Ngày soạn 14 tháng 11 năm 2015 CHỦ ĐỀ 5: BÀI TẬP VỀ MUỐI NITRAT I..MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Nắm vững cấu tạo phân tử, tính chất vật lý,tính chất hoá học của muối nitrat.Phương pháp điều chế muối nitrat trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .Phương pháp nhận biết muối nitrat. 2.Kỹ năng: - Viết được các phương trình hoá học nhiệt phân muối nitrat -Nhận biết muối nitrat -Rèn kỹ năng giải các bài tập định lượng về phản ứng nhiệt phân muối nitrat ,phản ứng của các chất khử với hỗn hợp muối nitrat và a xit trong dung dịch điện ly . 3. Thái độ : Rèn luyện nghị lực học tập, tinh thần sáng tạo ,yêu khoa học . 4. Phát triển năng lực : Phát triển về tư duy hoá học ,năng lực phân tích ,tổng hợp ,năng lực vận dụng giải bài tập . II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Bài giảng phải chuẩn bị chu đáo về lý thuyết các dạng bài tập càn hướng dẫn ,số lượng bài tập phải dồi dào . 2.Học sinh: Ôn tập lại các bài học theo sách giáo khoa ,sách bài tập . III.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại ôn tập ,làm việc nhóm, phiếu học tập, xây dựng bảng ôn tập. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập nhiệt phân muối ni trat ,vận dụng phương trình ion rút gọn để giải bài tập IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: ( 2 phút).Kiểm tra sĩ số . 2.Chữa bài tập về nhà : (10 phút). 3. Giảng bài mới : Tiết 1: Hệ thống hoá kiến thức về muối nitrat Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo ,tính chất vật lý của muối nitrat . Muôi nitrat là muối của a xit nitric có dạng M(NO3)n ,tan mạnh trong nước ,điện ly mạnh trong nước .trong dung dịch loãng điện ly hoàn toàn Ví dụ : NaNO3→ Na+ + NO3- GV: cho học sinh ôn tập lại sách giáo khoa Hoạt động 2: Ôn tập lại tính chất hoá hoá học của muối ni trat 1. Phản ứng nhiệt phân : NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT . LÍ THUYẾT: Nhiệt phân muối nitrat của kim loại. - Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trước Mg: Muối nitrat Muối nitrit + O2 Ví dụ: 2NaNO3 2NaNO2 + O2 Ca(NO3)2 Ca(NO2)2 + O2 Lưu ý: Ba(NO3)2 BaO + 2NO2 + O2 - Nhiệt phân muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu: Muối nitrat Oxit kim loại + NO2 + O2 Ví dụ: Mg(NO3)2 MgO + 2NO2 + O2 2Fe(NO3)3 Fe2O3 + 6NO2 + O2 Chú ý: Khi nhiệt phân muối nitrat của sắt II (Fe(NO3)2) ta thu được oxit sắt (III) và NO2, O2. 2Fe(NO3)2 Fe2O3 + 4NO2 + O2 - Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu: Muối nitrat kim loại + NO2 + O2 AgNO3 Ag + NO2 + O2 Kết luận : muối nitrat ở nhiệt độ cao bị phân huỷ và thể hiện cả tính o xi hoá và tính khử ,người ta vận dụng phản ứng này để điều chế o xi trong phòng thí nghiệm . Hoạt động 3: phản ứng nhận biết ion NO3- 3Cu+ 8H+ + 2 NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4 H2O 2NO + O2 → NO2 Hoạt động 4: Ứng dụng của muối nitrat Các muối nitrat chủ yếu được dùng làm phân bón hoá học ( phân đạm) trong nông nghiệp ví dụ: NH4NO3, KNO3, Ca(NO3)2 Tiết 2: Bài tập về sự nhiệt phân của muối nitrat Vd 1: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn x gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít(đktc) . 1.viết các phương trình phản ứng xảy ra . 2. Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X. Hướng dẫn giải : 1.Phương trình hoá học của các phản ứng : 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2 ↑ x mol 0,5 x mol 2 Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 ↑ Y mol y 2y 0,5 y mol 2. Ta lập 2 phương trình đại số 85x + 188y = 27,3 và 0,5x +2y + 0,5y + 6,72/22,4= 0,3 Từ đó tính được hàm lượng % của mỗi muối Ví dụ 2: Nung hoàn toàn 54,2 g hỗn hợp NaNO3 và KNO3 thu được 6,72 lít (đktc) khí A. % khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 62,73. B. 37.26. C. 45,52. D. 54,48. Hướng dẫn giải : 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2 ↑ x mol 0,5 x mol 2KNO3 → 2KNO2 + O2 ↑ Y mol 0,5 ymol lập các phương trình đại số : 85x + 101y = 54,2 và 0,5x + 0,5y = 0,3 rồi giải tương tự như ví dụ 1 VD3: Nhiệt phân hoàn toàn m gam muối Cu(NO3)2 thu được chất rắn có khối lượng bằng (m -1,08) gam. Giá trị của m là: A. 1,88. B. 1,89. C. 1,80. D. 1,08. Hướng dẫn giải: 2 Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 ↑ X mol x mol 2x 0,5x mol Tổng khối lượng hai khí là: 92x + 16x = 1,08 gam suy ra x = 0,01 vậy khối lượng muối đồng nitrat là: 0,01 .188 = 1,88 gam .Chọn đáp án A VD4: : Nhiệt phân hoàn toàn 1,88g một muối nitrat của kim loại hoá trị II thấy thoát ra 0,56 lít hỗn hợp khí (đktc). Công thức của muối là: A. Zn(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Ni(NO3)2. D. Cu(NO3)2. Hướng dẫn giải : Xét 2 trường hợp : Trường hợp 1: M(NO3)2 → MO +2 NO2 +1/2 O2 Trường hợp 2: Chú ý: Khi nhiệt phân muối nitrat của sắt II (Fe(NO3)2) ta thu được oxit sắt (III) và NO2, O2. 2Fe(NO3)2 Fe2O3 + 4NO2 + O2gCách ggggiải thử trực tiếp : Để ý muối đồng nitrat có khối lượng mol = theo ví dụ 3 thể tích hai khí là 0,025 .22,4 = 0,56 lít (đktc) chọn đáp án D Tiết 3: Bài tập về tính o xi hoá của muối ni trat trong môi trường a xit Ví dụ 1: Cho 1,92 gam Cu vào 100 ml dung dịch chứa KNO3 0,16 M và H2SO4 0,4M, thấy sinh ra V lít ( đktc ) một chất khí có tỉ khối hơi so với hidro là 15. Hiệu suất phản ứng đạt 100%. V có giá trị là A. 0,2240 lít. B. 0,4480 lít. C. 0,3584 lít. D. 0,8960 lít. Hướng dẫn giải : khối lượng mol khí = 15.2 =30 suy ra khí đó là NO n Cu = 0,03 mol, n NO3- = 0,016 mol , nH+ = 0,08 mol 3Cu+ 8H+ + 2 NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4 H2O So sánh các giá trị 0,01; 0,008 rõ ràng 0,008< 0,01 tính theo ion nitrat V NO= 0,016.22,4 = 0,3584 lít . chọn đáp án C VD2 :Hỗn hợp bột A gồm Al và Cu. Chia A làm 2 phần bằng nhau. - Hòa tan phần một bằng dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8,96 lít một khí duy nhất. - Hòa tan phần hai bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí . Thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A là (Các thể tích khí được đo ở đktc). A. 45,76% Al và 54,24% Cu. B. 54,24% Al và 45,76% Cu. C. 29,67% Al và 70,33% Cu. D. 70,33% Al và 29,67% Cu. Hướng dẫn giải : chú ý Al không tác dụng với HNO3 đặc nguội Cu không tác dụng với HCl Hoạt động củng cố, hướng dẫn học ở nhà Bài tập về nhà : CHỦ ĐỀ 5 (MUỐI NITRAT) 1. Vận dụng thấp. Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 31,65 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Zn(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 20,3077. Khối lượng Zn(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 8,5g. B. 18,9g. C. 12,75g. D. 31,65g. Câu 2: Cho từ từ đến dư NH3 vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1mol AlCl3 và 0,1mol ZnCl2 đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 9,0g. B. 9,9g. C. 7,8g. D. 17,7g. Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 1,88g một muối nitrat của kim loại hoá trị II thấy thoát ra 0,56 lít hỗn hợp khí (đktc). Công thức của muối là: A. Zn(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Ni(NO3)2. D. Cu(NO3)2. Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp muối KNO3 và Fe(NO3)2 thu được 12,32 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 232/11. Giá trị của m là: A. 56,2. B. 28,9. C. 28,1. D. .. Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn m gam muối Cu(NO3)2 thu được chất rắn có khối lượng bằng (m -1,08) gam. Giá trị của m là: A. 1,88. B. 1,89. C. 1,80. D. 1,08. Câu 6: Nung hoàn toàn 54,2 g hỗn hợp NaNO3 và KNO3 thu được 6,72 lít (đktc) khí A. % khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 62,73. B. 37.26. C. 45,52. D. 54,48. Câu 7: Cần phải dùng bao nhiêu gam NaNO3 (chứa 15% tạp chất trơ) để điều chế được 300 g HNO3 6,3%? (Giả sư hiệu suất đạt 100%). A. 22,95. B. 28,33 C. 19,125. D. 30,0 Câu 8: Khi hòa tan 30,0 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,50 lit dung dịch axit nitric 1,00M thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định nồng độ mol của đồng (II) nitrat? (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). A. 0,01M. B. 0,31M. C. 0,49M. D. 0,3M. Câu 9: Cho 1,92 gam Cu vào 100 ml dung dịch chứa KNO3 0,16 M và H2SO4 0,4M, thấy sinh ra V lít ( đktc ) một chất khí có tỉ khối hơi so với hidro là 15. Hiệu suất phản ứng đạt 100%. V có giá trị là A. 0,2240 lít. B. 0,4480 lít. C. 0,3584 lít. D. 0,8960 lít. Câu 10: Hỗn hợp bột A gồm Al và Cu. Chia A làm 2 phần bằng nhau. - Hòa tan phần một bằng dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8,96 lít một khí duy nhất. - Hòa tan phần hai bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí . Thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A là (Các thể tích khí được đo ở đktc). A. 45,76% Al và 54,24% Cu. B. 54,24% Al và 45,76% Cu. C. 29,67% Al và 70,33% Cu. D. 70,33% Al và 29,67% Cu. 2. Vận dụng cao Câu 11.(CĐ – 2008)Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam. Câu 12. Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54g. Vậy khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 0,5g. B. 0,49g. C. 9,4g D. 0,94g Câu 13. Nhiệt phân hoàn toàn 4,7 gam muối nitrat của kim loại M thu được 2 gam chất rắn. Công thức của muối là. A. Pb(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. AgNO3. Câu 14. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư) thoát ra 0,56 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 2,62. B. 2,32. C. 2,22. D. 2,52. Câu 15. Cho 0.9mol Cu vào 400ml dd H2SO4 1M và NaNO3 1M. Số mol khí NO thu đựoc là: A. 0.2 B. 0.4 C. 0.6 D. 0.8 Câu 16. Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng: A. 0.56lit B. 1.12lit C. 1.17lit D. 2.24lit Câu 17. Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. Thể tích khí NO (ở đktc) bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là? A. 1,49lít B. 0,149lít C. 14,9lít D. 9,14 lít. Câu 18. Cho 1,92 g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là? A. 3,584lít B. 0,3584lít C. 35,84lít D. 358,4lít Câu 19. Phân huỷ hoàn toàn 18,8g muối nitrat của một kim loại hoá trị II, thu được 8g oxit của kim loại đó. Vậy kim loại chưa biết là: A. Mg B. Zn C. Cu D. Sn Câu 20 .Cho 25,9 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí NO (đktc). Nếu cho 25,9 gam X tác dụng hết với O2 thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 28,3. B. 40,3. C. 29,5. D. 33,1.
Tài liệu đính kèm: