Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 (Bài 1 đến 10)

doc 24 trang Người đăng dothuong Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 (Bài 1 đến 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 (Bài 1 đến 10)
Bài 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Pháp luật được hình thành trên cơ sở các :
A. quan điểm chính trị.
B. quan hệ kinh tế – xã hội.
C. chuẩn mực đạo đức.
D. quan hệ chính trị – xã hội.
2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của :
A. nhân dân lao động.
B. giai cấp cầm quyền.
C. giai cấp tiến bộ.
D. giai cấp công nhân.
3. Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của :
A. giai cấp công nhân.
B. đa số nhân dân lao động.
C. giai cấp vô sản.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính :
A. độc lập tuyệt đối.
B. độc lập tương đối.
C. ràng buộc chặt chẽ.
D. độc lập hoàn toàn.
5. Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của :
A. các giai cấp.
B. giai cấp cách mạng.
C. giai cấp cầm quyền.
D. Nhà nước.
6. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước :
A. quản lí xã hội.
B. quản lí công dân.
C. bảo vệ các giai cấp.
D. bảo vệ các công dân.
7. Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng :
A. giáo dục.
B. đạo đức.
C. pháp luật.
D. kế hoạch.
8. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ :
A. lợi ích kinh tế của mình.
B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. các quyền của mình.
D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
9. Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí :
A. hữu hiệu và phức tạp nhất.
B. dân chủ và hiệu quả nhất.
C. hiệu quả và khó khăn nhất.
D. dân chủ và cứng rắn nhất.
10. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có :
A. dân chủ và hạnh phúc.
B. hoà bình và dân chủ.
C. trật tự và ổn định.
D. sức mạnh và quyền lực.
Câu 2. Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây.
– Pháp luật là hệ thống các (1)............. do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng (2)............... của Nhà nước.
1. A. quy tắc
 B. quy tắc xử sự
C. quy tắc xử sự chung
D. quy định
2. A. sức mạnh
B. võ lực
C. chính sách
D. quyền lực
– Pháp luật có tính (3)..............., bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một (4)............... 
3. A. bắt buộc chung
 B. quy phạm pháp luật
C. cưỡng chế
D. quy phạm phổ biến
4. A. quy định pháp luật.
 B. điều luật.
C. quy phạm pháp luật. 
D. điều cấm.
– Pháp luật mang tính (5)................., vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của (6 ..................
5. A. mệnh lệnh
 B. chặt chẽ
C. quy phạm phổ biến
D. bắt buộc chung
6. A. Nhà nước.
 B. pháp luật.
C. giai cấp cầm quyền.
D. vũ lực.
– Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt (7)..................... nhằm để diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật, đồng thời để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
7. A. hình thức
B. nội dung
C. văn bản
D. câu chữ
– Pháp luật mang bản chất (8)................ sâu sắc vì pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Bên cạnh đó, pháp luật còn mang bản chất (9)................ 
8. A. nhà nước
B. giai cấp
C. xã hội
D. các giai cấp
9. A. xã hội.
B. nhà nước.
C. giai cấp.
D. dân tộc.
– Trong mối quan hệ với kinh tế, một mặt, pháp luật (10)................... vào kinh tế ; mặt khác, pháp luật (11)................ đối với kinh tế. 
10. A. gắn liền
B. tác động
C. phụ thuộc
D. can thiệp
11. A. tác động tiêu cực
 B. chi phối mạnh mẽ
C. tác động tích cực 
D. tác động trở lại
– Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của (12)..................., vừa là hình thức biểu hiện của (13)................, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền.
12. A. đảng cầm quyền
 B. giai cấp cầm quyền
C. giai cấp bóc lột
D. giai cấp công nhân
13. A. nhà nước
B. mong muốn
C. chính trị
D. chính sách
– Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị (14)................ Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của pháp luật (15)................ so với phạm vi điều chỉnh của đạo đức, vì thế có thể coi nó là “đạo đức tối thiểu”. Phạm vi điều chỉnh của đạo đức (16)................ so với phạm vi điều chỉnh của pháp luật, vươn ra ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật, vì thế có thể coi nó là “pháp luật tối đa”. 
14. A. xã hội giống nhau
 B. chính trị giống nhau
C. đạo đức giống nhau
D. hành vi giống nhau
15. A. rộng hơn
B. hẹp hơn
C. lớn hơn
D. bé hơn
16. A. rộng hơn
B. hẹp hơn
C. lớn hơn
D. to hơn
– Để quản lí xã hội bằng pháp luật một cách hiệu quả, Nhà nước cần phải ban hành và tổ chức (17)................ trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
17. A. giáo dục pháp luật
 B. áp dụng pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. thực hiện pháp luật
– Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục bằng (18)................ để người dân biết được các quy định của pháp luật, biết được (19)................ của mình.
18. A. nhiều biện pháp khác nhau
 B. cách thông tin
C. tủ sách pháp luật
D. mọi phương tiện
19. A. trách nhiệm và năng lực
 B. nhiệm vụ và khả năng
C. quyền lợi và nghĩa vụ
D. quyền và lợi ích
– Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về (20).............. có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
20. A. đạo đức
B. giáo dục
C. khoa học
D. văn hoá
Bài 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật :
A. cho phép làm.
B. không cho phép làm.
C. quy định phải làm.
D. quy định.
2. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật :
A. quy định làm.
B. quy định phải làm.
C. cho phép làm.
D. không cấm.
3. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật :
A. cho phép làm.
B. cấm.
C. không cấm.
D. không đồng ý.
4. Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã :
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
5. Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này, anh M đã :
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
6. Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này, chị C đã :
A. không sử dụng pháp luật.
B. không tuân thủ pháp luật.
C. không thi hành pháp luật.
D. Không áp dụng pháp luật.
7. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 100.000 đồng. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã :
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
8. Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma tuý. Trong trường hợp này, công dân A đã :
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. không tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
9. Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này, anh B đã :
A. không thi hành pháp luật.
B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật.
D. không tuân thủ pháp luật.
10. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các sở về tăng cường cho Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã :
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
11. Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra toà. Việc chị H kiện ông K là hành vi :
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
12. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã :
A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
13. Vi phạm hình sự là những hành vi :
A. gây nguy hiểm cho xã hội.
B. cực kì nguy hiểm.
C. đặc biệt nguy hiểm.
D. rất nguy hiểm.
14. Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các :
A. quy tắc quản lí nhà nước.
B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. quy tắc quản lí xã hội.
D. nguyên tắc quản lí hành chính.
15. Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các :
A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm.
B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.
D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
16. Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,... do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm :
A. hành chính.
B. pháp luật hành chính.
C. kỉ luật.
D. pháp luật lao động.
17. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người :
A. đủ 14 tuổi trở lên.	
B. đủ 15 tuổi trở lên.
C. đủ 16 tuổi trở lên.
D. đủ 18 tuổi trở lên.
 18. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những người :
A. đủ 14 tuổi trở lên.
B. đủ 15 tuổi trở lên.
C. đủ 16 tuổi trở lên.
D. đủ 18 tuổi trở lên.
19. Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm :
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
20. Nguyễn Văn C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu trách nhiệm :
A. dân sự.
B. hình sự.
C. kỉ luật.
D. hành chính.
21. Lê Thị H đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua bên kia biên giới. Trong trường hợp này, Lê Thị H đã vi phạm :
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
22. Anh M thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh M đã vi phạm : 
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. hình sự.
Câu 2. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho phù hợp. 
– (1)................. là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
1. A. Sử dụng pháp luật
 B. Thi hành pháp luật
C. Tuân hành pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
– (2).................. là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
2. A. Thực hành pháp luật
 B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
– (3)................. là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
3. A. Thi hành pháp luật
 B. Sử dụng pháp luật
C. Ứng dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
– (4)..................... là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
4. A. Tuân theo pháp luật
 B. Tuân thủ pháp luật
C. Chấp hành pháp luật
D. thi hành pháp luật
– Vi phạm pháp luật là hành vi (5).................... do người có năng lực (6).................... thực hiện, làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
5. A. trái pháp luật, có lỗi
 B. trái pháp luật
C. bất hợp pháp
D. sai trái, không đúng
6. A. trách nhiệm
 B. hiểu biết
C. trách nhiệm pháp lí
D. nghĩa vụ pháp lí
– (7)................... là những hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp,...
7. A. Vi phạm hành chính
 B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm kỉ luật
D. Vi phạm hình sự
– (8)................... là hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
8. A. Vi phạm kỉ luật
 B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm dân sự
– (9)................. là những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước do cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
9. A. Vi phạm kỉ luật
 B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm hành chính
D. Vi phạm kỉ luật
– Khi vi phạm (10)..................., chủ thể vi phạm thường bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện,... dùng để vi phạm.
