 13,44 lít khí hidro (đktc).
	a. Khối lượng muối khan thu được là:
	A. 70,6 gam 	B. 74,5 gam 	C. 78,6 gam 	D. 78,8 gam
	b. Thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng là:
	A. 0,6 lít 	B. 1 lít 	C. 1,2 lít 	D. 1,5 lít
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là: 
	A. 3 gam 	B. 4 gam 	C. 5 gam 	D. 6 gam
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin CnH2n-2 thu được 10,8 gam H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 50,4 gam. Giá trị của V là: 	A. 3,36 lít 	B. 6,72 lít	C. 4,48 lít 	D. 6,72 lít
Câu 11: Sục khí clo vào dung dịch NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam NaCl. Tổng số mol hỗn hợp NaBr và NaI có trong dung dịch ban đầu là:
	A. 0,02 mol	B. 0,2 mol	C. 0,002 mol 	D. 0,025 mol
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Al, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:
	A. 4,29 gam	B. 2,87 gam	C. 3,19 gam 	D. 3,87 gam
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (đktc)và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 
	A. 23,1 gam	B. 36,7 gam 	C. 32,6 gam 	D. 46,2 gam
Câu 14: Cho 55,2 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại FeO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
 	A. 98,8 gam 	B. 167,2 gam	C. 136,8 gam 	D. 219,2 gam
Câu 15: Cho 2,54 gam hỗn hợp X gồm 3 oxit kim loại FeO, MgO và Al2O3 cần vừa đủ 300ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 7,34 gam 	B. 5,82 gam	C. 2,94 gam	D. 6,34 gam
Câu 16:Hòa tan 8,18 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 1,782 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được a gam muối khan. Giá trị của a là: 	A. 7,95 g	B. 9,06 gam	C. 10,17 gam 	D. 10,23 gam
Câu 17: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim lọai Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịc H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí (đktc) thoát ra. Khối lượng của muối sunfat khan thu được là:
	A. 2 gam 	B. 2,4 gam 	C. 3,92 gam 	D. 1,96 gam
Câu 18:Cho 16,3 gam hỗn hợp 2 kim loại tác dụng hết với HCl loãng dư thu được 34,05 gam hỗn hợp muối khan A. Thể tích khí H2 thu được là:
	A. 3,36 lít 	B. 5,6 lít	C. 8,4 lít 	D. 11,2 lít
Câu 19: Hòa tan 28,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim laoij hóa trị I bằng axit HCl thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Tổng khối lượng muối khan trong dung dịch A là:
	A. 3,17 g	B. 31,7 g	C. 1,37 g 	D. 7,13 g 
Câu 20: Trộn 5,4 gam nhôm với 6 gam Fe2O3 rồi nung nóng. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
	A. 2,24 gam 	B. 9,4 gam 	C. 10,2 gam 	D. 11,4 gam
Câu 21: Cho 6,2 gam hõn hợp gồm một số kim loại hóa trị I vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn?	A. 1,33 g	B. 3,13 g	C. 13,3 g	D. 3,31 g
Câu 22: Hòa tan hết 11,5 gam hỗn hợp muối cacbonat tan trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành là:
	A. 16,2 gam	B. 12,6 gam	C. 13,2 gam	D. 12,3 gam
Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn 9,8 gam hidroxit kim loại hòa trị II không đổi thu được hơi nước và 8 gam chất rắn. Hidroxit đó là:
	A. Fe(OH)2	B. Zn(OH)2	C. Mg(OH)2	D. Cu(OH)2
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 11,08 g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra: 	A. 0,896 lít 	B. 1,344 lít 	C. 1,568 lít 	D. 2,016 lít
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp 4 kim loại Mg, Fe, Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 19,8 g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra: 	A. 3,36 lít 	B. 3,136 lít 	C. 2,24 lít 	D. 4,48 lít
Câu 27: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Zn tác dụng với dụng dịch HCl được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
	A. 9,75 gam 	B. 9,55 gam 	C, 11,3 gam 	D. 10,75 gam
Câu 28: Cho 6,9 gam một rượu có công thức ROH tác dụng hết với 3,45 gam Natri thu được 10,35 gam chất rắn. Công thức hóa học của rượu là:
	A. CH3OH 	B. C2H5OH 	C. C3H7OH	D. C4H9OH
Câu 29: Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml khí H2(đktc) và m gam muối natri. Giá trị của m là:
	A. 1,93 gam 	B. 2,93 gam 	C. 1,9 gam 	D. 1,47 gam
Câu 30: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 11,2 lít khí H2 (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 65,5 gam.	B. 85,5 gam	.	C. 55,5 gam	.	D. 46,5 gam.
Chuyên đề 2: Phương pháp tăng giảm khối lượng
A. Phương pháp
	Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng hỗn hợp hay một chất
Dựa vào phương trình phản ứng tìm sự thay đổi về khối lượng của 1 mol chât trong phản ứng.
	Tìm số mol các chất tham gia phản ứng hoặc các chất sản phẩm
* Lưu ý
	- Phản ứng của đơn chất với oxi	4Rrắn + nO2 2 R2On
	Độ tăng: ∆mrắn = mO2 pư
	- Phản ứng phân hủy 	Arắn Xrắn + Yrắn + Zkhí
	Độ giảm: ∆mrắn = mZ khí
	- Phản ứng của kim loại vói HCl và H2SO4 loãng
	Kl + Axit Muối + H2
	khối lượng dung dịch tăng : ∆mdd = mkl pư – mH2
Phản ứng của muối với kim loại	M+ KL M + KL
Độ giảm 	∆m = mkl tan – mkl bám
Độ tăng	∆m = mkl bám – mkl tan
B. Bài tập
Câu 1: cho một lá đồng vào 20ml dung dịch AgNO3. sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy lá đồng rửa nhẹ, làm khô và cân thì khối lượng lá Cu tăng thêm 1,52 gam.
a. Nồng độ của dung dịch AgNO3 là:	A. 0,2 M	B. 0,25 M	C. 0,5 M	D. 1M
b. Khối lượng Cu phản ứng là: 	A. 0,32 g	B. 0,64 g	C. 0,98g	D. 1,28g
Câu 2: Cho một lá Zn có khối lượng 50 gam vào 500ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá kẽm rửa nhẹ làm khô cân được 49,82 gam.
a. Khối lượng muối ZnSO4 là: 	A. 28,79 g	B. 28,89gam	C. 28,96 g	D. 28,98 g
b. Nồng độ của dung dịch CuSO4 là: 	A. 0,36M	B. 0,72M	C. 0,9M	D. 1M
Câu 3. Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu bám vào là:
	A. 0,64 gam 	B. 1,28 gam 	C. 1,92 gam 	D. 2,56 gam
Câu 4. Cho 2,81 gam hỗn hợp 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1 M thì hỗn hợp các muối sufat tạo ra là:
	A. 3,81 gam	B. 4,81 gam	C. 5,21 gam 	D. 4,86 gam
Câu 5: Hòa tan 12 gam muối cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 1,008 lít khí bay ra (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A là:
	A. 12,495 g	B. 12 gam 	C. 11,459 gam	D. 12,5 gam
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:
	A. 26 gam 	B. 26,8 gam 	C. 28 gam 	D. 28,6 gam
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat MCO3 và M’CO3 bằng dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là:	A. 1,12 lít 	B. 1,68 lít 	C. 2,24 lít 	D. 3,36 lít
Câu 8. Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là:	A. Mg 	B. Fe 	C. Ca 	D. Al
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y bằng dung dịch HCl thu được 12,71 gam muối khan. Thể tích khí H2 thu được(đktc) là: 
	A.0,224 lít 	B. 2,24 lít	C. 4,48 lít	D. 0,448 lít
Câu 10. Cho 6 gam axit hữu cơ đơn chức A tác dụng hết với vôi sống thu được 7,9 gam muối B. Công thức của axit A là:
	A. HCOOH 	B. CH3COOH	C. C2H5COOH	D. C3H7COOH
Câu 11. Cho 2,3 gam rượu đơn chức tác dụng hết với Na thu được 3,4 gam chất rắn. Xác định công thức của rượu
	A. CH3OH	B. C3H7OH 	C. C4H9OH	D. C2H5OH
Câu 12. Cho luồng khí Clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại hóa trị I sinh ra 23,4 gam muối. Công thức hóa học của muối là:	A. NaCl	B. KCl	C. LiCl	D. RbCl
Câu 13: Nhúng một lá Al vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá nhom ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Khối lượng của Al tham gia phản ứng là:
	A. 0,27 gam 	B. 0,81 gam 	C. 0,54 gam 	D. 0,64 gam
Câu 14: Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ưng là: 	
A. 1,5 M	B. 1,8 M	C. 2M	D. 2,2 M
Câu 15. Cho 6,4 gam đồng vào dung dịch AgNO3 dư. Lượng kết tủa thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
