Chủ đề 1 : L thuyết chung về amin – Những câu hỏi giáo khoa thường gặp

pdf 14 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2544Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề 1 : L thuyết chung về amin – Những câu hỏi giáo khoa thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 : L thuyết chung về amin – Những câu hỏi giáo khoa thường gặp
1 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
Chủ đề 1 : Lí Thuyết Chung Về Amin – Những Câu Hỏi Giáo Khoa Thường Gặp 
A. Lí thuyết chung về Amin : 
I. Các khái niệm liên quan đến Amin 
 Amin là hợp chất hữu cơ được tạo thành khi thay thế lần lượt các H trong phân tử NH3 bằng các 
hidrocacbon vd : CH3-NH2, CH3-NH-CH3, (CH3)3N, C6H5NH2,. 
 Bậc của amin = số gốc hidrocacbon liên kết trực tiếp với N hay là số H bị mất đi so với NH3 
 Phân loại Amin : có 2 cách 
o Theo gốc hidrocacbon : gốc no (amin béo), gốc không no, gốc thơm (amin thơm). Amin 
thơm thì nhóm amin bắt buộc gắn trực tiếp vào nhân thơm. 
o Theo bậc của Amin : bậc I, bậc II, bậc III 
 Đồng phân : xem chi tiết ở chủ đề 2 
 Danh pháp : 
o Tên gốc chức : tên gốc hidrocacbon + amin 
Vd : CH3-NH2 : metylamin, CH3 – NH – CH3 : đimetylamin,  
o Tên thay thế : theo bậc của amin 
 Bậc 1 : tên mạch cacbon chính + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin 
Vd : 
 Pentan – 2 – amin 
 Bậc 2,3 : N-tên nhánh + tên mạch cacbon chính + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin 
Vd : 
 N-metylhexan-3-amin N,N-etylmetylbutan-1-amin 
o Tên thông thường : 
 (Anilin) (Toludin) 
II. Tính chất vật lý của Amin 
 Các amin béo tan nhiều trong nước, độ tan giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. Các amin 
thơm hơi nặng hơn nước, ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong rượu, ete, benzen,... 
 Có 4 amin ở thể khí, có mùi khai là : metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin. Các amin 
béo còn lại ở thể lỏng hoặc rắn. Amin thơm thường ở dạng lỏng, không màu và trong không khí bị 
oxi hóa nên có màu nâu đen 
III. Tính chất hóa học của Amin 
1. Tính bazo của các amin 
 Amin gắn với các gốc đẩy electron (no) như các Ankyl thì tính bazo càng mạnh hơn NH3 
 Amin gắn với các gốc rút electron như C6H5- thì tính bazo càng yếu hơn NH3. Do nhóm –C6H5 rút 
electron làm mật độ electron của N trong –NH2 giảm nên tính bazơ của Anilin và đồng đẳng rất yếu 
→ không làm quỳ tím hóa xanh → đây gọi là ảnh hưởng của nhân thơm đối với nhánh –NH2 
 Ví dụ : (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < .< NaOH < Ba(OH)2 
 Trên lí thuyết (CH3)3N có tính bazo mạnh hơn (CH3)2NH nhưng amin bậc III chịu ảnh hưởng của sự 
cản trở trong không gian nên tính bazo yếu hơn amin bậc II 
2. Tác dụng với axit 
 CH3NH2 + HCl đặc CH3-NH3Cl (khói trắng) metyl amoniclorua 
 CH3NH2 + H2SO4 CH3-NH3HSO4 metyl amoni hidrosunfat 
 CH3NH2 + 2H2SO4 (CH3-NH3)2SO4 metyl amoni sunfat 
 CH3NH2 + CH3COOH CH3-NH3-OCO-CH3 metyl amoni axetat 
 C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl clohidrat anilin 
2 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
o Anilin là dung dịch đục (tách lớp). Nếu HCl dạng dung dịch thì tạo ra dung dịch phenyl 
amoni clorua trong suốt. Muốn tái tạo Anilin thì lấy phenyl amoni clorua tác dụng NaOH 
o Nếu HCl ở dạng khí thì sẽ tạo ra tinh thể muối 
3. Tác dụng với dung dịch muối 
 3CH3-NH2 + Fe(NO3)3 + 3H2O Fe(OH)3 ↓ + 3CH3-NH3NO3 
 Nâu đỏ 
 Tương tự như NH3 các amin cũng tạo phức chất tan với Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl 
 Vd : Khi sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch CuCl2 thì ban đầu xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu 
xanh lam, sau đó kết tủa Cu(OH)2 tan trong CH3NH2 dư tạo thành phức [Cu(CH3NH2)4](OH)2 màu 
xanh thẫm. 
