40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự
Sở GD-ĐT Phú Yên
Trường THPT Ngô Gia Tự
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔNGIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 
Thời gian:50 phút
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật:
A. Chính phủ.	C. Các cơ quan nhà nước.
B. Quốc hội.	D .Nhà nước.
Câu 2 : Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 18 đến 27 tuổi.	C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi. 	D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 3: Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện:
A. Pháp luật và kinh tế đều là những phương tiện cần thiết của Nhà nước.
B. Kinh tế là cơ sở để sinh ra pháp luật.
C. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế,vừa tác động trở lại với kinh tế.
D. Pháp luật là sự thể hiện của kinh tế.
Câu 4: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm đạo đức là: 
A.Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung.C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
B .Pháp luật có tính quyền lực.D. Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 5: Pháp luật là phương tiện để công dân :
A. Sống trong tự do dân chủ.
B. Thực hiện và bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của mình.
C .Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.
D .Công dân phát triển toàn diện.
Câu 6 : Người nào có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,dẫn đến hậu quả người đó chết:
 A. Vi phạm pháp luật hình sự . C. Bị xử phạt vi phạm hành chính.
 B. Vi phạm pháp luật hành chính. D. Không vi phạm PL hình sự và PL hành chính.
Câu 7: Thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Nhiều hình thức. C. Bốn hình thức.
B. Ba hình thức chính và một hình thức phụ. D. Tối thiểu là ba hình thức.
Câu 8 :Vi phạm hình sự là gì?
A. Là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội . C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 9: Vi phạm hành chính là hành vi?
A. Xâm phạm các nguyên tắc quản li hành chính. 
B. Xâm phạm các nguyên tắc quản li Nhà nước. 
C. Xâm phạm các quy tắc quản lí xã hội.
D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí đất nước.
Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi?
A . Xâm phạm các quan hệ tài sản. C. Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.B. Xâm phạm các quan hệ nhân thân. D. Xâm phạm các quan hệ sở hữu.
Câu 11: Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối mọi người vi phạm hình sự:
A. Người từ đủ 12 tuổi trở lên. C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 12: Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối mọi người vi phạm hành chính:
A. Người từ đủ 12 tuổi trở lên. C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên
Câu 13: Người có hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì :
A. Phải chịu trách nhiệm hình sự.
B. Phải chịu trách nhiệm dân sự.
C. Phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
D. Phải chịu trách nhiệm hành chính.
Câu 14: Tuổi bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra:
A. Người từ đủ 12 tuổi trở lên. C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 15: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
A.Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan ,đơn vị ,đều phải chịu tráchnhiệm kỉ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 16: Công dân bình đẳng trước pháp luật là :
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
C. Mọi công dân có quyền ,nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí giống nhau.
D. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền ,thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 17: Bình đẳng trong lao động được hiểu là :
A. Bình đẳng giũa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng giũa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giũa lao động nữ và lao động nam.
D. Cả A, B và C.
Câu 18: Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về:
A. Chính trị - xã hội.
B. Kinh tế.
C. Văn hoá – giáo dục.
D. Cả A, B và C.
Câu 19: Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần:
A. Chấp hành pháp luật.
B. Tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước đảm bảo.
C. Thực hiện tốt các quy định của tôn giáo.
D. Ủng hộ và tôn thờ tôn giáo.
Câu 20: Các dân tộc có quyền:
Sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng của dân tộc mình.
Giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
Phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình..
Cả A, B và C.
Câu 21: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là:
A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
C. Trong mọi trường hợp không ai có thể bị bắt.
D.Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 22: Bị cáo là người như thế nào?
Người bị vi phạm pháp luật. C. Người đang bị truy nã
Người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.D.Người đang trong quá trình điều tra.
Câu 23: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Công an có quyền khám chỗ ở của một người bất cứ khi nào cần.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường được pháp luật cho phép.
Cả A, B và C.
Câu 24: Công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử:
A. 16 tuổi B. 17 tuổi. C. 18 tuổi D. 21 tuổi
Câu 25: Công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử:
A. 18 tuổi. B. 19 tuổi C. 20 tuổi D. 21 tuổi
	Câu 26: Mục đích của tố cáo nhằm:
A. Hạ uy tín, danh dự của người khác.
B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại.
C. Phát hiện và kịp thời ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
D. Câu A và B đúng.
Câu 27: Quyền học tập của công dân được quy định:
A. Trong pháp luật.
B.Trong Hiến pháp và pháp luật.
C.Trong Hiến pháp và Luật Giáo dục.
D. Trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Câu 28: Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:
A.Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.
B. Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.
C.Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.
D.Cả A, B và C. 
Câu29: Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là:
A. Văn hóa.	 B. Pháp luật.	 C. Tiền tệ.	 D. Đạo đức.
Câu 30: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:
A . Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B . Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 31: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện:
A. Trong lĩnh vực văn hóa. B. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ mội trường.
B. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. D. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 32: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là:
A. Ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.
B. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. Điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.
D. Cả A, B và C. 
Câu 33: Người vi phạm luật hình sự bị áp dụng hình phạt tử hình:
A. Người đủ 14 tuổi trở lên. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 34: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm : 3A
A. Người từ đủ 12 tuổi trở lên. C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 35: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Các dân tộc trọng một quốc gia không phân biệt trình độ văn hoá đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Các dân tộc trọng một quốc gia không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Câu 36 : Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật để: 
A . Phát triển kinh tế, làm cho dân giàu,nước mạnh.
B. Duy trì và phát triển văn hóa ,nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
C. Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.
D. Bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự ,ổn định ,phù hợpvới lợi ích của nhà nước và xã hội.
Câu 37: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc:
A. Phổ thông, bình đẳng, dân chủ, bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Bình đẳng, dân chủ, bỏ phiếu kín.
D . Bình đẳng, dân chủ, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 38: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:
A. Môi trường. B. Kinh tế. C . Văn hóa.	 D. Quốc phòng an ninh.
Câu 39: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B.Các tôn giáo đều được tự do hoạt động.
C. Chỉ một số tôn giáo được Nhà nước công nhận mới được hoạt động.
D.Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Câu 40: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:
A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
Trả lời
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
21
A
2
C
22
B
3
C
23
C
4
A
24
C
5
B
25
D
6
A
26
C
7
C
27
D
8
B
28
D
9
B
29
B
10
C
30
B
11
B
31
D
12
B
32
D
13
C
33
C
14
C
34
C
15
C
35
D
16
A
36
D
17
D
37
B
18
D
38
B
19
B
39
A
20
D
40
C
Ma trận
 Nhận biết
20 câu = 5 điểm
 Thông hiểu
12 câu = 3 điểm
 Vận dụng
Câu 1 - 20
 Câu 21- 32
 Mức độ thấp
 4 câu = 1 điểm
 Mức độ cao
 4 câu = 1 điểm
 Câu 33 - 36
 Câu 37 - 40

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_NGT.doc