Hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra định kì môn Khoa học cấp tiểu học

pdf 27 trang Người đăng dothuong Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra định kì môn Khoa học cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra định kì môn Khoa học cấp tiểu học
 1
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO 
THÔNG TƯ 22 
MÔN KHOA HỌC 
 Khoa học là môn học tích hợp các lĩnh vực vật lí, hóa học, sinh học, sức 
khỏe hướng đến việc cung cấp cho HS những hiểu biết về môi trường tự nhiên, 
môi trường nhân tạo; về con người, sức khỏe, bệnh tật và sự an toàn; về sự đa 
dạng của thế giới tự nhiên. Bên cạnh trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về 
thế giới tự nhiên, hình thành và phát triển những thái độ như ham hiểu biết khoa 
học; ý thức vận dụng kiến thức; yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái 
đẹp; thái độ cẩn thận, trung thực;  thì GDKH nhằm hình thành và phát triển 
những kĩ năng, năng lực như : 
- Biết tiến hành tìm tòi khám phá khoa học, biết sử dụng các kĩ năng tiến trình 
khoa học như thiết kế phương án, quan sát, đo đạc, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, 
dự đoán, giải thích dữ liệu, suy luận,  Biết cách làm việc hợp tác; Biết cách thu 
thập, lưu trữ, tổ chức, phân tích và xử lí thông tin; 
 - Biết trình bày, trao đổi những hiểu biết khoa học bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, 
sơ đồ  
- Vận dụng được kiến thức khoa học vào tình huống trong học tập và cuộc sống, 
mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng; phát hiện và giải quyết các vấn đề. 
1. Xây dựng câu hỏi theo 4 mức độ 
1.1. Các bước 
- Xác định mục tiêu đánh giá (Nội dung và yêu cầu cần đạt, VD nhằm đánh giá 
Chuẩn nào). 
- Xác định mức độ cần đánh giá (VD Mức 1. Nhận biết; Mức 2. Hiểu; Mức 3 
Vận dụng ở mức độ đơn giản; hay Mức 4. Vận dụng ở mức cao). 
- Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng). 
- Lựa chọn hình thức câu hỏi. VD các dạng : Đúng – Sai; Nhiều lựa chọn; Ghép 
nối; Điền khuyết; Trả lời ngắn; Tự luận;  
- Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án. 
- Trong quá trình sử dụng, có thể có những điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp hơn. 
1.2. Ví dụ minh họa câu hỏi 4 mức độ 
 Tùy theo yêu cầu của Chuẩn mà đặt câu hỏi ở các mức độ thích hợp. Ví dụ 
cùng về vấn đề “các vật dẫn nhiệt, cách nhiệt” có thể có những câu hỏi ở các mức 
khác nhau như : 
Câu hỏi mức 1: Kể tên 2 chất dẫn nhiệt tốt và 2 chất dẫn nhiệt kém. 
 2
Câu hỏi mức 2: Viết chữ Đ vào ô trống trước ý đúng; S vào ô trống trước ý sai : 
□ Đồng dẫn nhiệt tốt. 
□ Không khí dẫn nhiệt tốt. 
□ Nhựa dẫn nhiệt kém. 
. 
Câu hỏi mức 3: Vì sao vào mùa đông, chạm tay vào ghế sắt lại có cảm giác lạnh 
hơn chạm tay vào ghế gỗ ? 
Câu hỏi mức 4: Em muốn mang sang cho ông, bà (nhà ở khá xa nhà em) nước đá 
lấy từ tủ lạnh nhà em. Lựa chọn một/ một số vật cho sau đây và giải thích cách lựa 
chọn, cách làm của em. 
cái khăn tay; cái cốc nhựa có nắp đậy; cái khăn bông; túi ni lông; cốc nước mát 
để mang các viên nước đá. 
1.3. Câu hỏi/ bài tập minh họa cho các dạng câu hỏi, các mức độ. 
1.3.1. Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn, mức 1 
Khoanh tròn vào trước các vật tự phát sáng: 
A. Tấm gương. 
B. Mặt Trăng 
C. Mặt Trời 
D. Tờ giấy trắng 
1.3.2. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1 
Sử dụng các từ cản sáng; chiếu sáng điền vào chỗ  cho phù hợp : 
Phía sau vật .(1) .. (khi được (2) ..) có bóng của vật đó. Bóng của 
một vật thay đổi khi vị trí của vật .. (3) .. đối với vật đó thay đổi. 
1.3.3. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1 
Điền từ thích hợp vào chỗ . cho phù hợp 
Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí  và thải ra khí 
1.3.4. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1,2 
Cho trước các từ: bay hơi; đông đặc; ngưng tụ; nóng chảy. 
Hãy điền các từ đã cho vào vị trí của các mũi tên cho phù hợp: 
 3
1.3.5. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1,2 
Lựa chọn các từ trong ngoặc (khí các bô níc, mồ hôi, thức ăn, chất cặn bã, nước 
tiểu) để điền vào các chỗ chấm (..) phù hợp trong bảng: 
Lấy vào Tên của cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình 
trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên 
ngoài 
Thải ra 
.....(1)....... Tiêu hóa ........(2)...... 
Khí ô xi Hô hấp .......(3)...... 
Bài tiết (4) 
.... (5) 
1.3.6. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1 
Em hãy lựa chọn những cụm từ sau: khí các bô níc, khí ô xi, nước, nước tiểu, các 
chất hữu cơ có trong thức ăn, các chất thải điền vào chỗ chấm . để hoàn thành sơ 
đồ sự trao đổi giữa động vật và môi trường: 
 Hấp thụ Thải ra 
 Động vật 
(a) 
(b) 
(c) 
(d) 
Nước ở thể lỏng 
Hơi nước Nước ở thể rắn 
Nước ở thể lỏng 
 4
1.3.7. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1,2 
Lựa chọn các cụm từ: vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi (có cụm từ có thể được 
dùng hai lần) để điền vào ô phù hợp trong hình vẽ dưới đây: 
1.3.8. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 1, 2 
Lựa chọn các từ trong ngoặc (có râu, mạnh mẽ, dịu dàng, kiên nhẫn, tự tin, chăm 
sóc con, cơ quan sinh dục tạo ra trứng, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng, đá bóng, 
nấu ăn, đi làm nương, làm cán bộ xã, mang thai, cho con bú, làm vườn, chăn nuôi, 
đi họp) để điền vào các cột phù hợp trong bảng dưới đây: 
Nữ Cả nam và nữ Nam 
................................. 
................................. 
................................. 
................................. 
................................. 
................................. 
1.3.9. Câu hỏi dạng điền khuyết, mức 3 
Điền các cụm từ: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị (hoa đực), hoa chỉ có nhụy 
(hoa cái) vào các chỗ chấm.dưới mỗi hình sau đây: 
(i)  (ii)  (iii)  
1.3.10. Câu hỏi tự luận, mức 3 
Em hãy giải thích vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 
.. 
. 
1.3.11. Câu hỏi dạng Đúng – Sai, mức 3 
 5
 Ngâm một bình sữa lạnh vào cốc nước nóng. 
Viết chữ Đ vào  trước ý kiến đúng, chữ S vào  trước ý kiến sai 
 Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn bình sữa thu nhiệt. 
 Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước. 
 1.3.12. Câu hỏi tự luận, mức 3 
Có một nhóm bạn trong trường em không chơi với bạn cùng lớp vì bạn ấy bị nhiễm 
HIV từ mẹ. Em có đồng tình với hành động (việc làm) của nhóm bạn này không? Vì 
sao? Em sẽ làm gì khi biết hành động (việc làm) của nhóm bạn trên. 
. 
. 
. 
1.3.13. Câu hỏi dạng sắp xếp thứ tự, mức 3 
Sắp xếp các ý từ a đến g theo trình tự phù hợp các bước làm thí nghiệm lọc 
nước. 
a. Đổ nước đục vào bình. 
b. Rửa sạch cát. 
c. Quan sát nước sau khi lọc. 
d. Quan sát nước trước khi lọc. 
e. So sánh kết quả nước trước và sau khi lọc để rút ra nhận xét. 
g. Cho cát và bông vào bình lọc. 
Trả lời : .. 
1.3.14. Câu hỏi có câu trả lời ngắn, mức 3 
 Ghi ra những việc nên hoặc không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: 
Những việc nên làm để 
phòng tránh tai nạn đuối nước 
Những việc không nên làm để 
phòng tránh tai nạn đuối nước 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
1.3.15. Câu hỏi có câu trả lời ngắn, mức 3 
Có hai con chuột để trong hai hộp khác nhau: con chuột ở hộp 1 được cung cấp đầy 
đủ thức ăn, nước và ánh sáng nhưng thiếu không khí; con chuột ở hộp 2 được cung 
 6
cấp đầy đủ nước, ánh sáng, không khí nhưng thiếu thức ăn. Hai con chuột này có 
sống bình thường được không? Con chuột nào sẽ chết trước? 
. 
. 
1.3.16. Câu hỏi có câu trả lời ngắn, mức 3 
 Quan sát các vật trong hình dưới đây. 
Trong mỗi vật nói trên, hãy viết tên 1 bộ phận/phần của vật cần cho ánh sáng 
truyền qua. Vì sao? 