10. A. hình sự
B. dân sự
C. kỉ luật
D. hành chính
– Khi vi phạm (11)..............., chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại, thực hiện (12)............... theo đúng thoả thuận giữa các bên tham gia.
11. A. dân sự
B. hình sự
C. hành chính
D. kỉ luật
12. A. trách nhiệm dân sự
 B. trách nhiệm
C. nghĩa vụ dân sự 
D. nghĩa vụ
– Khi vi phạm (13).................., chủ thể vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc.
13. A. hình sự
B. dân sự
C. kỉ luật
D. hành chính
– Khi vi phạm (14)..............., chủ thể vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
14. A. dân sự
B. hình sự
C. hành chính 
D. kỉ luật
Bài 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Điều 52 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều :
A. bình đẳng trước Nhà nước.
B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng về quyền lợi.
D. bình đẳng về nghĩa vụ.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong :
A. Hiến pháp.
B. Hiến pháp và luật.
C. Luật Hiến pháp.
D. luật và chính sách.
3. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí :
A. như nhau.
B. bằng nhau.
C. ngang nhau.
D. có thể khác nhau.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi :
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
5. Học tập là một trong những :
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
6. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những :
A. quyền của công dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
7. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định bảo vệ Tổ quốc là :
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền và nghĩa vụ của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền của công dân.
8. Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là :
A. quyền của công dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.
9. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước :
A. ngăn chặn, xử lí.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.
10. Việc bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của :
A. Nhà nước.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.
11. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là :
A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu tránh nhiệm pháp lí. 
Câu 1. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho phù hợp.
– Bình đẳng trước pháp luật là một trong những (1)................ của công dân.
1. A. quyền chính đáng
 B. quyền thiêng liêng
C. quyền cơ bản	
D. quyền hợp pháp
– Bình đẳng (2)..................... có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong (3).............., thực hiện nghĩa vụ và (4)................ theo quy định pháp luật.
2. A. với pháp luật
 B. giữa các công dân
C. trong pháp luật
D. trước pháp luật
3. A. việc dành quyền
 B. việc hưởng quyền
C. việc có quyền
D. việc trao quyền
4. A. chịu trách nhiệm
 B. chịu xử lí
B. chịu trách nhiệm pháp lí
D. chịu hình phạt
– Công dân bình đẳng về (5)............... có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước (6)............... và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời (7)............... của công dân.
5. A. quyền và trách nhiệm
 B. trách nhiệm và nghĩa vụ
C. quyền và nghĩa vụ
D. nghĩa vụ pháp lí
6. A. Nhà nước
B. nhân dân
C. pháp luật
D. cộng đồng
7. A. trách nhiệm
B. đóng góp
C. nghĩa vụ
D. lợi ích
– Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải (8).................. về hành vi vi phạm của mình và phải (9)................ theo quy định của pháp luật.
8. A. bị bắt
 B. chịu tội
C. nhận trách nhiệm 
D. chịu trách nhiệm
9. A. Thực hiện nghĩa vụ
 B. bị trừng trị
C. bị xử lí 
D. chịu trách nhiệm
– Mức độ sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân (10)............... vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
10. A. không phụ thuộc
 B. hoàn toàn phụ thuộc
C. tất cả phụ thuộc
D. phụ thuộc rất nhiều
Bài 4. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN 
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của mình.
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
D. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân ?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.	
B. Củng cố tình yêu lứa đôi.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
3. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây ?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
4. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì gì ?
A. Hôn nhân.
B. Hoà giải.
C. Li hôn.
D. Li thân.
5. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình ?
A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. Không phân biệt đối xử giữa các anh, chị, em.
C. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.	
D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
6. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong Luật Lao động là :
A. không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
B. không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
C. không được quá 6 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
D. không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
7. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong lao động ?
A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
8. Theo Hiến pháp nước ta, đối với mỗi công dân, lao động là :
A. nghĩa vụ.
B. bổn phận.
C. quyền lợi.	
D. quyền và nghĩa vụ.
9. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ :
A. kết hôn.
B. nghỉ việc không có lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. có thai.
10. Thiếu điều kiện nào sau đây thì hợp đồng lao động sẽ không thể có hiệu lực ?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái với pháp luật.
C. Không trái với thoả ước lao động tập thể.
D. Giao kết qua khâu trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao độ

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_GDCD_12.doc