Chương trình ôn tập Ngữ văn 8

doc 20 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1247Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình ôn tập Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình ôn tập Ngữ văn 8
CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP NGỮ VĂN 8
Bài 1:
KIỂN THỨC VỀ VĂN TỰ SỰ
1. BÀI VĂN TỰ SỰ HAY
Đề bài: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Bài làm:
Năm nay tôi đã là học sinh lớp 8, được biết thêm bao bạn bè mới, thầy cô giáo mới, được học nhiều điều hay hơn, tôi cảm thấy thật thích thú. Khi được học văn bản "Tôi đi học" (sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8), được tìm hiểu về những cảm xúc của chính nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học, tôi chợt nghĩ lại về buổi khai giảng năm học mới năm tôi mới vào lớp 1.
Đã bao năm trôi qua nhưng cảm xúc ấy vẫn không thể nào xóa nhòa trong tâm trí tôi. Buổi sáng thức dậy, mẹ đã sắp xếp đầy đủ sách vở vào balô cho tôi. Khi đã hoàn tất những "thủ tục" của buổi sáng, tôi bắt đầu theo chân mẹ đến trường. Thế rồi mẹ đi trước, tôi bước theo sau, lạ lùng ngắm nhìn mọi cảnh vật xung quanh mình với cặp mắt mở to, lạ lùng. Vào cái lúc đó, tôi chẳng nghĩ được gì hơn ngoài việc cứ níu tay mẹ và đi đến trường.
Chẳng mấy chốc, ngôi trường tiểu học đã hiện ra trước mắt tôi. Trông nó thật rộng và đẹp. Tất cả bức tường ở phía ngoài đều được sơn màu vàng, sáng rực lên. Tôi và mẹ đi xung quanh những bồn hoa của trường. Oa! Nhiều hoa thật đó! Những bông hoa cúc vàng đang nở xòe ra, nổi bật ở giữa là khóm hoa đồng tiền màu đỏ tươi. Tôi lần lượt ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Các anh chị học sinh lớp trên mặc những bộ quần áo đồng phục của trường màu trắng và thắt khăn quàng đỏ trông thật nghiêm trang. Còn tôi (và các bạn của tôi nữa) đều mặc những trang phuc mà chúng tôi cho là đẹp và lịch sự nhất. Tôi đánh nhanh cặp mắt nhìn mọi phía và phát hiện ra Ngọc – cô bạn duy nhất học cùng tôi từ hồi mẫu giáo đang đi cùng mẹ ở phía gần cổng trường. Tôi thả tay mẹ và chạy về phía ấy. Ngọc cũng đã thấy tôi và vẫy tôi lại. Rồi tôi và Ngọc cùng nhau bắt đầu cuộc hành trình “dạo quanh sân trường”.
Hồi trống đầu tiên vang lên, mẹ nhanh chóng đưa tôi chiếc mũ calô màu trắng và chỉ cho tôi hàng của lớp mình. Các bạn tôi, ai nấy đều ngơ ngác. Có đứa đã khóc oà lên vì một chút sự nhút nhát đang dần xâm chiếm lấy mình. Được biết thêm nhiều bạn mới, tôi thích lắm. Tiếng cô giáo hiệu trưởng đang dõng dạc tuyên bố trên bục giảng. Ở dưới sân trường, chúng tôi ngồi im phăng phắc, lắng nghe. Cuối cùng, sau những tiết mục văn nghệ kết thúc, cô giáo cho chúng tôi vào lớp.
Lớp học của chúng tôi là lớp học đầu tiên của dãy nhà tính từ văn phòng trở lại. Lớp học được trang trí với đủ các loại tranh ảnh khác nhau, chỉ ít hơn lớp mẫu giáo của tôi khoảng vài bức. Nhưng với tôi, lớp học vẫn quen thuộc như tôi đang ngồi học ở lớp mẫu giáo vậy. Chính vậy, tôi chẳng lạ lẫm hay ngạc nhiên khi bước vào lớp học mới. Bạn ghế được kê thẳng tắp. Bàn học của chúng tôi còn có chỗ để treo cặp và ngăn bàn để sách vở nữa. Bao nhiêu thứ trong đó đã cùng tôi bắt đầu bài học đầu tiên.
Bài học của chúng tôi bắt đầu là môn Tập đọc. Đó là môn học cũng tương tự như đọc các văn bản ở trường trung học. Lớp tôi ê a đọc những chữ cái đầu tiên: A; Ă; Â; B; C;. Giọng đọc ngây thơ và non nớt cất lên, trông chúng tôi như những chú chim non lần đầu tiên cất lên tiếng hót. Những chú chim nhỏ đó đang ước mơ chinh phục bầu trời. Cũng như chúng tôi đang ước mơ chinh phục biển cả tri thức mênh mông với bao nhiêu sóng gió. Tôi nhận ra mình thực sự đã trở thành một cô bé “sinh viên lớp 1”. Hiểu được điều đó, tôi đã tự nhủ với mình rằng: phải cố gắng học tập để xứng đáng với những gì mà bố mẹ tôi đã vất vả có được để cho tôi được đi học như ngày hôm nay.
Trở về nhà với bao cảm xúc mới lạ. Tôi vui vẻ kể lại cho cả nhà nghe chuyện ở trường, lớp. Đến bây giờ, khi đã lớn rồi, tôi không còn nhớ mình đã kể những gì với cả nhà. Chỉ nhớ rằng, cả nhà tôi đã cười rất vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc. Tôi tự nhủ với mình: khi đã lớn khôn rồi, tự tôi sẽ biết ý thức mình, cố gắng học tập để vun đầy tương lai của chính mình.
2. Tìm hiểu bài văn:
- Lời kể?
- Nhân vật?
- Diễn biến?
- Ý nghĩa?
3. Bài tập”
 - Xây dựng dàn bài cho bài văn?
- Sự việc trong văn tự sự? Nhân vật trong văn tự sự?
- Cốt truyện? Tình huống truyện?
..
Bài 2: BÀI TẬP VIẾT LỜI VĂN 
I. Bài tập viết lời giới thiệu nhân vật 
1. Lí thuyết: Có 3 kiểu: lời giới thiệu lai lịch, hoàn cảnh xuất hiện nhân vật; lời miêu tả ngoại hình; lời miêu tả tính cách 
- Viết lời giới thiệu lai lịch, hoàn cảnh xuất hiện nhân vật
 Kiểu VBTS chủ yếu là kể nhân vật và kể việc, trong đó nhân vật là yếu tố có ý nghĩa quan trọng. Nói đến nhân vật trong văn học là "nói đến những con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học Đó là những nhân vật có tên, không tên.... có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm.". Người kể chuyện thường giới thiệu với người đọc những thông tin chính về lai lịch, hoàn cảnh xuất hiện nhân vật: tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh sống.... Những thông tin này thường xuất hiện trong phần mở đầu câu chuyện, nhưng cũng có khi xuất hiện trong phần triển khai câu chuyện; được giới thiệu bằng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, tùy thuộc vào cách chọn lựa ngôn ngữ kể, lời kể của người viết cũng như nội dung câu chuyện.
Ví dụ: 
 Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pỏ Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lớn, cô ấy cũng cói mặt, mặt buồn rười rượi.
Nhà văn Tô Hoài đã mở đầu tác phẩm của mình qua lời văn giới thiệu trực tiếp về nhân vật, trong hoàn cảnh sống: khi đã về làm dâu cho nhà thống lý Pỏ Tra. Số phận nhân vật cũng đã được hiện ra thật ấn tượng: "Lúc nào cũng cói mặt, mặt buồn rười rượi". Tuy giới thiệu trực tiếp về nhân vật, có cảnh ngộ, có thân phận nhưng lại giấu tên, khiến người đọc hồi hộp, dõi theo và đoán định. Để rồi, "hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm". 
