Câu hỏi trắc nghiệm học kì II Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm học kì II Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm học kì II Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 12 – HỌC KÌ II (30 câu)
Câu I.6.1.a. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ vấn đề gì mà mình muốn.
B. tự do tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố trong cuộc họp.
D. tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến ở bất cứ đâu.
Câu I.6.2.a. 
Câu I.6.3.b. Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
B. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nơi đâu mà mình muốn.
C. Tự do ngôn luận là việc công dân dược tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.
D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.
Câu I.6.4.c. H mượn laptop của T nhưng chưa kịp trả. Vì cần lên mạng để tìm tư liệu viết bài gấp, T đã vào phòng H lấy lại máy khi H vắng nhà, T đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Không vi phạm, vì đó là máy của T nên T có quyền vào lấy.
Câu I.6.5.d. 
Câu I.7.6.a. Quyền bầu cử và ứng cử là
A. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.
D. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
Câu I.7.7.a. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó, nhân dân
A. thực thi dân chủ trực tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
B. thực thi dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
C. thực thi quyền tự do ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
D. thực thi quyền tự do ngôn luận ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
Câu I.7.8.a. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ thực hiện
A. dân chủ gián tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
B. dân chủ trực tiếp để bảo vệ mọi lợi ịch của công dân.
C. dân chủ trực tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
D. công bằng xã hội cho mọi công dân.
Câu II.7.24.b. Việc cử tri không tự viết được phiếu bầu phải nhờ người viết hộ, người viết hôn phải đảm bảo bí mật phiếu bầu. Sau đó cử tri phải tự mình bỏ phiếu, thể hiện nguyên tắc
A. phổ thông.	
B. bình đẳng.
C. trực tiếp.	
D. bỏ phiếu kín.
Câu II.7.25.b. Quy định người ốm đau, già yếu, tàn tật được tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri nhận phiếu và bầu, thể hiện nguyên tắc
A. phổ thông.	
B. bình đẳng.
C. trực tiếp.	
D. bỏ phiếu kín.
Câu II.7.26.b. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu hoặc lần hai của người đứng đầu cơ quan giải quyết khiếu nại thì họ có quyền chọn cách nào sau đây?
A. Kiện ra tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
B. Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.
C. Khởi kiện vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân.
D. Đề nghị truy cứu trách nhiệm dân sự với người giải quyết khiếu nại lần đầu.
Câu II.7.27.c. Sau ngày tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được bố mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Nguyên tắc phổ thông.
B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc trực tiếp.
D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Câu II.7.28.c. Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện
A. quyền khiếu nại.	
B. quyền dân chủ.
C. quyền nhân thân.	
D. quyền tố cáo.
Câu II.7.29.c. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi thi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện
A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.
B. quyền bình đẳng trong hội họp.
C. quyền dân chủ trực tiếp.
D. quyền dân chủ gián tiếp.
Câu II.7.30.d. Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Đồng tình với ý kiến của A.
B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
C. Khuyên A đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị X.
D. Lựa lời động viên chị X ở nhà.
Câu I.8.1.a. Công dân có quyền học ở các bậc học, từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học tập thường xuyên.
C. quyền học tập ở nhiều bậc học.
D. Quyền học tập theo sở thích.
Câu I.8.2.a . Việc học tập của công dân không bị phân biệt đố xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân
A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Bình đẳng về tời gian học tập.
D. Bình đẳng về hoàn cản gia đình
Câu I.8.3.b. Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm
A. giáo dục, bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân.
B. giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
C. đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người.
D. tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của công dân.
Câu I.8.4.c. Ông T quyết định cho H đang học lớp 5 nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm
A. quyền học tập của trẻ em.
B. quyền được phát triển của trẻ em.
C. quyền tự do của trẻ em.
D. quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.
Câu I.8.5.d. Một số bạn có học lực trung bình, không được xét tuyển vào trường đại học nào, đã tỏ ra bi quan và cho rằng họ không còn cơ hội học tập nữa. Em chọn phương án nào sau đây để giúp bạn cho phù hợp:
A. Khuyên các bạn chọn học một trường Cao đẳng hoặc Trung cấp phù hợp với khả năng của mình.
B. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất.
C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi.
D. Khuyên bạn năm sau thi lại.
Câu I.9.6.a. . Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
A. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
B. mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh.
C. công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền kinh doanh.
D. công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì.
Câu I.9.7.a. Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là
A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
B. lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh.
C. quyết định mặt hàng kinh doanh.
D. lựa chọn quy mô kinh doanh.
Câu I.9.8.a. Nội dung nào sau đây nói về hoạt động bảo vệ môi trường?
A. Nghiêm cấm hành vi phá hoại môi trường.
B. Công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
C. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
D. Không sử dụng công cụ hủy diệt các nguồn tài nguyên sinh vật.
Câu I.9.9.b. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp?
A. Cán bộ. công chức nhà nước.	
B. Sinh viên.
C. Người đang không có việc làm.	
D. Nông dân.
Câu I.9.10.b. Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?
A. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 Câu I.9.11.b. Trong bảo vệ môi trường thì việc làm nào sau đây có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ môi trường nước.	
B. Bảo vệ môi trường không khí.
C. Bảo vệ môi trường đất.	
D. Bảo vệ rừng.
Câu I.9.12.c. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q dự định sẽ mở quầy thuốc nhỏ bán dược phẩm. Nhưng Q băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện mở quầy thuốc không. Em sẽ chọn cách nào sau đây để giúp bạn?
A. Nói với Q, bạn đủ điều kiện mở quầy thuốc.
B. Nói với Q, trình độ văn hóa của bạn chưa đủ điều kiện để mở quầy thuốc.
C. Nói với Q, bạn chưa đủ tuổi mở quầy thuốc.
D. Nói với Q, có bằng trung cấp dược mới đủ điều kiện mở quầy thuốc nhỏ.
Câu I.9.13.c. Đầu năm học mới. P là học sinh lớp 12 tích cực tham gia học tập môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp mình tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em, ý kiến của bạn P là
A. không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập.
B. không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe.
C. không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật.
D. đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kỹ năng quân sự cần thiết để học sinh sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Câu I.9.14.c. Ông Th là chủ một trang trại lợn đã trộn chất Clenbuterol và Salbutamol (dùng chữa bệnh hen suyễn ở người) cho vào thức ăn của lơn. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho lợn nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Việc làm này của ông Th là
A. không vi phạm pháp luật.
B. không ảnh hưởng đến sức khỏe cùa người tiêu dùng.
C. vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi của pháp luật.
D. không vi phạm pháp luật, chỉ vi phạm đạo đức trong kinh doanh.
Câu I.9.15.d. Tốt nghiệp Trung học cơ sở, đã tham gia khóa đào tạo ngắn hạn về kinh doanh và đi làm thuê cho một số cửa hàng, anh T (đủ 18 tuổi), quyết định tự mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo em thì
A. anh T đã đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh.
B. anh T chưa đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh.
C. anh T còn ít tuổi chưa thể thực hiện tự do quyền kinh doanh.
D. anh T mới tốt nghiệp Trung học cơ sở, chưa có quyền tự do kinh doanh.
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_trac_nghiem_GDCD_12.docx