2CH3NH2 + CuCl2 + H2O Cu(OH)2 + 2CH3NH3Cl 
Cu(OH)2 + 4CH3NH2 [Cu(CH3NH2)4](OH)2 
4. Tác dụng với HNO2 
 R-NH2 + HONO R-OH + N2 ↑ + H2O (t0 thường) 
 C6H5-NH2 + HONO + HCl C6H5N2+Cl- 
(NaNO2 + 2HCl) benzenđiazoni clorua 
5. Tác dụng với dẫn xuất Halogen (ANKYL HÓA) 
 R-NH2 + CH3I R-NH-CH3 + HI 
6. Phản ứng cháy của amin 
 CnH2n+3N + 
6 3
4
n  O2 nCO2 + 2 3
2
n  H2O + 1
2
N2 
7. Phản ứng thế vào nhân thơm 
 Ảnh hưởng của nhánh –NH2 với nhân thơm : Nhóm –NH2 đẩy electron làm mật độ electron ở vị trí 
o,p tăng lên nên anilin dễ tham gia phản ứng thế hơn benzen 
 + 3Br2 + 3HBr 
2,4,6-tribromanilin (↓ trắng) 
IV. Điều chế và ứng dụng của Amin 
1. Điều chế : 
 Các Amin no được điều chế bằng cách cho ankyl halogenua phản ứng với NH3 
o RX + NH3 R-NH2 + HX 
o 2RX + NH3 R – NH – R + 2HX 
 Các Amin thơm được điều chế bằng cách khử nitrobenzen bởi hidro mới sinh 
o C6H6 + HNO3 đặc C6H5NO2 + H2O 
o C6H5NO2 + 7HCl + 3Fe C6H5NH3Cl + 3FeCl2 + 2H2O 
o C6H5NH3Cl + NaOH C6H5NH2 + NaCl + H2O 
2. Ứng dụng : 
 Các ankyl amin dùng để tổng hợp các chất hữu cơ như polime,. 
 Anilin dùng trong công nghiệp phẩm nhuộm (azo, đen anilin), polime, dược phẩm, 
Phần học sinh ghi chú thêm 
..
..
..
..
..
..
..
.. 
3 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
B. Bài tập ví dụ : 
Câu 1 : Cho các chất sau đây, chất nào là amin ? 
A. C6H5NO2 B. NH4Cl C. CH3NH2 D. NH4NO3 
Câu 2 : Cho các amin sau đây : C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C2H5NH2, (C6H5)2NH, (C2H5)3N, 
CH2=CH-NH2. Số amin bậc I, II, III lần lượt là 
A. 3,2,3 B. 4, 2, 2 C. 2,2,4 D. 3,1,4 
Câu 3 (B-2011) : Amin và ancol nào sau đây cùng bậc ? 
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 
B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3 D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH 
Câu 4 : Cho công thức và tên gọi của amin. Đáp án nào đúng ? 