Lời văn trong đoạn mở đầu xuất hiện các từ ngữ chỉ địa điểm, các tính từ miêu tả trạng thái của nhân vật, có tác dụng tái hiện chân dung đầy thân phận của Mị. Cách mở đầu câu chuyện như thế là một sáng tạo độc đáo của nhà văn, khiến độc giả ngay từ đầu đã bị cuốn hút vào câu chuyện.
Lời giới thiệu nhân vật thường đa dạng: giới thiệu nhân vật chính ngay từ đầu (Con Rồng, cháu Tiên); giới thiệu nhân vật phụ trước, nhân vật chính sau (Sọ Dừa); giới thiệu đồng thời nêu hoạt động, đặc điểm của nhân vật chính (Đẽo cày giữa đường); giới thiệu nhân vật kết hợp với sự việc
Khi viết lời giới thiệu nhân vật, cần chú ý các yêu cầu và thao tác sau:
- Xác định nhân vật cần giới thiệu.
- Xác định vị trí của lời giới thiệu (lời giới thiệu nhân vật trong phần mở bài hay thân bài). 
- Lựa chọn các kiểu câu phù hợp để giới thiệu về nhân vật, đặc biệt là các kiểu câu trần thuật sử dụng từ là, có.
 Bài tập:
 1. Người ấy (bạn, người thân, thầy, cô giáo) sống mãi trong lòng tôi
2. Anh con trai lão Hạc trong ngày trở về.
Hãy viết lời giới thiệu về lai lịch, hoàn cảnh xuất hiện các nhân vật cho các đề bài trên. 
- Viết lời miêu tả ngoại hình
Nhân vật không chỉ được hiện lên qua số phận, hoàn cảnh, lai lịch và qua mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác trong câu chuyện mà còn được hiện lên qua ngoại hình. "Ngoại hình là một khái niệm chỉ chân dung, diện mạo, cử chỉ, tác phong, y phục tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của một nhân vật".
Miêu tả ngoại hình là một biện pháp để thể hiện nhân vật. Trong mỗi thời đại, ở mỗi phương pháp sáng tác, ngoại nhân vật hình được miêu tả bằng những cách thức khác nhau. Văn học dân gian khi xây dựng nhân vật thường ít chú ý nhiều đến ngoại hình. Trong văn học trung đại, ngoại hình nhân vật thường mang tính chất ước lệ, công thức tiêu biểu cho từng tầng líp người trong xã hội như: "minh quân lương tướng", "tài tử giai nhân", "ngư tiều canh mục" Đến văn học hiện đại, ngoại hình nhân vật thường được các nhà văn xây dựng với nhiều dáng vẻ khác nhau, chân thực và cụ thể hơn. Chẳng hạn, nhân vật Chí Phèo sau khi ở tù ra với "cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!" - một dạng ngoại hình của kiểu nhân vật "lưỡng tính". Đó có thể là cách miêu tả những con vật – một kiểu nhân vật khá đặc biệt trong sáng tác của Tô Hoài: "Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lờu nghờu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu mà mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ" 
Thông thường, ngoại hình thường thống nhất với tính cách nhân vật, nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Chẳng hạn, nhân vật lão Hạc - người có thân hình nhỏ thó, gầy guộc - nhưng lại có tâm hồn cao thượng, giàu lòng tự trọng, thương con. Người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) có bộ mặt rỗ, xấu xí, thô kệch nhưng là người sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con và sẵn sàng nhẫn nhịn, hy sinh tất cả cho chồng con. 
Khi thực hiện kiểu bài tập viết lời văn miêu tả ngoại hình nhân vật, cần định hướng các thao tác:
- Nhân vật được miêu tả về ngoại hình là nhân vật nào trong tác phẩm? 
- Lùa chọn các từ ngữ, các kiểu câu; cách thức sử dụng ngôn ngữ khi miêu tả ngoại hình nhân vật như: các tính từ miêu tả, lối so sánh, liên tưởng, tưởng tượng; các kiểu câu dài, liệt kê...
- Lời văn miêu tả ngoại hình nhân vật phải phù hợp với nhân vật và với chủ đề câu chuyện.
Bài tập: 
1. Dùa vào hình vẽ và nội dung câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, em hãy viết lời văn miêu tả ngoại hình ông lão bằng sự tưởng tượng của mình.
2. Hình ảnh thầy Ha Men.
Viết lời miêu tả ngoại hình nhân vật cho đề bài trên bằng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
- Viết lời miêu tả tính cách nhân vật
Cùng với việc miêu tả ngoại hình, miêu tả tính cách nhân vật cũng là một cách thức để người viết tái hiện cuộc sống và thể hiện chủ đề câu chuyện. Bởi, nhân vật trong tác phẩm tự sự, dù là người thực, việc thực hay hư cấu, tưởng tượng đều luôn gắn với những tính cách riêng, cụ thể, giúp người đọc phân biệt sự khác nhau giữa các nhân vật trong câu chuyện. Tuy nhiên, cách miêu tả tính cách nhân vật thường mang dấu Ên thời đại và phương pháp sáng tác. Chẳng hạn, với các tác phẩm tự sự dân gian, tính cách nhân vật được khai thác ở mức độ đơn giản và chủ yếu được bộc lé qua cử chỉ, hành động. Trong truyện hiện đại, tính cách nhân vật được bộc lé sinh động, phong phú và đa dạng hơn: qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại, các chi tiết miêu tả môi trường sống...
 Việc tái hiện nhân vật bằng lời miêu tả tính cách là một yêu cầu khó. Bởi, dạng bài tập này đòi hỏi phải có sự phát hiện, tư duy, tổng hợp tất cả các tri thức, kỹ năng liên qua đến kiểu VBTS và phải có vốn sống phong phú mới có thể hình dung và thể hiện được tính cách nhân vật. Vì vậy, chỉ nên yêu cầu HS thực hiện bài tập này ở mức độ đơn giản, hoặc nên áp dụng ở giai đoạn 2. 
Khi hướng dẫn thực hiện kiểu bài tập viết lời văn miêu tả tính cách nhân vật, cần lưu ý các thao tác:
- Cắt nghĩa ở mức độ đơn giản các khái niệm: nội tâm, độc thoại nội tâm, đối thoại. Các khái niệm này đều hướng tới mục đích thể hiện tính cách nhân vật nhưng lại khác nhau trong cách thức sử dụng ngôn ngữ.
- Hình dung những nét tính cách chung, tiêu biểu nhất của nhân vật. Trên cơ sở đú, lựa chọn những từ ngữ, các kiểu câu để khắc họa các nét tính cách tiêu biểu đó. Đó là các động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng thái, các câu trần thuật có tác dụng miêu tả hành động, việc làm, suy nghĩ thể hiện tính cách nhân vật.
+ Thể hiện tính cách nhân vật bằng hình thức độc thoại nội tâm
Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, trang phục... Người viết dùng lời văn để giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về nhân vật ở các phương diện khác nhau. Bài tập viết lời giới thiệu, miêu tả về lai lịch, hoàn cảnh, số phận nhân vật hoặc miêu tả ngoại hình nhân vật được sử dụng chủ yếu ở lớp 6, lớp 7. Nhưng đến lớp 9, cần cho HS biết cách xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm. 
"Độc thoại là hình thức giao tiếp hướng đến bản thân mình, mà không tính đến phản ứng của người đối thoại. Độc thoại được đặc trưng bởi một cú pháp phức tạp hơn và thể hiện một nội dung theo chủ đề rộng hơn, đa dạng hơn so với đối thoại" 
Tuy "cùng hướng đến bản thân mình" nhưng trong độc thoại có hai hình thức: độc thoại thành lời và độc thoại chỉ diễn ra trong suy nghĩ - độc thoại nội tâm. Hình thức độc thoại nội tâm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện thế giới nội tâm con người, đặc biệt là con người hiện đại.
