Câu hỏi trắc nghiệm bài 22 Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Hồ Minh Nhựt

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 22 Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Hồ Minh Nhựt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm bài 22 Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Hồ Minh Nhựt
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12
BÀI 22: HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)
Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Sau thất bại của chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”.
Sau phong trào Đồng khởi.
Sau thất bại của chiến lược “ chiến tranh đơn phương”.
Sau thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Câu 2. Cùng với thực hiện chiến tranh cục bộ
Sang Lào.
Sang Cam pu chia.
Mở rộng chiến tranhm phá hoại miền Bắc.
Cả Đông Dương
Câu 3. Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh nào?
A. Thực dân kiểu cũ B. Thực dân kiểu mới.
C. Ngoại giao D. Chính trị.
Câu 4. Lực lượng tiến hành chiến lược “ Chiến tranh cục bô” là.
Quân đội Sài Gòn. Quân Mĩ.
Quân đội Mĩ và quân Đồng minh.
Quân Mĩ, quân Đồng minh, quân đội Sài Gòn.
Quân Mĩ.
Câu 5. Chiến lược quân sự của “Chiến tranh cục bộ” là.
A. “tìm diệt” B. “tìm diệt” và “bình đinh”
C. “bình đinh” D. “ Trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Câu 6. Ưu thế về quân sự trong chiến tranh cục bộ của Mĩ là.
A. Quân số đông vũ khí hiện đại. B. Nhiều xe tăng.
C. Thực hiện nhiều chiến thuật mới. D. Nhiều máy bay.
Câu 7. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?
	 Lực lượng viễn chinh Mĩ.
	 Lực lượng nguỵ quân.	
	 Lực lượng quân chư hầu.	
	 Lực lượng quân đội Sài Gòn.
Câu 8. “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965-1968) là loại chiến tranh xâm lược kiểu thực dân cũ?
	 Sai.	
	 Đúng.
Câu 9. Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”?
	 Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
	 Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
	 Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
	 Sử dụng quân đội Đồng minh.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa chiến lược ‘Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Sử dụng quân đội Sài gòn.
Chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Phá hoại miền Bắc.
Quân đông, vũ khí hiện đại.
Câu 11. Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu?
	 Vạn Tường.
	 Núi Thành.	
	 Chu Lai.	
	 Ba Gia.
Câu 12. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam giai đoạn 1965 – 1968 được coi là “Ấp Bắc” đối với Mĩ.
A. Chiến thắng Bình Giã B. Chiến thắng mùa khô (1965- 1968) 
C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Núi Thành.
Câu 13. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1968, chứng tỏ điểu gì?
 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
 Lực lượng vũ trang miền Nam đà trường thành nhanh chóng.
 Quân viễn chinh Mĩ đả mất khá năng chiến đấu.
 Cách mạng miền Nam đả giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiên tranh cục bộ” của Mĩ.
Câu 14. Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.
A. Chiến thắng Vạn Tường. B. chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã D. Chiến thắng Ba Gia.
Câu 15. Mục đích của Mĩ trong cuộc hành quân vào Van Tường là.
Phô trương thanh thế.
Thí điểm chiến lược quân sự “tìm diệt”
Tiêu diệt một đơn vị chủ lực Quân giải phóng.
Bình định Van Tường.
Câu 16. Ý nghia lịch sử của trận Vạn Tường ( Quảng Ngãi) là gì?
Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
Buộc Mĩ chuyển sang chiến lược khác .
Đánh bại Mĩ về quân sự.
Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam.
Câu 17. Trận Vạn Tường thể hiện khả năng như thế nào của ta.
Không thể đánh thắng Mĩ về quân sự.
Chiến thắng quân Mĩ về quân sự trong chiến tranh cục bộ.
Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị.
Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao.
Câu 18.Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965- 1966) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm vào hướng chiến lược chính là.
Đông Nam Bộ và Liên khu V.
Đông Nam Bộ
Liên khu V.
Đông Nam Bộ và đồng bằng Liên khu V 
Câu 19. Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 -1966) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm mục tiêu gì.
Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.
Bình định
Đánh bại chủ lực quân giải phóng.
Kết thúc chiến tranh.
Câu 20. Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966 -1967) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm mục tiêu gì.
Tiêu diệt quân chủ lực của ta.
Bình định,
Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.
Tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Câu 21. Trong mùa khô lần thứ hai( 1966 -1967)Mĩ đã mở các cuộc hành quân then chốt đánh vào miền Đông Nam Bộ, hãy cho biết cuộc hành quân nào lớn nhất?
	 Gian-xơn-xi-ti.
	 Át-tơn-bô-rơ. 	
	 Xê-đa-phôn.	
	 Xê-đa-phôn và Gian – xơn –xi -ti.
Câu 22. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “ tìm diệt “ và “bình định” của MĨ.
Chiến thắng Ba Gia.
Chiến thắng hai mùa khô (1965-1966) , (1966-1967)
Chiến thắng Đồng Xoài.
Chiến thắng Ấp Bắc.
Câu 23. Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc Tổng tiến cộng và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Quân Mĩ suy yếu và có nguy cơ bị tan rã.
Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968.
Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô.
Quân đội Trung Quốc sang giúp đỡ ta đánh Mĩ.
Câu 24. Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân 1968
Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.
Tấn công vào bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 thị xã, 5 thành phố.
Câu 25. Cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Mậu Thân 1968 diễn ra mạnh mẽ nhất ở đâu?
A. Ở Bến Tre B. Ở các đô thị lớn
C. Ở Sài Gòn D. Ở Huế.
BỔ SUNG THEO CẤP ĐỘ CÂU HỎI
I. Nhận biết
Câu 1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được thực hiện dưới thời Tổng thống Mĩ
A. Ai-xen-hao
B. Ken-nơ-di
C. Giôn-xơn
D. Nich-xơn
Câu 2. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” sử dụng lực lượng chủ yếu là 
A.quân đội Sài Gòn.
B.quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh.
C.quân các nước chư hầu của Mĩ.
D.quân Mĩ và quân Sài Gòn.
Câu 3. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh là
A.dựa vào ưu thế quân sự để giành thắng lợi.
B.lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
C.tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
D.thực hiện chính sách xâm lược thực dân mới ở Việt Nam.
Câu 4. Thắng lợi nào buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược nước ta?
Chiến thắng Vạn Tường.
Chiến thắng Mậu Thân 1968.
Chiến thắng hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967).
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
II. Thông hiểu
Câu 1.Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972?
	A. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
	B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân đội Sài Gòn và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hóa chiến trranh”
	C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc 12 ngày đêm
	D. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến trranh xâm lược
Câu 2. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận Điện Biên Phủ trên không là 
A.buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
B.buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước.
C.đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
D.đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Câu 3. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
A.đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”.
B.phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.
C.tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D.tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
Câu 4. Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri?
Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Bị thất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân 1968.
Bị thất bại trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.
III. Vận Dụng
Câu 1. Điểm giống nhau cơ bản giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và “chiến tranh cục bộ” là
A.đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
B.đều thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”.
C.đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
D.đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.
Câu 2. Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh có gì mới so với các loại hình chiến tranh trước đó?
Gắn Việt Nam hóa chiến tranh với “Đông Dương hóa” chiến tranh.
Tìm cách chia rẻ Việt Nam với các nước XHCN.
Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu.
Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho quân Sài Gòn.
Câu 3. Điểm giống nhau giữa trận Điện Biên Phủ 1954 và trận « Điện Biên Phủ trên không » là
A.thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên bàn đàm phán.
B.thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên mặt trận quân sự.
C.thắng lợi diễn ra tại Điện Biên Phủ.
D.thắng lợi mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống xâm lược.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là gì ?
So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô.
Tình hình kinh tế chính trị, xã hội Mĩ gặp nhiều khó khăn.
Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của nhân dân thế giới lên cao.
Tinh thần chiến đấu của lính Mĩ giảm sút.
IV. Vận Dụng Cao
Câu 1. Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá miền bắc nước ta.
A. Ném bơm vào các mục tiêu quân sự.
B. Ném bơm vào các đầu mối giao thông.
C. Ném bơm vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi.
D. Ném bơm vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
Câu 2. Hãy xác định nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri
A.Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
B.Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
C.Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D.Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
Câu 3. Dâu là yếu tố bất ngờ nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?
 Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.
Tiến công vào đêm giao thừa.
Tiến công vào Bộ tổng tham mưu quan đội Sài Gòn.
Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTRẮC NGHIỆM SỬ 12 - BÀI 22.docx