TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 ( thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tiếp theo – biểu đồ - atlat địa lí VN ) 0001: Độ ẩm không khí ở nước ta dao động khoảng ( % ) A. 60 – 100 B. 70 – 100 C. 80 – 100 D. 90 – 100 0002: Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta từ tháng A. 10 – 4 B. 11 – 4 C. 12 – 4 D. 1 – 4 0003: Gió thổi vào nước ta vào mùa đông là A. gió mùa Đông Bắc B. gió mâu dịch nửa cầu Bắc C. gió Tây Nam D. câu A + B đúng 0004: Gió thổi vào nước ta mang thời tiết lạnh, khô vào mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là A. gió Đông Bắc B. gió mậu dịch nửa cầu Bắc C. gió mậu dịch nửa cầu Nam D. gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan 0005: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ A. gió mậu dịch nửa cầu Nam B. gió mậu dịch nửa cầu Bắc C. gió Đông Bắc D. gió Tây Nam từ vịnh Bengan 0006: Đặc diểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta A. thổi liên tục suốt mùa đông B. chỉ hoạt động ở miền Bắc C. hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã D. tạo nên mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh ở miền Bắc 0007: Bản chất của gió mùa Đông Bắc là A. khối khí cực lục địa B. khối khí xích đạo ẩm C. khối khí vịnh Tây Bengan D. khối khí chí tuyến nửa cầu Nam 0008: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì A. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn B. gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải C. gió di chuyển về phía đông D. gió càng di chuyển về phía nam 0009: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta, thông thường vào thời gian nào A. tháng 5 – 7 B. tháng 6 – 7 C. tháng 7 – 9 D. tháng 8 – 10 0010: Điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta A. nhiều sông B. phần lớn là sông nhỏ C. ít phụ lưu D. mật độ sông lớn 0011: Chế độ nước sông ngòi theo mùa do A. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn C. trong năm có hai mùa khô và mưa D. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều 0012: Đặc điềm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta A. mạng lưới sông ngòi dày đặc B. sông ít nước C. giàu phù sa D. thủy chế theo mùa 0013: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là A. dòng chảy mạnh B. tổng lượng cát bùn lớn C. hệ số bào mòn nhỏ D. tạo thành nhiều phụ lưu 0014: Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì nước ta A. có diện tích đồi núi lớn B. có khí hậu nhiệt đới ẩm C. chủ yếu là đồi núi thấp D. trong năm có 2 mùa mưa và khô 0015: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất bazo dễ tan làm mất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm. Đó là quá trình hình thành ở vùng có khí hậu A. nhiệt đới khô B. nhiệt đới ẩm C. ôn đới hải dương D. ôn đới lục địa 0016: Nguyên nhân làm cho đất ở nước ta dễ bị suy thoái là do A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa 0017: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng A. ven biển B. đồng bằng C. vùng núi D. đồi 0018: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là A. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh B. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá C. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh D. rừng thưa nhiệt đới khô 0019: Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các họ cây nhiệt đới A. đỗ quyên B. đậu C. dâu tằm D. dầu 0020: Loài động vật nào sau đây không thuộc loài nhiệt đới A. chim trĩ B. gà lôi C. gấu D. khỉ 0021: Nền nhiệt ẩm cao tác động đến sản xuất nông nghiệp ở khía cạnh A. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi B. tính mùa vụ của sản xuất C. phòng trừ dịch bệnh D. câu A + B đúng 0022: Các hoạt động của giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng chủ yếu trực tiếp của A. sự phân mùa khí hậu B. độ ẩm cao của khí hậu C. các hiện tượng: dông, lốc, mưa đá,..... D. tính thất thường của chế độ nhiệt ẩm 0023: Hoạt động của gió mùa với tính thất thường trong chế độ nhiệt ẩm đã gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp A. mùa mưa thừa nước mùa khô thiếu nước B. năm rét sớm, năm rét muộn C. năm ngập úng, năm hạn hán D. tất cả điều đúng 0024: Đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không phải biểu hiện ở A. quá trình feralit trong hình thành đất diễn ra mạnh mẽ B. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần nhiệt đới ẩm chiếm ưu thế C. quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra với cường độ lớn D. sông ngòi có nhiều ghềnh thác 0025: Thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ A. nhiệt ẩm B. mưa mùa C. gió mùa D. câu A + B đúng 0026: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hằng năm tiến ra biển gần trăm mét là do A. nằm ở hạ lưu các hệ thống sông lớn B. sông ngòi có lưu lượng nước lớn C. tốc độ dòng chảy chậm, thuận lợi cho sự lắng động phù sa D. xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền thượng lưu và bồi tụ nhanh chóng ở vùng hạ lưu 0027: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông dài 10km trở lên đã có A. 2360 sông B. 3260 sông C. 2630 sông D. 2036 sông 0028: Sông ngòi nước ta có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển hằng năm khoảng A. 150 triệu tấn B. 200 triệu tấn C. 250 triệu tấn D. 300 triệu tấn 0029: bảng số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất lúa ở nước ta từ 1995 – 2005. Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tạ/ha) 1995 6765,6 24963,7 36,9 1997 7099,7 27288,7 38,8 1999 7653,6 31393,8 41,0 2001 7492,7 32108,4 42,9 2003 7452,2 34568,8 46,4 2005 7326,4 35790,8 48,9 biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa từ năm 1995 đến 2005 A. biểu đồ Miền B. biểu đồ Tròn C. biểu đồ Cột D. biểu đồ Đường 0030: nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về sản lượng A. từ năm 1995 – 1999 sản lượng tăng ( 6430,1 nghìn tấn ) B. từ năm 2003 – 2005 sản lượng giảm ( 32334 nghìn tấn ) C. từ năm 1995 – 1999 sản lượng giảm ( 6430,1 nghìn tấn ) D. từ năm 1999 – 2003 sản lượng tăng ( 3175 nghìn tấn ) 0031: nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và diện tích A. sản lượng tăng nhanh và diện tích tăng chậm hơn B. sản lượng tăng chậm và diện tích tăng chậm hơn C. sản lượng có sự biến động và diện tích có xu hướng giảm D. sản lượng có sự tăng nhẹ và diện tích có sự biến động bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm từ 1981 – 2005. Năm 1981 1990 1995 1999 2003 2005 Diện tích (triệu ha) 5,56 6,04 6,77 7,65 7,45 7,33 Sản lượng (triệu tấn) 12,4 19,23 24,96 31,39 34,57 35,83 0032: năng suất lúa của nước ta ở năm 1990 là ( tạ/ha ) A. 31,82 B. 31,93 C. 31,83 D. 31,80 0033: nhìn chung tổng diện tích ở nước ta từ năm 1981 – 2005 có xu hướng tăng ( triệu ha ) A. 1,34 B. 1,68 C. 1,77 D. 1,47 0034: năng suất lúa của nước ta ở năm 2005 là ( tạ/ha ) A. 47,98 B. 48,89 C. 47,78 D. 48,88 0035: bảng số liệu: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 – 2005. Năm 1990 1993 1995 1997 1999 2002 2003 2005 Diện tích (ngàn ha) 6042,8 5659 6766 7100 7654 7504 7452 7329 Sản lượng (ngàn tấn) 19225,1 22837 24964 27289 31394 34447 34569 35833 Năng suất (tạ/ha) 31,8 40,4 36,9 38,4 41,0 45,9 46,4 48,9 biễu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong thời kỳ 1990 – 2005. A. biểu đồ Miền B. biểu đồ Tròn C. biểu đồ Cột D. biểu đồ Đường 0036: bảng số liệu: SL lương thực của các vùng nước ta năm 2005 (nghìn tấn). Các vùng Sản lượng lương thực Các vùng Sàn lượng lương thực ĐBS Hồng 6519,7 DH, Nam Trung Bộ 2451,3 Đông Bắc 3199,7 Tây Nguyên 1680,4 Tây Bắc 945,7 Đông Nam Bộ 1646,7 Bắc Trung Bộ 3691,7 ĐBS Cửu Long 19448,2 biễu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu SLLT của các vùng nước ta 2005. A. biểu đồ Miền B. biểu đồ Tròn C. biểu đồ Cột D. biểu đồ Đường 0037: câu nào sau đây chưa đúng khi nói về sản lượng lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc A. sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long cao hơn vùng Đông Bắc B. sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn vùng Đông Bắc C. sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long gấp 4 lần vùng Đông Bắc D. sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long sấp xỉ với vùng Đông Bắc 0038: sản lượng lương thực của vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ có sự chênh lệch nhau bao nhiêu ( nghìn tấn ) A. sản lượng lương thực của Bắc Trung Bộ so với Đông Nam Bộ nhiều hơn 2540 B. sản lượng lương thực của Bắc Trung Bộ so với Đông Nam Bộ nhiều hơn 2054 C. sản lượng lương thực của Bắc Trung Bộ so với Đông Nam Bộ nhiều hơn 2504 D. sản lượng lương thực của Bắc Trung Bộ so với Đông Nam Bộ nhiều hơn 2045 0039: nhìn chung tổng sản lượng lương thực của các vùng ở nước ta có sự chệnh lệch rõ rệt tập trung nhiều ở vùng A. đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ C. đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên 0040: bảng số liệu: GDP theo giá hiện hành phân theo KV KT năm 1995, 2000 & 2005 (tỉ đồng). 