Ví dụ:
Ông Hai cói gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường. Mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm, chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, thấy tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được hiện lên sinh động qua các hành động, ý nghĩ, đặc biệt là qua các câu văn: "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư? Khèn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Đây là những câu ông Hai tự hỏi mình. Những câu hỏi không được phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm và được biểu hiện cụ thể qua lời văn. Nhưng, những lời độc thoại nội tâm ấy lại thể hiện được tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai- một người nông dân giàu lòng tự trọng, gắn bó tha thiết với làng xóm, quê hương mình.
Khi thực hiện dạng bài tập này, cần định hướng một số thao tác sau đây:
- Xác định nhân vật trong câu chuyện.
- Xác định thời điểm để sử dụng hình thức độc thoại nội tâm.
- Lựa chọn các từ ngữ, các kiểu câu (chủ yếu là các câu hỏi, câu cảm), cấu trúc đoạn văn... phù hợp để viết lời văn thể hiện tính cách nhân vật bằng hình thức độc thoại nội tâm.
+ Thể hiện tính cách nhân vật bằng lời đối thoại
Nói đến đối thoại là nói đến ngôn ngữ của chính nhân vật. Thực ra, ngôn ngữ nhân vật thường gắn liền với nội tâm nhân vật. Nhưng khi nói đến các biện pháp miêu tả nhân vật, không nên đồng nhất nội tâm với ngôn ngữ nhân vật vì ngôn ngữ nhân vật không phải là phương tiện duy nhất để bộc lé nội tâm. Ngôn ngữ nhân vật không chỉ được sử dụng thể hiện nội tâm mà còn gắn liền với hành động nhõn vật cũng như các mối quan hệ khác của hệ thống tính cách trong tác phẩm. Do đó, thể hiện nhân vật bằng lời ăn, tiếng nói của nhân vật, nói rộng ra là bằng hình thức đối thoại là hình thức quan trọng khi xây dựng hoặc phân tích nhân vật. Rèn luyện năng lực viết lời văn sử dông hình thức đối thoại giữa các nhân vật sẽ trực tiếp thể hiện được mục đích, ý nghĩa này. Bởi:
Thứ nhất, HS sẽ có cái nhìn đa chiều, phong phú hơn về lời văn: lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời trực tiếp, lời gián tiếp...
Thứ hai, góp phần rèn luyện khả năng tư duy cho HS. Cụ thể hơn, việc nhận thức: tại sao lại phải tách câu chuyện thành các cuộc thoại, thành các phần khác nhau chính là cơ sở để phát triển tư duy HS toàn diện hơn.
Thứ ba, giúp HS sử dụng thành thạo các kiểu cõu: cõu kể, câu hỏi, câu cảm, câu miêu tả, câu bình luận, đánh giá tức là nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS. Mặt khác, việc rèn kỹ năng viết lời văn sử dụng hình thức đối thoại còn có khả năng tạo ra các tình huống giao tiếp có ý nghĩa trong việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, năng động của HS.
Khi thực hiện bài tập viết lời văn sử dụng hình thức đối thoại cần chú ý các thao tác sau:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và sử dụng linh hoạt các từ ngữ, các kiểu câu tỉnh lược, kiểu câu ngắn, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong quá trình viết lời văn thể hiện nội tâm nhân vật. 
- Lời đối thoại giữa các nhân vật phải phù hợp với mục đích, với tình huống giao tiếp, đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật. Nói cách khác, lời thoại giữa các nhân vật phải thể hiện được khả năng "cá tính hóa" nhân vật. Mỗi nhân vật sẽ có một cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ riêng.
- Cần chú ý đến các lượt lời trong đối thoại, từ đó, lùa chọn và sử dụng các cặp trao - đáp phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Đây là dạng bài tập khó. Vì thế, cần có sự phân hóa đối tượng HS để thực hiện bài tập này có hiệu quả.
+ Thể hiện tính cách nhân vật bằng hành động
"Hành động của nhân vật là các việc làm cụ thể của nhân vật trong quá trình ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của đời sống" . Như vậy, hành động nhân vật là khái niệm chỉ việc làm của nhân vật, là căn cứ thực tiễn nói lên tính cách nhân vật. Mặt khác, tính cách nhân vật bao giê cũng được hình thành và phát triển qua một quá trình. Hành động nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lé quá trình phát triển của bản thân tính cách mà còn là cơ sở thúc đẩy diễn biến của hệ thống cốt truyện trong tác phẩm. 