A. CH3NH2 : phenylamin C. C6H5NH2 : benzylamin 
B. C2H5NH2 : etylamin D. (CH3)3N : tetrametylamin 
Câu 5 : Có 4 amin no ở dạng khí và có mùi khai như NH3 là 
A. Metylamin, phenylamin, etylamin, toludin C. Đimetylamin, Trimetylamin, Đietylamin, Anilin 
B. Metylamin, anilin, toludin, etylamin D. Metylamin, Etylamin, Đimetylamin, Trimetylamin 
Câu 6 : Cho các nhận định sau, số nhận định đúng khi nói về amin là 
(1) Amin thơm thường ở dạng lỏng, không màu và để trong không khí bị oxi hóa có màu nâu đen 
(2) Anilin có tính bazo nên làm quỳ tím hóa xanh 
(3) Anilin và metylamin là đồng phân của nhau 
(4) Nhóm amin gắn với gốc no được amin béo, gắn với gốc thơm được amin thơm 
A. 1 đúng B. 2 đúng C. 3 đúng D. 4 đúng 
Câu 7 : Sắp xếp các chất sau đây theo chiều tăng dần tính bazo : (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, 
C2H5NH2 , NaOH, Ba(OH)2, (CH3)2NH 
A. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < NaOH < Ba(OH)2 
B. NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < NaOH < Ba(OH)2 < (C6H5)2NH < C6H5NH2 
C. NaOH < Ba(OH)2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < (CH3)2NH < (C6H5)2NH < C6H5NH2 
D. (C6H5)2NH > C6H5NH2 > NH3 > CH3NH2 > C2H5NH2 > (CH3)2NH > NaOH > Ba(OH)2 
Câu 8 : Cho các chất sau : amoniac (1), metylamin (2), phenylamin (3), xút (4), đimetylamin (5). Hãy sắp 
xếp chúng theo chiều giảm dần tính bazo 
A. (1) > (2) > (3) > (4) > (5) C. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) 
B. (4) > (5) > (2) > (1) > (3) D. (5) > (4) > (3) > (2) > (1) 
Câu 9 : Amin no được điều chế bằng cách 
A. Cho ankyl halogenua phản ứng với NH3 ở 1000C và xúc tác C2H5OH 
B. Khử hợp chất nitro bằng hidro mới sinh sẽ thu được amin no 
C. Cho NH3 phản ứng với HCl sẽ thu được amin no và cả amin thơm 
D. Tất cả các cách trên đều có thể tạo ra amin no 
Câu 10 : Amin thơm Anilin được điều chế bằng cách 
A. Cho ankyl halogenua phản ứng với NH3 ở 1000C và xúc tác C2H5OH 
B. Khử hợp chất nitrobenzen bằng hidro mới sinh sẽ thu được Anilin 
C. Cho NH3 phản ứng với HCl sẽ thu được amin no và cả amin thơm 
D. Tất cả các cách trên đều có thể tạo ra amin no 
Câu 11 : Bơm khí metylamin từ từ đến dư vào dung dịch CuCl2 sẽ thấy hiện tượng là 
A. Xuất hiện kết tủa màu xanh lam nhạt tăng dần đến cực đại và không có hiện tượng khác 
B. Xuất hiện kết tủa màu xanh thẫm tăng dần đến cực đại và không có hiện tượng khác 
C. Có kết tủa màu xanh lam nhạt tăng dần đến cực đại rồi kết tủa tan dần thành dung dịch xanh thẫm 
D. Xuất hiện kết tủa màu xanh thẫm tăng dần đến cực đại rồi kết tủa tan thành dung dịch trong suốt 
Câu 12 : Cho các chất sau : vinyl axetat, metanol, phenol, anilin, metylamin, benzen, etylamin, axit fomic, 
fomandehit, etanal, metan, etilen, đimetyl ete. Số chất làm mất màu dung dịch Br2 là 
A. 5 chất B. 6 chất C. 7 chất D. 8 chất 
Câu 13 : Phát biểu nào đúng về amin 
A. Amin thơm được dùng nhiều trong công nghiệp nhuộm màu, các ngành dược liệu, 
B. Đa số các amin đều ở thể khí và có mùi khai khó chịu như NH3 
C. Các amin đều có tính bazo mạnh và đều làm quỳ tím hóa xanh 
D. Anilin phản ứng với dung dịch Br2 làm xuất hiện kết tủa màu đen 
4 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
C. Bài tập tự luyện : 
Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon 
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin 
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm 
D. Metylamin ở thể khí và có mùi khai khó chịu như NH3 
Câu 2 : Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần 
lực bazơ là : 
A. (3) < (2) < (1) < (4) B. (2) < (3) < (1) < (4) C. (1) < (2) < (3) < (4) D. (4) < (1) < (2) < (3) 
Câu 3 : Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau ? 
A. Nhận biết bằng mùi C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 
B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 D. Dùng dung dịch HCl đặc để gần lọ CH3NH2 
Câu 4 : Nhóm có chứa chất không làm quỳ tím chuyển màu xanh là 
A. NaOH, NH3 B. NaOH, CH3NH2 C. NH3, CH3NH2 D. Anilin, H2O, NaCl 
Câu 5 (B-2007) : Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, 
ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 
Câu 6 : C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ? 
A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. Quỳ tím. 
Câu 7 : Phương pháp nào sau đây để phân biệt hai khí NH3 và CH3NH2 ? 
A. Dựa vào mùi của khí. C. Thử bằng quì tím ẩm. 
B. Thử bằng dung dịch HCl đặc. D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua dd Ca(OH)2 dư 
Câu 8 : Khi làm thí nghiệm xong với anilin, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm bằng dung 
dịch loãng nào sau đây? 
