TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 ( thiên nhiên phân hóa đa dạng – biểu đồ ) 0001: Càng về phía Nam A. nhiệt độ trung bình càng tăng B. biên độ nhiệt càng tăng C. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm 0002: Biên độ nhiệt quanh năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc A. gần chí tuyến B. có một mùa đông lạnh C. có một mua hạ có gió phơn Tây Nam D. câu A + B đúng 0003: Thiên nhiên nước ta có sự khác biệt giữa Bắc và Nam không phải do sự khác nhau về A. lượng bức xạ B. số giờ nắng C. lượng mưa D. nhiệt độ trung bình 0004: Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ A. địa hình B. khí hậu C. đất đai D. sinh vật 0005: Sự phân hóa địa hình: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo A. Bắc – Nam B. Đông – Tây C. độ cao D. câu A + B đúng 0006: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh B. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh C. cận xích đạo gió mùa D. nhiệt đới ẩm gió mùa đông lạnh 0007: Nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía bắc là ( oC ) A. 18 – 20 B. 20 – 22 C. 22 – 24 D. 24 – 26 0008: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Đồng Bằng Bắc Bộ 0009: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ nước ta là A. đới rừng gió mùa cận xích đạo B. đới rừng gió mùa nhiệt đới C. đới rừng xích đạo D. đới rừng nhiệt đới 0010: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần khí hậu phía Nam lãnh thổ nước ta A. quanh năm nóng B. không có tháng nào dưới 20oC C. có hai mùa mưa và khô rõ rệt D. về mùa khô có mưa phùn 0011: Sự khác nhau giữa thiên nhiên của các vùng núi theo Đông – Tây chủ yếu là A. độ cao của núi B. kinh tuyến C. hướng núi với sự tác động của các luồng gió D. câu A + B đúng 0012: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta A. vùng biển lớn gấp 3 lần phần đất liền B. thềm lục địa ở phía Bắc và phía Nam có đáy nông và mở rộng C. đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng D. thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu 0013: Biểu hiện chặc chẽ giữa vùng núi phía tây và vùng biển phía đông là A. nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông hồng, đồng bằng sông cửu long. Đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng B. dải đồng bằng ven biển miền trung hẹp ngang, đồi úi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ C. các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẻ, các cồn cát, đầm phá ở đồng bằng ven biển miền Trung là kết quả của hệ quả kết hợp giữa biển và vùng đồi núi phía Tây D. tất cả điều đúng 0014: Thiên nhiên vùng núi đông bắc khác với tây bắc ở điểm A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm C. màu đông lạnh đến sớm hơn chủ yếu do độ cao của địa hình D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình 0015: Sự khác nhau giữa mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió A. Tây Nam B. Đông Nam C. Tây Bắc D. tất cả điều đúng 0016: Vùng phía tây Bắc Bộ là nơi A. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trực tiếp và mạnh nhất B. ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển thổi vào C. có cây chịu lạnh ở cả địa hình thấp D. có một mùa đông lạnh không quá khô 0017: Khu vực nam vùng phía tây Bắc Bộ có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía đông Bắc bộ do nơi đây A. ít chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc B. Gió mùa Tây Nam đến sớm hơn. C. Gió mùa Đông Bắc đến muộn hơn. D. Chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn. 0018: Vùng phía đông Bắc Bộ là nơi: A. Trồng được các loài rau ôn đới ở đồng bằng. B. Lạnh chủ yếu do địa hình núi cao. C. Cảnh quan thiên nhiên ôn đới trên núi phổ biến nhiều nơi. D. Mùa đông lạnh và rất khô. 0019: Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là: A. Mùa mưa vào thu đông (từ tháng IX, X – I, II). B. Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X). C. Có một mùa khô sâu sắc. D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng. 0020: Loại cây nào sau đây thuộc loại cây cận nhiệt đới? A. Dẻ, re. B. Sa mu, pơ mu. C. Dẻ, pơ mu. D. Dầu, vang. 0021: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ ? A. Thú lớn I(voi, hổ, báo,...). B. Thú có lông dày (gấu, chồn,...). C. Thú có móng vuốt. D. Trăn, rắn, cá sấu,... 0022: Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ là do: A. Sự lùi dần về vị trí trung bình của dải hội tụ nội chí tuyến. B. Càng về nam càng xa chí tuyến Bắc bán cầu. C. Gió tây nam nguồn gốc nam bán cầu suy yếu dần. D. Sự lùi dần mùa mưa nói chung từ Bắc Bộ đến Trung Bộ. 0023: Đai cao nào không có ở miền núi nước ta; A. Nhiệt đới gió mùa chân núi. B. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi. C. Ôn đới gió mùa trên núi. D. Nhiệt đới chân núi. 0024: Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của: A. Khí hậu. B. Đất đai. C. Sinh vật. D. Câu A + C đúng. 0025: Đai cận nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình từ (m). A. 500 – 600. B. 600 – 700. C. 700 – 800. D. 800 – 900 0026: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao (m): A. Từ 600 – 700 đến 2.400. B. Từ 60 – 700 đến 2.500. C. Từ 600 – 700 đến 2.600. D. Từ 600 – 700 đến 2.700. 0027: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao (m): A. Từ 2.400 trở lên. B. Từ 2.500 trở lên. C. Từ 2.600 trở lên. D. Từ 2.700 trở lên. 0028: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là: A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C. B. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm. C. Tổng nhiệt độ năm trên 4.5000C. D. Câu A + B đúng. 0029: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi là: A. Đất đồng bằng. B. Đất feralit vùng đồi núi thấp. C. Đất feralit. D. Đất mùn alit núi cao. 0030: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi? A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. C. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit có mùn. D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi. 0031: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao (m): A. Dưới 600 – 700. B. Trên 600 – 700. C. Từ 600 – 700 đến 1.600 – 1.700. D. Trên 1.600 – 1.700. 0032: Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm: A. Mát mẻ, không có tháng nào trên 200C. B. Tổng nhiệt độ năm trên 5.4000C. C. Lượng mưa giảm khi trên cao. D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi. 0033: Đất chủ yếu ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là: A. Đất feralit trên đá vôi. B. Đất feralit trên đá badan. C. Đất feralit có mùn. D. Đất xám phù sa cổ. 0034: Đặc điểm khí hậu của đai ôn đới gió mùa trên núi là: A. Tổng nhiệt độ năm trên 4.5000C. B. Quanh năm rét dưới 150C. C. Nhiệt độ mùa đông trên 100C. D. Mưa nhiều, độ ẩm tăng. 0035: Đặc trưng của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bộ là: A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. Các dãy núi có hướng vòng cung. C. Đồng bằng nhỏ hẹp. D. Câu A + B đúng. 0036: Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. Tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam. B. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh. C. Có một màu khô và mùa mưa rõ rệt. D. Gió phơn Tây Nam hoạt động rất mạnh. 0037: Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán. B. Nhịp điệu mùa của khí hậu, sông ngòi thất thường, thời tiết không ổn định. C. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô. D. Động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán. 0038: Do địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế, nên thổ nhưỡng – sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm: A. Không có các loại thực vật và động vật cận nhiệt đới. B. Có đất mùn alit và đất feralit mùn với diện tích tương đối rộng. C. Có hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi. D. Không có hệ sinh thái rừng lá kim. 0039: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, vì miền này: A. Nằm gần Xích đạo. B. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. D. Chủ yếu có địa hình thấp. 0040: Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất sâu sắc, vì trong mùa này: A. Gió Mậu dịch nữa cầu Bắc thống trị. B. Gió Mậu dịch nữa cầu Nam thống trị. C. Gió Tây Nam vịnh Tây Bengan thống trị. D. Gió Đông Bắc hoàn toàn không ảnh hưởng. 0041: Đặc điểm cơ bản về địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Địa hình cao. B. Các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song hướng tây bắc – đông nam. C. Gồm các khối núi cổ, bề mặt sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan. D. Dải đồng bằng thu hẹp. 0042: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loại khoáng sản chủ yếu: A. Than, sắt, thiếc... B. Thiếc, sắt, ti tan... C. Dầu mỏ, bô xít, thiếc... D. Bo6xit, than, crôm... 0043: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Thời tiết không ổn định. B. Bão, lũ, trượt lở đất. C. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. D. Hạn hán, bão, lũ. 0044: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi A. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. Hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung. C. Đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển. D. Đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi. 0045: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có nhiều: A. Vịnh, đảo và quần đảo. B. Địa hình đá vôi. C. Cao nguyên badan. D. Núi cao và núi trung bình. 0046: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Than đá và apatit. B. Dầu khí và bôxit C. Vật liệu xây dựng và quặng sắt. D. Thiếc và khí tự nhiên. Thời kì Tốc độ tăng GDP trung bình Thời kì Tốc độ tăng GDP trung bình 1977 – 1980 0,2 1991 – 1995 8,2 1981 – 1985 6,4 1996 – 2000 7,0 1986 – 1990 4,5 2001 – 2005 7,5 0047: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc đọ tăng trưởng GDP bình quân qua các thời kì là biểu đồ A. cột B. đường C. Miền D. cột chồng 0048: tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1977 – 2005 là A. tăng liên tục B. giảm liên tục C. Tăng trưởng thất thường D. thời kì đầu tăng chậm, thời kì sau tăng nhanh 0049: nguyên nhân tốc độ tăng trưởng bình quân không điều giữa các thời kì là do A. chính sách cấm vận của Hoa Kì B. nguồn vốn đầu tư nước ngoài không đều qua các thời kì C. đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi D. hoàn cảnh kinh tế - xã hội của các giai đoạn khác nhau 0050: tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì cao nhất và thấp nhất gấp A. 35 lần B. 38 lần C. 41 lần D. 45 lần Năm Tổng diện tích có rừng ( triệu ha ) Diện tích rừng tự nhiên ( triệu ha ) Diện tích rừng trồng ( triệu ha ) Độ che phủ ( % ) 1943 14,3 14,3 0 43,8 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2010 13,4 10,3 3,1 39,5 0051: biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 – 2010 A. cột B. đường C. Miền D. kết hợp 0052: từ năm 1943 đến năm 1983 diện tích rừng trồng ở nước ta A. giảm 0,2 triệu ha B. tăng 0,4 triệu ha C. giảm 0,3 triệu ha D. tăng 0,5 triệu ha 0053: tổng diện tích rừng ở nước ta từ năm 1983 – 2005 là A. giảm 6,2 triệu ha B. tăng 6,4 triệu ha C. giảm 6,3 triệu ha D. tăng 6,2 triệu ha 0054: tổng diện tích có rừng giảm đi làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi A. giảm 21,8 % B. giảm 22,7 % C. giảm 21,7 % D. giảm 22,8 %
Tài liệu đính kèm: