Tài liệu ôn tập thi THPT quốc gia Giáo dục công dân lớp 12 - Năm học 2016-2017

doc 242 trang Người đăng dothuong Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập thi THPT quốc gia Giáo dục công dân lớp 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập thi THPT quốc gia Giáo dục công dân lớp 12 - Năm học 2016-2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
TÀI LIỆU ÔN TẬP
THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Lưu hành nội bộ)
Tuyên Quang, tháng 11 năm 2016
KẾ HOẠCH DẠY ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - NĂM HỌC 2016-2017
1. Kế hoạch ôn tập
Số tiết 
Mục tiêu cần đạt
Tên tài liệu dạy thêm
30
- Luyện tập, Củng cố kiến thức môn GDCD. Phần công dân với pháp luật. 
- Rèn các kĩ năng nghiên cứu, tìm tòi, tự học trong môn GDCD.
- Biết giải quyết một số tình huống pháp luật trong đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan.
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD 12 – Bộ GDĐT(Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Văn Thắng, VũThị Lan Anh, Nguyễn Tất Thắng, Lưu Chí Đồng, Phạm Thị Thu Phương ) 
- Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật khác.
2. Nội dung, chương trình ôn tập
Tiết dạy
Nội dung (đầu bài mỗi tiết dạy)
Mục tiêu cần đạt
Tên tài liệu dùng cho bài dạy
1
2
Pháp luật và đời sống
- Nắm được PL là gì? các đặc trưng của PL và so sánh được giữa PL với đạo đức.
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của người khác theo chẩn mức PL
- Có ý thức tôn trọng PL, tự giác sống và học tập theo quy định của PL.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
3
Thực hiện pháp luật
- Nắm được KN THPL, các hình thức và các giai đoạn THPL.
- Giúp HS biết cách THPT phù hợp với lứa tuổi.
- Nâng cao ý thức thực hiện PL, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL, phê phán những hành vi trái PL.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
4
5
Thực hiện pháp luật
6
Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Hiểu được thế nào là công dân BĐ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí và tráchnhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL.
- Phân biệt được BĐ về quyền và nghĩa vụ với BĐ về trách nhiệm pháp lí
- Có ý thức tôn trọng quyền BĐ của công dân trước PL.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
7
8
9
Kiểm tra một tiết
- Nhằm đánh giá học sinh sau một thời gian học tập bài 1, 2 và bài 3.
- Thực hành kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tư duy dưới dạng các câu hỏi TNKQ
- Học sinh làm bài nghiêm túc.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống XH 
- Nêu được KN, ND quyền BĐ của CD trong: KD và trách nhiệm của NN trong việc đảm bảo TH quyền đó.
- Biết TH và NX việc TH quyền bình đẳng của CD trong các LV: KD, Liên hệ với pháp luật thuế.
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và 
các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
10
11
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống XH 
- Nêu được KN, ND quyền BĐ của CD trong: KD và trách nhiệm của NN trong việc đảm bảo TH quyền đó.
- Biết TH và NX việc TH quyền bình đẳng của CD trong các LV: KD, Liên hệ với pháp luật thuế.
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và 
các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
12
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Nắm được KN, ND, YN và CS của NN và PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Phân biệt được những việc làm đúng, sai trong việc thực hiện quyền giữc các DT và xử sự phù hợp với QĐ của PL
- ủng hộ CS của Đảng và PL của NN về quyền BĐ giữa các DT.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
13
Trả và chữa bài kiểm tra
- Củng cố kiến thức cơ bản của môn GDCD đã học từ bài 1, 3 và 3.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tra của học sinh
- Thái độ: Có ý thức làm bài GDCD một cách cẩn thận, tỉ mỉ
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
14
Kiểm tra một tiết
- Nhằm đánh giá học sinh sau một thời gian học tập. Từ đó có những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Học sinh nắm được nội dung kiến thức bài 4, 5 và bài 6.
- Thực hành kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tư duy dưới dạng các câu hỏi TNKQ
- Học sinh làm bài nghiêm túc.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
15
Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Nắm được KN, ND, YN của quyền tự do ngôn luận của công dân và trách nhiệm của NN và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và biết được hành vi đúng hay sai
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trong quyền tự do của người khác.
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và 
các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
16
17
Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Nắm được KN, ND, YN của quyền tự do ngôn luận của công dân và trách nhiệm của NN và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và biết được hành vi đúng hay sai
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trong quyền tự do của người khác.
18
Trả và chữa bài kiểm tra
- Củng cố kiến thức cơ bản của môn GDCD đã học từ bài 4, 5 và 6.
- Rèn kĩ năng làm bài, khắc phục thiếu sót trong làm bài kiểm tra của học sinh
- Thái độ: Có ý thức làm bài GDCD một cách cẩn thận, tỉ mỉ
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
19
Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Nắm được KN, ND, YN của quyền tự do ngôn luận của công dân và trách nhiệm của NN và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và biết được hành vi đúng hay sai
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trong quyền tự do của người khác.
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
20
21
Công dân với các quyền dân chủ 
- Nắm được KN, ND, YN của quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của CD.
- Biết thực hiện quyền dân chủ theo quy định của PL, biết HV TH đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
- Tích cực TH quyền dân chủ của công dân, tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
22
23
24
Công dân với các quyền dân chủ 
- Nắm được KN, ND, YN của quyền khiếu nại tố cáo của CD và trách nhiệm của NN và công dân.
- KN:Biết thực hiện quyền dân chủ theo quy định của PL, biết HV TH đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
- Tích cực TH quyền dân chủ của công dân, tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
25
26
27
PL với sự phát triển của công dân 
- Trình bày được ND cơ bản của PL trong lĩnh vực MT, QP- AN.
- Biết thực hiện quyền và nghĩa công dân trong lĩnh vực MT, QP- AN.
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện PL về MT, QP- AN
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
28
29
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước 
- Hiểu được vai trò của PL đới với sự PT bền vững của đất nước.
- Biết thực hiện quyền và nghĩa công dân trong lĩnh vực KT, VH.
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện PL về kinh tế và văn hoá
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn GDCD 12
- Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật nước CHXHCNVN
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GDCD lớp 12
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Môn GDCD lớp 12
30
Kiểm tra một tiết
- Nhằm đánh giá học sinh sau một thời gian học tập. Từ đó có những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Học sinh nắm được nội dung kiến thức bài 7, 8
- Thực hành kỹ làm bài, tư duy dưới dạng các câu hỏi TNKQ
- Học sinh làm bài nghiêm túc.
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu bài dạy:
- Nêu được khái niệm pháp luật.
- Các đặc trưng của pháp luật
- Nêu được bản chất của PL.; Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
-Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
B. Kiến thức cần nhớ
1. Khái niệm pháp luật.
a. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Các đặc trưng của pháp luật.
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: 
Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, vì :
+ Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
+ Pháp luật là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.
- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để ai đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. 
Nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước .
- Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. 
b. Bản chất xã hội của pháp luật: 
* Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội .
- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ảnh những nhu cầu lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội . 
2. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật, trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa.
- Khi trở thành các nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của các cá nhân hay sức ép của dư luận xã hội mà còn đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước. 
Vậy pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật vì nhà nước sẽ phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là Nhà nước phải ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình .
- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế... cụ thể hóa nội dung, cách thực hiện các quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bài tập luyện tập:
Câu 1: Pháp luật bắt buộc đối với ai?
A. Đối với mọi công dân B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức
C. Đối với mọi cơ quan nhà nước D. Đối với mọi tổ chức xã hội.
Câu 2: Pháp luật quy định về những nội dung nào?
A. Về những việc không được làm
B. Về những việc được làm
C. Về những việc phải làm
D. Về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
Câu 3: Cơ quan, tổ chức duy nhất nào dưới đây có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật?
A. Chính phủ B. Quốc hội
C. Các cơ quan nhà nước D. Nhà nước
Câu 4: Pháp luật là gì?
A. Hệ thống quy tắc xử sự chung
B. Hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức
C. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước
D. Hệ thống quy tắc xử sự chung của nhà nước.
Câu 5 : Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai?
A. Của giai cấp công nhân
B. Của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
D. Của giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức.
Câu 6: Để quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần làm gì?
A. Ban hành pháp luật
B. Tổ chức thực hiện pháp luật
C. Trừng trị nghiêm khắc mọi vi phạm pháp luật
D. Ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước.
Câu 7. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: 
A. Bảo vệ các công dân B. Bảo vệ các giai cấp 
C. Quản lý công dân D. Quản lý xã hội
Câu 8 . Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 9 . Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các chuẩn mực thuộc về xã hội
B. Quy định các hành vi được làm và không được làm
C. Quy định về trách nhiệm của công dân
D. Các quy tắc xử sự 
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước
C. Tính quyền lực bắt buộc chung
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 11: Mục đích của việc đề ra pháp luật của Nhà nước là:
A. Giữ gìn trật tự xã hội
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
C. Quản lí xã hội
D. Vì sự phát triển của xã hội.
Câu 12: Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?
A. Vì pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện.
B. Vì pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện.
C. Vì pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức.
D. Vì pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 13: Nhà nước đưa những quy phạm đạo đức vào trong các quy phạm pháp luật nhằm:
A. Thể hiện sức mạnh quyền lực của Nhà nước
B. Bảo vệ các thuần phong mỹ tục trong văn hóa nước ta
C. Bảo vệ nền văn hóa Việt Nam
D. Bảo vệ các giá trị đạo đức
Câu 14: Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng :
A. Sức mạnh quyền lực của nhà nước B. Sức mạnh của pháp luật
C. Hiến pháp và luật D. Các văn bản quy phạm pháp luật
Câu 15: Văn bản nào sau đây không mang tính pháp luật
A. Hiến pháp B. Nghị quyết
C. Luật D. Pháp lệnh
Câu 16: Trong đời sống xã hội, vai trò của xã pháp luật được xem xét từ những góc độ nào?
A. Con người và xã hội B. Nhà nước và công dân
C. Nhà nước và xã hội D. Xã hội và công dân 
Câu 17: Không có pháp luật, xã hội sẽ không:
A. Công bằng và hạnh phúc B. Hòa bình và ấm no
C. Trật tự và ổn định D. Công bằng, dân chủ, văn minh 
BÀI 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
- Dự kiến thời lượng ôn tập: 03 tiết
- Nội dung cần ôn tập:
I. TÀI LIỆU ÔN TẬP.
SGK, SGVGDCD 12, Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị định quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức năm 2011 của Chính phủ, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 của Quốc hội khóa 13, Bộ Luật hình sự năm 1999, Hiến pháp 2013, tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, luật phòng chống tham nhũng 2015;
I. Mục tiêu bài ôn tập.
1. Về kiến thức.
- Nêu và hiểu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Lấy được ví dụ về các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Về kĩ năng.
- Lấy được ví dụ và phân tích các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ.
- Tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.
III. Kiến thức trọng tâm cần ôn tập.
* Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái quát lại các kiến thức đã học và lấy một số ví dụ các hình thức thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật ở bài 2 thực hiện pháp luật.
1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật. 
+ Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật 
- Sử dụng pháp luật.
+ Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
VD: Quyền học tập, bảo vệ thân thể, tính mạng, tài sản hợp pháp của mình...
- Thi hành pháp luật.
+ Các tổ chức ,cá nhân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm.
VD:Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định (Hiến pháp 2013), bảo vệ tổ quốc, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô xe gắn máy, sử lý chất thảì trước khi đưa ra môi trường...
- Tuân thủ pháp luật.
+ Các cá nhân tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật : 
+ Các cơ quan , công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật đề ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân tổ c

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd12.doc