	A. 3,2 gam Cu và 3,2 gam Ag	B. 18,8 gam Ag
	C. 3,2 gamCu và 10,8 gam Ag	D. 21,6 gam Ag
Câu 16: Cho 6,5 gam bột kẽm vào dung dịch CuSO4 dư đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kim loại thu được là:	A. 6,4 gam 	B. 4,6 gam	C. 3,2 gam 	D. 6,5 gam
Câu 17. Ngâm một thanh sắt nặng 56 gam vào 100 ml dung dịch muối CuSO4 2M đến phản ứng hoàn toàn. Coi toàn bộ lượng đồng sinh ra đề bám vào thanh sắt. Khối lượng thanh sắt sau phản ứng là:	A. 57,6 gam 	B. 68,8 gam 	C. 54,4 gam 	D. 67,2 gam
Câu 18: Cho 4,8 gam một axit hữu cơ X đơn chức tác dụng với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức Cấu tạo của X là: 	
A. HCOOH 	B. CH3COOH	C. C2H5COOH	D. C3H7COOH
Câu 19: Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp gồm các axit hữu cơ RCOOH cần dùng 600ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là:
	A. 8,64 gam 	B. 6,84 gam	C. 4,9 gam 	D. 6,8 gam
Câu 20. Cho 20,15 gam một axit hữu cơ RCOOH tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3 thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch muối thu được 28,96 gam muối. Giá trị của V là:	A. 4,84 lít 	B. 4,48 lít	C. 2,24 lít 	D. 2,42 lít
Câu 21. Cho 10 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng với Na kim loại tạo ra 14,4 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:	
A. 1,12 lít 	B. 2,24 lít 	C. 3,36 lít	D. 4,48 lít
Câu 22. Ngâm một thanh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4 đến khi Fe không còn tan thêm được nữa, lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 1,6 gam. 
a. Khối lượng sắt bị hòa tan là: 	A. 10 g	B. 11,2 g	C. 12 g	D. 15 g
b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là:	 A. 1,6 M	B. 1 M C. 2M	 D. 2,5 M
Câu 23. Cho m gam Fe vào 100ml dung dịch AgNO3 0,2 M. Sau phản ứng thấy khối lượng thanh sắt nặng 11,6 gam. m có giá trị là:	
A. 10 gam 	B. 10,6 gam	C. 11 gam	D. 12 gam
Câu 24. Cho 3,9 gam kim loại tác dụng với khí clo dư thu được 7,45 gam muối clorua. Kim loại đó là:	A. Li	B. Na	C. K	D. Rb
Câu 25. Cho 8,1 gam kim loại M tác dụng với Clo dư, thu được 40,05 gam muối. Kim loại M là:	A. Fe 	B.Al	C. Mg	D. Cu
Câu 26. Cho 12,7 gam muối sắt clorua vào dung dịch NaOH dư trong bình kín thu được 9 gam một chất kết tủa. Công thức hóa học của muối là: 	
A. FeCl2	B. FeCl3	C. FeCl	D. FeCl4
Chuyên đề 3: Phương pháp áp dụng sơ đồ đường chéo
A. Phương pháp
1. Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2% thu được m3 gam dung dịch mới có nồng độ C%
	m1 gam dung dịch C1	C2 - C
	 C	 
	m2 gam dung dịch C2	C – C1
	m3 = m1 + m2
Chú ý: nước có C% = 0, chất rắn có C% = 100%
2. Trộn V1 ml gam dung dịch có nồng độ C1 M với V2 ml dung dịch có nồng độ C2 M thu được V3 ml dung dịch mới có nồng độ C M
	V1 ml dung dịch C1	C2 – C
	 C	
	V2 ml dung dịch C2	C – C1
	V3 = V1 + V2
3. Tính tỉ lệ số mol của hai chất trong hỗn hợp theo phân tử khối trung bình
Trong đó MA, MB lần lượt là phân tử khối của 2 chất A và B
	 M là phân tử khối trung bình
B. BÀI TẬP
Câu 1: Trộn 240 ml dung dịch HCl 0,5 M vào 480 ml dung dịch HCl 2M. Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn là: A. 0,5 M	B. 1M 	C. 1,5 M 	D. 2M
Câu 2: Hỗn hợp X gồm 2 khí CO2 và N2 có tỉ khối so với khí H2 là 18. Vậy thành phần % theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp là:	
