Đề và đáp án thi thử tốt nghiệp THPT Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Diêu

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi thử tốt nghiệp THPT Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi thử tốt nghiệp THPT Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Diêu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2017
Môn: Lịch sử – Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
C©u 1 : 
Ai là người đại diện cho Liên Xô tham dự Hội nghị Ianta?
A.
Yelsin.
B.
Lê nin.
C.
Putin.
D.
Xtalin.
C©u 2 : 
Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A.
Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của tổ chức liên minh EU.
B.
Sự phát triển và vai trò ngày càng to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
C.
Sự ra đời của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
D.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới.
C©u 3 : 
Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là:
A.
Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
B.
Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
C.
Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
D.
Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
C©u 4 : 
Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 là:
A.
Hòa Tưởng, đuổi Pháp.
B.
Hòa Pháp, đuổi Tưởng.
C.
Hòa hoãn với Pháp và Tưởng.
D.
Hòa Tưởng, đánh Pháp.
C©u 5 : 
Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ khi nào?
A.
Cuối những năm 70.
B.
Cuối những năm 80.
C.
Đầu những năm 70.
D.
Đầu những năm 80.
C©u 6 : 
Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật là gì?
A.
Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.
B.
Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kỹ thuật.
C.
Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kỹ thuật phát triển.
D.
Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.
C©u 7 : 
Quyết định nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?
A.
Thỏa thuận về khu vực đóng quân ở các nước phát xít và phan chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
B.
Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
C.
Thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D.
Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
C©u 8 : 
Chiến tranh lạnh được đánh dấu bằng sự kiện:
A.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945).
B.
Sau khi các Đông Âu tuyên bố hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành xây dựng CNXH 1949.
C.
Khi Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, kêu gọi đẩy mạnh hoạt động chống Liên Xô và các nước XHCN (3/1947).
D.
Mỹ đưa ra “Kế hoạch Mác-san”, được các nước tư bản phương Tây chấp thuận (6/1947).
C©u 9 : 
Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơ ne vơ là gì?
A.
Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B.
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
C.
Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
D.
Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.
C©u 10 : 
Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A.
Có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước TBCN.
B.
Các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nô dịch các nước bại trận.
C.
Có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe TBCN và XHCN.
D.
Diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc lớn nhằm giành thị trường và phạm vi ảnh hưởng.
C©u 11 : 
Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967), Mỹ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược?
A.
890 cuộc hành quân chiến lược.
B.
895 cuộc hành quân chiến lược.
C.
980 cuộc hành quân chiến lược.
D.
450 cuộc hành quân chiến lược.
C©u 12 : 
Nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu với mục tiêu gì?
A.
Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B.
Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
C.
Tận dụng nguyên liệu có nhiều ở nước mình và nguồn nhân lực dồi dào.
D.
Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt để tạo tiền đề cất cánh.
C©u 13 : 
Cách mạng khoa học-công nghệ bắt đầu từ khi nào?
A.
Những năm 70 của thế kỷ XX.
B.
Những năm 60 của thế kỷ XX.
C.
Những năm 40 của thế kỷ XX.
D.
Những năm 50 của thế kỷ XX.
C©u 14 : 
Vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra cho các nước Đồng minh khi thế chiến II đã bước vào giai đoạn kết thúc là:
A.
Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia chiến phí giữa các nước thắng trận.
B.
Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau khi Đức đầu hàng, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C.
Nhanh chóng đánh bại các nước cộng sản, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D.
Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C©u 15 : 
Tổng thống nào của nước Mỹ đã quyết định áp dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?
A.
Tổng thống Ken nơ đi.
B.
Tổng thống Giôn xơn.
C.
Tổng thống Aixenhao.
D.
Tổng thống Ních xơn.
C©u 16 : 
Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?
A.
Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.
B.
Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.
C.
Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta.
D.
Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân ta chủ động mở.
C©u 17 : 
Phong trào cách mạng 1936-1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930-1931?
A.
Phong trào tập trung đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân.
B.
Phong trào tập trung vào nhiệm vụ phản đế.
C.
Phong trào tập trung đấu tranh đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, hòa bình.
D.
Phong trào tập trung đấu tranh đòi Đông Dương tự trị.
C©u 18 : 
Chiến tranh lạnh KHÔNG tạo ra:
A.
Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B.
Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
C.
Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
D.
Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.
C©u 19 : 
Ý nghĩa của những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong đông-xuân 1964-1965 là:
A.
Thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.
B.
Thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C.
Thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
D.
Thắng lợi quân sự lớn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.
C©u 20 : 
Nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII-XIX và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là do:
A.
Những đòi hỏi của cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
B.
Những đòi hỏi của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
C.
Chạy đua vũ trang giữa các cường quốc lớn trên thế giới.
D.
Cả A và B đúng.
C©u 21 : 
Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước?
A.
Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.
B.
Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Nam Định.
C.
Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.
D.
Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Nội.
C©u 22 : 
Ý nào sau đây không phải là những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của ASEAN?
A.
Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
B.
Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
C.
Tôn throng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.
D.
Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C©u 23 : 
Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào?
A.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn: trong 1 năm có 17 nước châu Phi giành độc lập.
B.
Cả hai đều bị “suy giảm” thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ.
C.
Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
D.
Tất cả các ý trên.
C©u 24 : 
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A.
Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
B.
Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
C.
Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
D.
Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C©u 25 : 
Đối tượng đấu tranh chủ yếu của cách mạng Việt Nam là:
A.
Đế quốc, địa chủ.
B.
Đế quốc, tay sai.
C.
Địa chủ, tư sản.
D.
Tư sản, đế quốc.
C©u 26 : 
Hội nghị thành lập ASEAN diễn ra ở đâu?
A.
Băng Cốc, Thái Lan.
B.
Giacácta, Inđônêxia.
C.
Hà Nội, Việt Nam.
D.
Xingapo.
C©u 27 : 
Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong “Chiến tranh cục bộ”?
A.
Chiến thắng Núi Thành.
B.
Chiến thắng mùa khô 1965-1966.
C.
Chiến thắng mùa khô 1966-1967.
D.
Chiến thắng Vạn Tường.
C©u 28 : 
Phong trào “Đồng khởi” đã diễn ra đầu tiên ở đâu?
A.
Bình Định, Ninh Thuận
B.
Bình Định, Quảng Ngãi.
C.
Bến Tre.
D.
Tây Ninh.
C©u 29 : 
Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực trên chiến trường ở những địa điểm nào theo trình tự thời gian?
A.
Điện Biên Phủ à Mường Sài à Xê nô àPlâyku.
B.
Điện Biên Phủ à Luông Phabang à Xê nô àPlâyku.
C.
Điện Biên Phủ à Xê nô à Plâyku à Luông Phabang, Mường Sài.
D.
Điện Biên Phủ à Xê nô à Luông Phabang, Mường Sài àPlâyku.
C©u 30 : 
Điện Biên Phủ được tổ chức thành mấy phân khu, có bao nhiêu cứ điểm?
A.
2 phân khu, 45 cứ điểm.
B.
2 phân khu, 49 cứ điểm.
C.
3 phân khu, 59 cứ điểm.
D.
3 phân khu, 49 cứ điểm.
C©u 31 : 
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
A.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.
B.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
C.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
D.
Luận cương chính trị.
C©u 32 : 
Trong năm 1945, nhân dân các nước Đông Nam Á đã tận dụng thời cơ gì để đứng lên giành độc lập dân tộc?
A.
Nhật đầu hàng Đồng minh.
B.
Đức đầu hàng Đồng minh.
C.
Thế giới bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế.
D.
Phe phát xít đang thế thắng, các nước đế quốc đang rút lui.
C©u 33 : 
Vạn Tường là vùng đất thuộc tỉnh:
A.
Quảng Nam.
B.
Quảng Ngãi.
C.
Phú Yên.
D.
Bình Định.
C©u 34 : 
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara là gì?
A.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
B.
Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm.
C.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng.
D.
Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng.
C©u 35 : 
Phong trào Đông Dương đại hội đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?
A.
Bất hợp pháp.
B.
Công khai, bất hợp pháp.
C.
Công khai, hợp pháp.
D.
Bán công khai, bán hợp pháp.
C©u 36 : 
Ý nào sau đây không phải là mục đích của Liên hợp quốc?
A.
Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B.
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C.
Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
D.
Giảm, miễn thuế quan cho các nước thành viên.
C©u 37 : 
Khi quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào nước ta, chúng đã có những hành động:
A.
Sử dụng một bộ phận quân đội Nhật chờ giải giáp, đánh úp trụ sở chính quyền cách mạng.
B.
Ngầm giúp đỡ, trang bị vũ khí cho quân Pháp, ủng hộ các hành động khiêu khích quân sự của Pháp.
C.
Cản trở về mặt ngoại giao, vận động các nước lớn không công nhận nước VNDCCH.
D.
Sách nhiễu chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ, thay đổi quốc kỳ, Hồ Chí Minh phải từ chức.
C©u 38 : 
Chủ trương “Vô sản hóa” do tổ chức nào phát động?
A.
Việt Nam Cách mạng đảng.
B.
Việt Nam Quốc dân đảng.
C.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D.
Tân Việt cách mạng đảng.
C©u 39 : 
Cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A.
Thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn quyết định.
B.
Chiến tranh đã để lại những hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn; Pháp mất thị trường ở Nga và trở thành con nợ của Mỹ.
C.
Kinh tế Pháp suy giảm, phong trào phản đối chiến trah, đòi cải thiện điều kiện sống của công nhân và nhân dân lao động Pháp lên cao.
D.
Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử “khủng hoảng thừa”.
C©u 40 : 
Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống của câu nói sau: “Đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta là tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và . cách mạng để đi tới xã hội.”.
A.
Vô sản, cộng sản.
B.
Thổ địa, chủ nghĩa.
C.
Thổ địa, cộng sản.
D.
Vô sản, chủ nghĩa.
ĐÁP ÁN:
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
D
21
C
2
A
22
A
3
C
23
B
4
D
24
A
5
C
25
B
6
A
26
A
7
D
27
B
8
C
28
A
9
B
29
D
10
C
30
D
11
B
31
B
12
A
32
A
13
A
33
B
14
D
34
B
15
B
35
C
16
D
36
D
17
C
37
D
18
C
38
C
19
B
39
B
20
D
40
C

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thu_THPT_quoc_gia_nam_2017_moi_Co_dap_an.doc