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Dung dịch NaCl 
Câu 9 : Để phân biệt các dung dịch : CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO không thể dùng 
A. quỳ tím, dung dịch HCl C. Quỳ tím, AgNO3/NH3 
B. dung dịch HCl, phenolphtalein D. Quỳ tím, Na kim loại 
Câu 10 (A-2012) : Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 
(5), biết C6H5- là gốc phenyl. Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là 
A. (3), (1), (5), (2), (4) B. (4), (1), (5), (2), (3) C. (4), (2), (3), (1), (5) D. (4), (2), (5), (1), (3) 
Câu 11 (B-2008) : Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là 
A. CH3NH2. B. CH3COOCH3. C. CH3OH. D. CH3COOH. 
Câu 12 : Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : 1. amoniac ; 2. anilin ; 3. etylamin ; 
4.đietylamin ; 5. kalihidroxit. 
A. 2 < 1 < 3 < 4 < 5 B. 1 < 5 < 2 < 3 < 4 C. 1 < 2 < 4 < 3 < 5 D. 2 < 5 < 4 < 3 < 1 
Câu 13 : Cho các chất phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím 
sang xanh là 
A. phenylamin. B. metylamin. C. axit axetic. D. phenol 
Câu 14 : Câu nào sau đây đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím ? 
A. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ C. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh 
B. Etylamin trong nước làm quỳ tím hóa xanh D. Dung dịch natriphenolat không đổi màu quỳ tím 
Câu 15 : Trong các chất: CH3CH2NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N và NH3. Chất có tính bazơ mạnh nhất là 
A. NH3 B. (CH3)3N C. (CH3)2NH D. CH3CH2NH2 
Câu 16 : Anilin có công thức là 
A. CH3COOH B. C6H5OH C. C6H5NH2 D. CH3OH 
Câu 17 : Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là 
A. Anilin B. Natri hiđroxit C. Natri axetat D. Amoniac 
Câu 18 : Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 
chất lỏng trên là 
A. Phenolphtalein B. dung dịch NaOH C. Dung dịch Br2 D. giấy quỳ tím 
Câu 19 : Cho các chất có cấu tạo như sau: (1) CH3 - CH2 - NH2 (2) CH3 - NH - CH3; (3) CH3 - CO - NH2 (4) 
NH2 - CO - NH2; (5) NH2 - CH2 – COOH ; (6) C6H5 - NH2; (7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5 - NH - CH3. Amin là 
A. (1); (2); (6); (7); (8) B. (1); (3); (4); (5); (6) C. (3); (4); (5) D. (1); (2); (6); (8) 
5 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
Chủ đề 2 : Công Thức Phân Tử - Công Thức Cấu Tạo - Đồng Phân Của Amin 
A. Lí thuyết chung : 
 Các amin mạch hở có công thức CnH2n+2-2a+kNk (a là số liên kết π, k là số nhóm –NH2) 
 Các amin no, mạch hở (amin béo) có công thức tổng quát là CnH2n+3N với n ≥ 1 
 Cách vẽ đồng phân của amin no mạch thẳng : vẽ theo bậc của amin 
o Bậc 1 : Vẽ các mạch cacbon có thể có, gắn nhóm amin lên các C chú ý đối xứng 
o Bậc 2 : Vẽ -NH- trước, cho bên trái 1C, còn lại cho qua bên phải (vẽ các mạch có thể 
có). Tăng dần bên trái thêm 1C (vẽ các mạch có thể), đến khi đổi xứng 2 bên dừng lại 
o Bậc 3 : Vẽ trước, cố định bên trái 1C, 2 nhánh còn lại làm giống bậc 2 
 Các đồng phân amin no thường gặp được tóm tắt theo sơ đồ sau 
 CH5N (M=31) C2H7N (M=45) C3H9N (M=59) C4H11N (M=73) C5H13N (M=87) 
 1 đồng phân 2 đồng phân 4 đồng phân 8 đồng phân 8.2 + 1 =17 đồng phân 
*CH5N 
*C2H7N 
*C3H9N 
....
*C4H11N 
....
....
....
....
*C5H13N 
....
....
....
....
→ Từ những thống kê trên ta thấy được rằng .. 
 Các amin thơm, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2n-5N với n ≥ 6 
 Đồng phân amin thơm vẽ giống đồng phân amin no mạch thẳng nhưng chú ý thêm đồng phân vị trí 
ortho, para, metha 
 Các đồng phân của amin thơm thường gặp : 
o C6H7N (1 đồng phân) 
o C7H9N (4 đồng phân) 
o C8H11N (14 đồng phân) 
6 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
B. Bài tập áp dụng : 
Câu 1 : CH5N có 1 công thức cấu tạo và tên gọi của nó là 
A. dimetylamin B. metylamin C. etylamin D. trimetylamin 
Câu 2 : Điều nào đúng khi nói về số đồng phân của C2H7N ? 
A. C2H7N chỉ có một công thức cấu tạo là C2H5NH2 với tên gọi là etylamin 
B. C2H7N chỉ có một công thức cấu tạo là (CH3)2NH với tên gọi là đietylamin 
C. C2H7N chỉ có một công thức cấu tạo là (CH3)2NH với tên gọi là trietylamin 
D. C2H7N có 2 CTCT là C2H5NH2 với tên gọi là etylamin và (CH3)2NH với tên gọi là đimetylamin 
Câu 3 : Tổng số đồng phân amin của C3H9N là 
A. 4 đồng phân B. 3 đồng phân C. 1 đồng phân D. 2 đồng phân 
Câu 4 : Số đồng phân amin bậc I của C3H9N là 
A. 1 đồng phân B. 3 đồng phân C. 2 đồng phân D. 4 đồng phân 
Câu 5 : Các đồng phân amin bậc I, II ,III của C3H9N lần lượt theo thứ tự 
A. 1 bậc I, 2 bậc II, 1 bậc III C. 2 bậc I, 2 bậc II, 0 bậc III 
B. 2 bậc I, 1 bậc II, 1 bậc III D. 4 bậc I, 0 bậc II, 0 bậc III 
Câu 6 : Tổng số đồng phân amin của C4H11N là 
A. 6 đồng phân B. 7 đồng phân C. 5 đồng phân D. 8 đồng phân 
Câu 7 : Số đồng phân bậc I của C4H11N là 
A. 5 đồng phân B. 6 đồng phân C. 4 đồng phân D. 8 đồng phân 
Câu 8 : Các đồng phân amin bậc I, II ,III của C4H11N lần lượt theo thứ tự 
A. 4 bậc I, 3 bậc II, 1 bậc III C. 4 bậc I, 2 bậc II, 2 bậc III 
B. 3 bậc I, 3 bậc II, 2 bậc III D. 3 bậc I, 4 bậc II, 1 bậc III 
Câu 9 : Tổng số đồng phân amin của C5H13N là 
A. 8 đồng phân B. 12 đồng phân C. 13 đồng phân D. 17 đồng phân 
Câu 10 : Số đồng phân amin bậc I của C5H13N là 
A. 6 đồng phân B. 5 đồng phân C. 4 đồng phân D. 8 đồng phân 
Câu 11 : Các đồng phân amin bậc I, II ,III của C5H13N lần lượt theo thứ tự 
A. 6 bậc I, 6 bậc II, 5 bậc III C. 7 bậc I, 6 bậc II, 4 bậc III 
B. 8 bậc I, 6 bậc II, 3 bậc III D. 8 bậc I, 5 bậc II, 4 bậc III 
Câu 12 : C6H7N có một đồng phân amin thơm, tên gốc chức và tên thông thường của hợp chất đó là 
A. Metylamin, toludin B. phenylamin, toludin C. phenylamin, anilin D. etylamin, anilin 
Câu 13 (CĐ 2010) : Số đồng phân amin thơm bậc I có công thức phân tử C7H9N là 
A. 3 đồng phân B. 4 đồng phân C. 5 đồng phân D. 2 đồng phân 
Câu 14 : Tổng số đồng phân amin thơm có công thức phân tử C8H11N là 
A. 8 đồng phân B. 9 đồng phân C. 10 đồng phân D. 12 đồng phân 
Câu 15 : Số đồng phân amin thơm bậc I có công thức phân tử C8H11N là 
A. 5 đồng phân B. 6 đồng phân C. 7 đồng phân D. 8 đồng phân 
Câu 16 : Công thức tổng quát của amin mạch hở là 
A. CnH2n+2-2a-kNk B. CnH2n+2-2a+kNk C. CnH2n+2-2a+2kN2k D. CnH2n+2-2a-2kN2k 
Câu 17 : Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là 
A. CnH2n+3N B. CnH2n+2N C. CnH2n+1N D. CnH2nN 