A. 50; 50	B. 38,89; 61,11	C. 20; 80	D. 45; 55
Câu 3: Nếu trộn dung dịch HCl 0,3 mol/l với dung dịch HCl 0,6 mol/l theo tỉ lệ thể tích là 2:3 thì thu được dung dịch mới có nồng độ là:	
	A. 0,32 mol/l	B. 0,33 mol/l	C. 0.35 mol/l	D. 0,36 mol/l
Câu 4: Trộn 150 gam dung dịch KOH 5% với 375 gam dung dịch KOH 12% thu được dung dịch KOH có nồng độ mới là:	A. 8%	B. 9%	C 10%	D. 11%
Câu 5: Tỉ lệ thể tích dung dịch HNO3 0,2 M và 1 M để trộn thành dung dịch 0,4 M là:
	A. 3: 1	B. 2:1 	C. 1:3	D. 1: 2
Câu 6: Trộn 500gam dung dịch HCl 3% vào 300 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch có nồng độ là:	A. 5,265%	B. 5,625%	C. 5, 652%	D. 5,562%
Câu 7: Tỉ khối của hỗn hợp C2H6 cà C3H8 so với H2 là 18,5. Thành phần % theeo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp là:
	A. 50; 50	B. 38,89; 61,11	C. 20; 80	D. 45; 55
Câu 8: Một hỗn hợp gồm gồm O2 và O3 ở đktc có tỉ khối so với H2 là 18. Thành phần % về thể tích của O trong hỗn hợp là: 	A. 15% 	B. 25% 	C. 35% 	D. 45%
Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 khí Co2 và H2S có tỉ khối so với H2 là 19,5. Thể tích dung dịch KOH 1 M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) trên là:
	A. 100ml 	B. 400 ml	C. 200ml	D. 200ml hoặc 400ml 
Câu 10: Để điều chế được hốn hợp 26 lít H2 và CO có tỉ khối hso với metan bằng 1,5 thì thể tích H2 và CO cần lấy lần lượt là: 	A. 4 lít và 22 lít	B. 22 lít và 4 lít
	C. 16 lít và 10 lít	D. 10 lít và 16 lít
Câu 11: Thể tích H2O và dung dịch MgSO4 2M cần để pha được 100ml dung dịch MgSO4 0,4 M lần lượt là:
	A. 50 ml và 50 ml	B. 40 ml và 60 ml	 C. 80 ml và 20 ml 	D 20 ml và 80 ml
Câu 12: Hòa tan 200gam dung dịch SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta thu được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m là: 	A. 133,3 g	B. 146,9 g	C. 250 g	D. 300 g
Câu 13:Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 60 gam dung dịch NaOH 18% để được dung dịch NaOH 15%.	A. 12 gam 	B. 11 gam	C. 10 gam 	C. 9 gam
Câu 14: Hòa tan 2,84 gam hốn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí ở đktc. Thành phần % về khối lượng của CaCO3 là:
	A. 70,42%	B. 29,57%	C. 33,335%	D. 66,67%
Câu 15:Để thu được 24 lít hốn hợp CO2 và CO có tỉ khối so với metan bằng 2. Thể tích CO2 cần lấy là:	A. 4 lít 	B. 3 lít 	C. 6 lít 	D. 5 lít
Câu 16: trộn 2 thể tích metan với 1 thể tích đồng đẳng X của khí meetan ( họ metan) để thu được hỗn hợp có tỉ khối so với H2 là 15. X là: A. C2H6	B. C3H8	C. C2H4	D. C2H2
Câu 17: Trộn 800ml dung dịch H2SO4 aM với 200ml dung dịch H2SO4 1,5 M thu được dung dịch có nồng độ 0,5M. a có giá trị là:	A. 0,1 B. 0,15	C. 0,2 	D. 0,25
Câu 18: Trộn 200gam dung dịch NaOH 10% với 600 gam dung dịch NaOH 20% được dung dịch A. Nồng độ của đung dịch A là:	A. 18%	B. 16%	C. 17,5%	D. 21,3%
Câu 19: Trộn 15 gam dung dịch NaNO3 25% vói 5 gam dung dịch NaNO3 45% thu được dung dịch có nồng độ là: A. 20% 	B. 25%	C. 30%	D. 32%
Câu 20. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 so với khí Nitơ bằng 2. % số mol của khí CO2 trong hỗn hợp X là: A. 30% 	B. 40% 	C. 50%	D. 60%
Chuyên đề 4 : Bài tập về Kim loại và hợp chất
Câu 1: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2. Muốn thu được V lít khí H2 thì cần lượng Al cần để tác dụng với dung dịch HCl là:
	A. 0,9 gam	B. 1,8 gam 	C. 2,7 gam 	D. 3,6 gam