1995 2000 2005 Nông – Lâm – Thủy sản 51319,0 63717,0 76888,0 CN – Xây dựng 58550,0 96913,0 157867,0 Dịch vụ 85698,0 113036,0 159276,0 biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành KT nước ta các năm 1995, 2000 và 2005. A. biểu đồ Miền B. biểu đồ Tròn C. biểu đồ Cột D. biểu đồ Đường 0041: nhìn chung ta thấy tỉ trọng ngành nào chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta từ năm 1995 – 2005 A. Nông – Lâm – Thủy sản B. CN – Xây dựng C. Dịch vụ D. câu A + B đúng 0042: tổng phần trăm các ngành trong cơ cấu GDP phân theo ngành : Nông – Lâm – Thủy sản; CN – Xây dựng; Dịch vụ ( % ) A. 23,28 – 35,41 – 41,3 B. 35,41 – 23,28 – 41,3 C. 23,29 – 35,41 – 41,3 D. 41,3 – 35,41 – 23,29 0042: bảng số liệu về tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta thời kỳ từ 1960 – 1999 (‰) Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử 1960 46,0 12,0 1989 31,3 8,4 1965 37,8 6,7 1992 30,4 6,0 1970 34,6 6,6 1993 28,5 6,7 1976 39,5 7,5 1995 23,9 3,9 1979 32,5 7,2 1999 23,6 6,6 1985 28,4 6,9 biễu đồ thích hợp nhất tỉ suất sinh, tỉ suất tử và GTDSTN ở nước ta thời kỳ trên. A. biểu đồ Miền B. biểu đồ Tròn C. biểu đồ Cột D. biểu đồ Đường 0043: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của năm 1960 là ( %) A. 3,3 B. 3,4 C. 3,5 D. 3,6 0044: nhận xét nào sau đây chưa đúng khi nói về tỉ suất sinh và tỉ suất tử A. tỉ suất sinh cao hơn tỉ suất tử B. tỉ suất tử giảm 5,4 ( o/oo ) từ năm 1960 – 1999 C. tỉ suất tử cao hơn tỉ suất sinh D. tỉ suất sinh giảm 22,4 ( o/oo ) từ năm 1960 – 1999 0045: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm bao nhiêu ( % ) từ 1960 – 1999 là: A. giảm 1,5 B. giảm 1,6 C. giảm 1,7 D. giảm 1,8 0046: bảng số liệu: Tình trạng việc làm năm 1998 (đơn vị: nghìn người). Cả nước Nông thôn Thành thị Tổng số lao động 37407,2 29757,6 7649,6 Thiếu việc làm 9418,4 8219,5 1198,9 Thất nghiệp 853,3 511,3 345,0 biểu đồ thích hợp, thể hiện rõ nhất MQHệ giữa LLLĐ và số LĐ cần giải quyết VL của cả nước, khu vực Nông thôn và Thành thị năm 1998. A. biểu đồ Miền B. biểu đồ Tròn C. biểu đồ Cột D. biểu đồ Đường 0047: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết số thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 0048: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết biết số thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 0049: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết biết số thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 0050: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết biết số thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Tây Nguyên A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 0051: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết biết số thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 0052: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết biết số thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Đông Nam Bộ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0053: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta là A. Thanh Hóa B. Sơn La C. Gia Lai D. Nghệ An 0054: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước ta là A. Hà Nam B. Bắc Ninh C. Hưng Yên D. Đà Nẵng 0055: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết tỉnh, thành phố nào có số dân đông nhất là A. TP Hồ Chí Minh B. Hà Nội C. Thanh Hóa D. Nghệ An 0056: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết tỉnh, thành phố nào có số dân ít nhất là A.Đak Nông B. Kon Tum C. Lai Châu D. Bắc Kạn 0057: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào A.Đà Nẵng B. Khánh Hòa C. Lai Châu D. Quy Nhơn 0058: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào A.Đà Nẵng B. Quy Nhơn C. Lai Châu D. Khánh Hòa 0059: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào A. Thanh Hóa B. Sơn La C.Phú Yên D. Nghệ An 0060: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào A.Đà Nẵng B. Khánh Hòa C. Lai Châu D. Quy Nhơn 0061: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Nha Trang thuộc tỉnh nào A. Hà Nam B. Khánh Hòa C. Hưng Yên D. Đà Nẵng 0062: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào A. Phú Yên B. Hưng Yên C. Khánh Hòa D. Đà Nẵng
Tài liệu đính kèm: