Câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh PTTH

doc 20 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh PTTH", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh PTTH
Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông cho học sinh PTTH
(80 câu hỏi lý thuyết và biển báo hiệu giao thông)
Phần 1: Lý thuyết
Câu 1: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
Trả lời:
a. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. 
b. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
c. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 2: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển nào?
Trả lời:
a. Biển báo hiệu tạm thời. 
b. Biển báo hiệu cố định.
c. Không chấp hành biển nào.
Câu 3: Có mấy loại dải phân cách?
Trả lời:
a. Loại cố định;
b. Loại di động; 
c. Cả hai loại trên.
Câu 4: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?
Trả lời:
a. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; 
b. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; 
c. Người đi bộ trên đường bộ; 
d. Cả ba thành phần nêu trên.
Câu 5: “Người điều khiển giao thông” gồm những thành phần nào? 
Trả lời:
a. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông;
b. Cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Câu 6: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Trả lời:
Đi bên phải theo chiều đi của mình;
Đi đúng phần đường quy định
Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
Tất cả các ý trên.
Câu 7: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?
Trả lời:
Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông
Dừng lại trước vạch dừng.
Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái.
Câu 8: Xe cơ giới 2-3 bánh có được kéo đẩy nhau hoặc vật gì khác trên đường không?
Trả lời:
Được phép;
Tuỳ trường hợp;
Tuyệt đối không.
Câu 9: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?
Trả lời:
Giấy phép lái xe
Chứng nhận đăng kí xe
Bảo hiểm dân sự
Tất cả những giấy tờ trên 
 Câu 10:Người điều khiển xe môtô dưới 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?
Trả lời:
Giấy phép lái xe
Chứng nhận đăng kí xe
Bảo hiểm dân sự
Các loại giấy ở Câu b và c
Câu 11: Người điều khiển xe đạp máy, xe máy điện có bắt buộc đội mũ bảo hiểm không ?
Trả lời:
Không phải đội mũ bảo hiểm
Phải đội mũ bảo hiểm
Phải Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách 
Câu 12: Người tham gia giao thông đường bộ bằng xe môtô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
Trả lời:
Khi đi trên các tuyến đường giao thông trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư
Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ
Khi tham gia giao thông
Câu 13: Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ có mấy màu?
Trả lời:
1 màu
2 màu
3 màu
Câu 14: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
Trả lời:
Phải nhường đường cho xe đi bên phải
Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;
Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
Câu 15: Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính người lái xe phải xử lý như thế nào?
Trả lời:
Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới;
Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới;
Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Câu 16: Trong đô thị trường hợp nào dưới đây xe không được dùng còi (trừ các xe ưu tiên theo Luật định)?
Trả lời:
Khi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường;
Khi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường;
Từ 22h đến 5h sáng hôm sau;
Khi qua ngã ba, ngã tư, trong thành phố, thị xã, thị trấn đông người qua lại.
Câu 17: Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay một đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào cho đúng quy tắc giao thông?
Trả lời:
Bóp còi, rú ga để cắt ngang qua;
Báo hiệu và từ từ cho xe đi qua để đảm bảo an toàn.
Chờ đoàn xe, đoàn người đi qua hết thì tiếp tục lưu thông
Câu 18: Người điều khiển xe môtô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?
Trả lời:
16 tuổi
18 tuổi
20 tuổi
Câu 19: Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư xe môtô hai bánh, ba bánh, xe máy được lưu thông với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h?
Trả lời:
30 km/h
40 km/h
50 km/h
Câu 20: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang vác vật cồng kềnh hay không?
Trả lời:
a. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.
b. Không được mang, vác.
c. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
Câu 21: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông ?
Trả lời:
a. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
b. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.
	c. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại
Câu 22: : Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì tham gia giao thông phải đi như thế nào?
Trả lời:
a. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
b. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
c. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 23: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Trả lời:
a. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.
b. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
c. Xe thô sơ phải đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.
Câu 24: Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì?
Trả lời:
a. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
b. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
c. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được ưu tiên. 
Câu 25: : Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo đường vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông ?
Trả lời:
a. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
b. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
c. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
Câu 26: Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?
Trả lời:
a. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm³ trở lên.
b. Xe gắn máy có dung tích lanh từ 50cm³ trở xuống.
c. Xe ô tô tải dưới 3,5 tấn, xe chở người đến 9 chỗ ngồi
d. Tất cả các ý trên.
Câu 27: Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm trong các trường hợp nào dưới đây ?
Trả lời:
a. Khi vượt xe khác.
b. Khi cho xe chạy sau vượt.
c. Cả hai ý nêu trên.
Câu 28: Những hành vi nào sau đây người tham gia giao thông được phép thực hiện?
Trả lời:
	a. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
	b. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
	c. Chở theo hai người trên xe môtô, xe gắn máy đi cấp cứu.
	d. Tất cả các hành vi trên
Câu 29: Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu vàng nhấp nháy, người tham gia giao thông có được phép đi tiếp không?
Trả lời:
Không được phép;
Phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
Được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Câu 30: Xe chạy phía sau được phép vượt xe chạy phía trước trong trường hợp nào sau đây?
Trả lời:
	a. Không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
	b. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
	c. Trên cầu hẹp có một làn xe;
	d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 31: Trong khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải nhường đường như thế nào?
Trả lời:
Không phải nhường đường, các phương tiện khác phải nhường đường cho người chuyển hướng.
Phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều.
Câu 32: Trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ xe xin vượt phải báo hiệu như thế nào?
Trả lời:
Báo hiệu bằng đèn tín hiệu
Báo hiệu bằng còi (kèn)
Báo hiệu bằng đèn và còi (kèn)
Câu 33: Trường hợp nào dưới đây được quy định trong luật giao thông đường bộ?
Trả lời:
Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc
Xe đang lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc
Câu 34: Người điều khiển phương tiện được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào sau đây?
Trả lời:
Bên trái đường một chiều;
Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
Ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
Câu 35: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt chiều cao tính từ mặt đường xe chạy trở lên là bao nhiêu?.
Trả lời:
2 mét
2,5 mét
3 mét
3,5 mét
Câu 36: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông được thực hiện các hành vi sau đây?
Trả lời:
Mang, vác vật cồng kềnh;
Sử dụng ô (dù)
Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh
Không có hành vi nào nêu trên.
Câu 37: Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trường hợp nào dưới đây thì được chở tối đa hai người?
Trả lời:
Trẻ em dưới 5 tuổi
Trẻ em dưới 6 tuổi
Trẻ em dưới 7 tuổi
Câu 38: Ai là người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường?
Trả lời:
Cảnh sát giao thông
Người tham gia giao thông
Người thấy trẻ em qua đường
Tất cả mọi người.
Câu 39: Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn?
Trả lời:
Cứ qua đường bình thường, các phương tiện giao thông phải tự tránh người đi bộ
Phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần từ mọi hướng, vừa qua đường vừa quan sát.
Chạy nhanh qua đường
Cả ba cách trên
Câu 40: Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì sau đây?
Trả lời:
a. Bảo vệ hiện trường;
b. Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d. Tất cả các nghĩa vụ trên
Câu 41: Người đang điều khiển xe môtô, xe gắn máy sử dụng điện thoại di động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
Phạt từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng
Phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
Câu 42: Điều khiển xe môtô, xe gắn máy chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
a. Phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
b. Phạt từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng
c. Phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
Câu 43: Điều khiển xe môtô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
a. Phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng
b. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
c. Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
Câu 44: Điều khiển xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
a. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
b. Phạt từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng
c. Phạt từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng
Câu 45: Điều khiển xe môtô, xe gắn Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
a. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
b. Phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
c. Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Câu 46: Những hành vi vi phạm nào sau đây ngoài việc bị phạt tiền thì còn bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày?
Trả lời:
Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều đường
Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu
Câu 47: Điều khiển xe môtô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.
b. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Câu 48: Điều khiển xe môtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4miligam thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.
b. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
c. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày và tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
Câu 49: Điều khiển xe môtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.
b. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày và tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày và tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
Câu 50: Điều khiển xe môtô, xe gắn lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
a. Phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
b. Phạt từ 5.000.000 đồng đến 700.000 đồng
c. Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Câu 51: Tụ tập đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông trên đường giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền ?
Trả lời:
a. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
b. Phạt từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng
c. Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
Câu 52: Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền ?
Trả lời:
a. Phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng
b. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
c. Phạt từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng
Câu 53: Đổ rác, xả nước thải ra đường phố không đúng nơi quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền ?
Trả lời:
a. Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
b. Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
c. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
Câu 54: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
b. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
c. Phạt cảnh cáo và bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
Câu 55: Người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
b. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
c. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.
Câu 56: Chủ xe mô tô, xe gắn máy giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
b. Phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng
c. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
Câu 57: Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng
c. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng
Câu 58: Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
c. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Câu 59: Điều khiển xe đạp, xe đạp máy lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
c. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Câu 60: Điều khiển xe đi bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
a. Phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
b. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
c. Phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Phần 2: Biển báo hiệu giao thông
Câu 61: Biển báo sau có ý nghĩa gì?
Trả lời:
	a. Đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.
	b. Đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định. 
	c. Tất các xe phải dừng lại kể cả xe ưu tiên theo quy định.
Câu 62: Biển báo sau có ý nghĩa gì?
Trả lời:
	a. Đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.
	b. Đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định. 
	c. Tất các xe phải dừng lại kể cả xe ưu tiên theo quy định.
Câu 63: Biển báo sau có ý nghĩa gì?
Trả lời:
	a. Đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định.
	b. Đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật quy định. 
	c. Tất các xe phải dừng lại kể cả xe ưu tiên theo quy định và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn, cờ) cho phép đi.
Câu 64:
Đáp án: 3
Câu 65
Đáp án: 4
Câu 66:
Đáp án: 1
Câu 67:
Đáp án: 2
Câu 68:
Đáp án: 1
Câu 69:
Đáp án: 2
Câu 70: Biển này báo hiệu điều gì?
Trả lời:
	a. Giao nhau với đường ưu tiên
	b. Giao nhau với đường không ưu tiên
	c. Sắp đến khu vực có chợ
Câu 71: Biển này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Tải trọng tối đa của xe cho phép lưu thông .
Tốc độ tối đa cho phép các xe lưu thông
Tốc độ tối thiểu bắt buộc các xe lưu thông
Câu 72:
Đáp án: 1
Câu 73: 
Đáp án: 2
Câu 74: 
Đáp án: 1
Câu 75:
Đáp án: 2
Câu 76:
Đáp án: 2
Câu 77
Đáp án: 2
Câu 78
Đáp án: 2
Câu 79: Biển này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
	a. Chỉ hướng đi
	b. Biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.
	c. Chỉ hướng đường
Câu 80: Người lái xe phải cho xe dừng lại khi gặp biển “STOP” trong trường hợp nào?
Trả lời:
	a. Có cảnh sát giao thông
	b. Có tàu hỏa sắp chạy qua
	c. Có xe đi ngược chiều trên cầu hẹp
	d. Trong mọi trường hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_trac_nghiem_thi_an_toan_giao_thong.doc