Ví dụ:
Hành động của An Dương Vương chém chết Mị Châu trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy là một hành động bi kịch nhưng lại thể hiện được ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với đất nước. An Dương Vương đã đặt ý thức về vận mệnh dõn tộc lên trên tình cảm cá nhân.
Hành động của Nhĩ trong Bến quê, khi nhờ anh con trai sang bên kia sông thể hiện niềm khát khao được đến với cái Đẹp. Hành động người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa vái lạy đứa con trai và vái lạy Phùng, Đẩu là biểu thị của nỗi đau đớn tuyệt vọng, đồng thời cũng là minh chứng cho tình yêu con, sự hiểu chồng, sự nhẫn nhịn...
Để triển khai dạng bài tập viết lời văn miêu tả hành động nhân vật, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hành động của nhân vật trong lời văn có thể được thể hiện qua ngôn ngữ người viết, tức là ngôn ngữ người kể chuyện (thuyết minh trực tiếp) nhưng cũng có thể được hiện lên qua ngôn ngữ của các nhân vật khác (thuyết minh gián tiếp). Cần có sự phân biệt đặc điểm ngôn ngữ này để lùa chọn lời văn thích hợp khi thể hiện hành động nhân vật.
- Các hành động của nhân vật triển khai trong lời văn phải nhất quán, phù hợp với tính cách nhân vật trong diễn biến câu chuyện.
- Lựa chọn các động từ, ngữ động từ, các kiểu câu miêu tả hành động... để thể hiện tính cách nhân vật.
..............................
 Bài 3 LỜI KỂ, NGÔI KỂ
1. Thay đổi lời giới thiệu nhân vật khi chuyển đổi ngôi kể và kết hợp hai ngôi kể
RLNL viết lời văn trong dạy học kiểu VBTS liên quan trực tiếp đến việc lùa chọn và sử dụng ngôi kể. Mặc dù cùng một nội dung nhưng chọn ngôi kể khác nhau (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba) sẽ tạo nên những kiểu lời văn khác nhau. Tương tự, chuyển đổi ngôi kể hay kết hợp cả hai ngôi sẽ dẫn đến sự thay đổi lời kể. Có điều việc thay đổi lời văn cho phù hợp với ngôi kể không chỉ ở vấn đề ngôi kể mà còn do hai yếu tố rộng hơn: người viết giả định và người đọc giả định. Cùng một đề tài nhưng người viết khác nhau, hướng đến những người đọc khác nhau thì lời văn cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hay nhưng vượt quá nhận thức và tư duy của HS THCS, vì điều đó liên quan đến điểm nhìn trong tự sự. Điều này cũng phù hợp với định hướng của SGV Ngữ văn 9: "Vấn đề điểm nhìn là vấn đề hay nhưng quỏ khú đối với HS lớp 9. GV nên tham khảo các nội dung trên (điểm nhìn), nhưng không cần thiết đi sâu, sa đà vào lí thuyết mà chủ yếu là giúp HS nhận diện được một số hình thức người kể chuyện, ngôi kể và ý nghĩa, tác dụng của các hình thức đó".
Hệ thống bài tập được chia thành hai kiểu dạng:
- Thay đổi lời giới thiệu nhân vật khi chuyển đổi ngôi kể.
- Thay đổi lời giới thiệu nhân vật khi kết hợp hai ngôi kể.
- Thay đổi lời giới thiệu nhân vật khi chuyển đổi ngôi kể
Hệ thống bài tập này được chia thành hai dạng:
- Thay đổi lời giới thiệu nhân vật khi chuyển ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất.
- Thay đổi lời giới thiệu nhân vật khi chuyển đổi ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba.
+ Thay đổi lời văn gi

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_VAN_TU_SU_LOP_8.doc