Câu 2: Cho hỗn hợp rắn gồm 5,6 gam Fe và 10,8 gam Ag tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là:
	A. 2, 24 lít	B. 4,48 lít 	C. 3,36 lít 	D. 1,12 lít
Câu 3: Hỗn hợi chất rắn gồm CuO và Cu có khối lượng là 10 gam tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư còn lại 8,4 gam chất rắn. Phần trăm về khối lượng của CuO và Cu trong hỗn hợp lần lượt là:	
A. 84%; 16%	B. 50%; 50%	C. 16%; 84%	D. 40%; 60%
Câu 4: Cứ 0,1 mol oxit sắt FexOy tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 1M. Công thức phân tử của oxit sắt là:	A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. ko xác định được
Câu 5: Cho 9,4 gam kali oxit tác dụng với nước thu được 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:	A. 0,2 M	B. 0,3 M	C. 0,4 M	D. 0,5M
Câu 6: Cho 6,5 gam bột kẽm vào dung dịch CuSO4 dư đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kim loại thu được là: 	A. 6,4 gam	B. 4,6 gam 	C. 3,2 gam 	D. 6,5 gam
Câu 7: Khối lượng bột sắt cần dùng để phản ứng vừa đủ với 6,72 lít khí clo (đktc) là:
	A. 12,2 gam	B. 11,2 gam	C. 13,4 gam	D. 14,2 gam
Câu 8: Cho 11,2 gam hỗn hợp gồm Cu và Mg vào dung dịch axit HCl thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng của kim loại Mg và Cu lần lượt là:
	A. 1,6 g Mg; 9,6 g Cu	B. 9,6 g Mg ; 1,6 g Cu
	C. 4,8 g Mg; 6,4 g Cu	C. 6,4 g Mg; 4,8 g Cu
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M. Cho lượng m gam X như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư còn lại 1,12 gam chất rắn. Giá trị của m là:	A. 0,54 gam	B. 1,3 gam 	C. 2,24 gam	D. 3,36 gam
Câu 10: Cho 0,5 mol bột Cu vào dung dịch axit sunfuric đặc, nóng đến phản ứng hoàn toàn. Thể tích khí thu được (đktc) là:
	A. 11,2 lít khí H2	B. 22,4 lít khí SO2
	C. 11,2 lít khí SO2	D. 22,4 lít khí H2
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm 0,5 mol Al và 0,5 mol Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư. Thể tích khí thu được (đktc) là:
	A. 33,6 lít	B. 0 lít 	C. 22,4 lít 	D. 28 lít
Câu 12: Cho 12 gam kim loại X ( hóa trị II) tác dụng với khí clo dư tạo thanh 47,5 gam muối. X là kim loại:	A. Mg	B. Ba	C. Fe	D. Ca
Câu 13: Cho 18,9 gam bột nhôm vào dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc kết tủa, nung ngoài kktoiws khối lượng không đổi thu được cất rắn X. Khối lượng của X là:
	A. 18,9 gam 	B. 54,6 gam	C. 35,7 gam	D. 37,5 gam
Câu 14: Kim loại M có hóa trị I. Cho 5,85 gam kim loại này tác dụng hết với nước sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). M có NTK là:	A. 7 đvC	B. 23 đvC	C. 39 đvC	D. 85 đvC
Câu 15: : Cho 1,4 gam kim loại X ( hóa trị II) tác dụng với dung dịch HCl thu được 0,56 lít H2 (đktc). X là kim loại:	A. Mg	B. Zn	C. Fe	D. Ni
Câu 16: Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,3 gam muối khan. Giá trị của m là:
	A 116 gam	B. 126 gam	C. 146gam 	B. 156 gam
Câu 17: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với hỗn hợp gồm 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A, dung dịch B và khí C. Cho C đi qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 5,32 gam	B. 3,52 gam	C. 2,35 gam	D. 2,53 gam
Câu 18:Cho 8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tavs dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít khí

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_dang_trac_nghiem_hoa_9.doc