Câu 18 : Công thức tổng quát của amin mạch hở, có 1 π, đơn chức là 
A. CnH2n+2N B. CnH2n+1N C. CnH2n-2N D. CnH2n+3N 
Câu 19 : Công thức tổng quát của amin thơm đơn chức là 
A. CnH2n-5N (n ≥ 6) B. CnH2n-7N (n ≥ 6) C. CnH2n-5N (n ≥ 7) D. CnH2n-7N (n ≥ 7) 
Câu 20 : Cho các phát biểu sau, các phát biểu sai là 
(1) Có 4 amin thể khí có mùi khai như NH3 là : metylamin, etylamin, dimetylamin, trimetylamin 
(2) Công thức tổng quát của amin no đơn chức mạch hở là CnH2n+1N (n ≥ 1) 
(3) Khi bơm khí CH3NH2 vào dung dịch chứa FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa đen 
(4) C6H7N là một amin thơm có tên thông thường là phenylamin 
(5) Số đồng phân amin bậc I của C5H13N là 8 đồng phân 
(6) Các amin thơm thường ở dạng lỏng 
A. (1), (5), (6) B. (2), (3), (4) C. (1), (4), (5) D. (2), (3), (5) 
''Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố'' - Đặng Thùy Trâm 
7 
Tài liệu Hóa Học 12 (2014 - 2015) Biên Soạn : Bế Ngọc Sang 
Chuyên đề 2 : Amin – Amino Axit – Protein - Polime (lí thuyết và phân dạng bài tập) 
Chủ đề 3 : Các Dạng Bài Tập Tính Toán Liên Quan Đến Amin 
Dạng 1 : Bài toán đốt cháy Amin 
 Bước 1 : Lập công thức phân tử của Amin đem đốt cháy 
o Công thức tổng quát nhất của amin là CxHyNt (y ≤ 2x + 2 + t) 
o Công thức tổng quát của amin mạch hở là CnH2n+2-2a+kNk (a là số liên kết π, k là số nhóm –NH2) 
o Công thức tổng quát của amin no đơn chức mạch hở là CnH2n+3N (n ≥ 1) 
o Công thức tổng quát của amin thơm, đơn chức CnH2n-5Nk (n ≥ 6) 
 Bước 2 : Viết phương trình cháy 
o CxHyNt + 
y
(x + )
4
O2 xCO2 + 
y
2
H2O + 
2
t N2 
2 2 2O ph¶n øng CO H O
1n = n + n
2
o CnH2n+3N +
6 3( )
4
n  O2 nCO2 + 
2 3( )
2
n  H2O + 1
2
N2 2 2
H O CO
amin ph¶n øng
n - n
n = 
1,5
 Bước 3 : Tính toán theo yêu cầu 
 Một số điều cần chú ý về các bài toán đốt cháy hợp chất hữu cơ 
 H2O bị hấp thụ bởi các chất sau đây : P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2 khan, Na2O, K2O, BaO, CaO hay dung 
dịch kiềm như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 
 CO2 bị hấp thụ bởi các chất : Na2O, K2O, BaO, CaO hay dung dịch kiềm như NaOH, KOH, Ca(OH)2, 
Ba(OH)2 
 O2 bị hấp thụ bởi P 
 N2 không bị các chất nêu trên hấp thụ 
 khối lượng bình tăng : 
 Sự thay đổi khối lượng của dung dịch : 
o m vào = m sản phẩm cháy dẫn vào dung dịch (CO2, H2O,.) 
o m ra = m kết tủa + m khí thoát ra khỏi dung dịch 
o m dung dịch giảm thì ∆m dung dịch mang dấu “ - ” 
o m dung dịch tăng thì ∆m dung dịch mang dấu “ + ” 
 Một số lưu ý : Khi làm bài tập đốt cháy amin cần lưu ý rằng 
o Đốt cháy amin trong không khí thì lượng nito thu được là nNito = nNito/amin + nNito/kk 
o Nếu không thể lập được công thức tổng quát để viết pt cháy thì tính tỉ lệ nC : nH : nN 
o Tỉ lệ giữa số mol các chất khí hoặc hơi bằng tỉ lệ giữa thể tích của chúng 
 Bài tập dạng 1 
Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là 
 A. 3,1 gam. B. 6,2 gam. C. 5,4 gam. D. 2,6 gam. 
Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn 7,4g m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfAmin_lt_va_pdbt.pdf