Vật Bộ phận/phần của vật cần cho 
ánh sáng truyền qua 
Lí do 
1. Bóng 
đèn điện 
2. Đồng 
hồ treo 
tường 
3. Tủ 
 7
4. Xe ô tô 
1.3.17. Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 4 (Câu hỏi này gắn với thực tiễn cuôc 
sống và đòi hỏi HS vận dụng được kiến thức từ một số chủ đề của khoa học để 
trả lời) 
Ghi vào bảng dưới đây tác dụng của từng loại cửa sổ 
 (1) (2) (3) 
Cửa sổ Tác dụng 
Hình (1) 
Hình (2) 
Hình (3) 
 8
1.3.18. Câu hỏi dạng trả lời ngắn, mức 3, 4 
Nêu ví dụ thực tế vận dụng tính chất của nước (mỗi tính chất một ví dụ): 
a. Tính chất: nước chảy từ cao xuống thấp:  
b. Tính chất: nước có thể thấm qua các vật xốp:  
c. Tính chất: nước có thể hoà tan một số chất:  
1.3.19. Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn, mức 4 
Nhà bạn Nam quay về hướng Đông. Buổi chiều hè Nam và các bạn ngồi chơi ở 
bên ngoài nhà. Để nhờ bóng của nhà che nắng thì các bạn nên chọn ngồi ở vị trí 
nào ? 
A. Phía trước nhà. 
B. Phía sau nhà. 
C. Phía phải của ngôi nhà. 
D. Phía trái của ngôi nhà. 
1.3.20. Câu hỏi tự luận, mức 4 
Để tìm hiểu xem nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh hay chậm, 
một hôm trời nắng và gió, bạn Hải làm thí nghiệm như sau: Đặt 2 cốc nước 
giống nhau, cốc 1 trong nhà và cốc 2 ngoài trời nắng. 
Sau một thời gian Hải so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem nhiệt độ cao 
(do đặt ngoài trời nắng) có làm cho nước bay hơi nhanh lên hay chậm đi hay 
không. Hãy chỉ ra xem thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ nào ? 
.. 
.. 
1.3.21. Câu hỏi tự luận, mức 4 
 9
Trình bày 2 cách khác nhau để có thể xác định được trong các vật như quyển 
sách, tấm kính trong, túi nhựa, .., vật nào cho ánh sáng truyền qua hầu như hoàn 
toàn, vật nào cho ánh sáng truyền qua một phần hoặc không cho ánh sáng truyền 
qua. 
.. 
1.3.22. Câu hỏi tự luận, mức 4 
Ở một ngôi làng, người dân nhận thấy khi cả làng không nuôi mèo thì năng suất lúa 
giảm và ngược lại những năm nào làng nuôi nhiều mèo thì năng suất lúa tăng lên. 
Hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa, 
chuột và mèo và giải thích hiện tượng ở ngôi làng trên. 
. 
. 
. 
. 
2. Quy trình xây dựng đề kiểm tra định kì 
2.1. Xác định mục tiêu kiểm tra. Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá 
kết quả học tập của học sinh sau một học kì hay sau cả năm học. 
2.2. Xác định nội dung kiểm tra. Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa 
vào đề kiểm tra phải dựa trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng 
các chuẩn kiến thức-kĩ năng ghi trong chương trình môn học. Đây là việc làm 
công phu đòi hỏi người làm phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, 
từng chủ đề của chương trình.Việc xác định nội dung kiểm tra có thể được thực 
hiện theo những bước cụ thể sau đây: 
 - Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra. 
 - Xác định các mức độ ứng với các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra : 
 + Mức độ : học sinh chỉ cần nhớ và nhận ra được, giải thích, so sánh, minh 
hoạ, tìm ví dụ v.v... Đây là yêu cầu ở trình độ nhận biết và thông hiểu. 
 + Mức độ : học sinh phải vận dụng được vào những tình huống từ đơn giản 
tới phức tạp; từ quen thuộc tới mới. Đây là yêu cầu nắm kiến thức và kĩ năng ở 
trình độ “vận dụng” (trong trường hợp tình huống phức tạp, mới thì là vận dụng 
mức độ cao). 
 10
Ví dụ về phân tích Chuẩn thành các mức độ yêu cầu. 
(Chủ đề Vật chất và Năng lượng lớp 4) 
Mạch 
nội 
dung 
Mức 1 và Mức 2 Mức 3 và Mức 4 
Nước - Nêu được một số tính chất 
của nước và ứng dụng một số 
tính chất đó trong đời sống. 
- Nêu được nước tồn tại ở ba 
thể : lỏng, khí, rắn. 
- Mô tả vòng tuần hoàn của 
nước trong tự nhiên. 
- Nêu được vai trò của nước 
trong đời sống, sản xuất và 
sinh hoạt. 
- Nêu được một số cách làm 
sạch nước. 
- Nêu nguyên nhân làm ô 
nhiễm nước và cần sử dụng 
nước hợp lí; một số biện pháp 
bảo vệ nguồn nước; một số 
hiện tượng liên quan tới vòng 
tuần hoàn của nước trong tự 
nhiên 
- Biết vận dụng tính chất của 
nước trong việc giải thích 
một số hiện tượng/ giải 
quyết một số vấn đề đơn 
giản 
- Thể hiện vòng tuần hoàn 
của nước trong tự nhiên 
bằng sơ đồ. 
- Thực hiện tiết kiệm nước 
và bảo vệ nguồn nước. 
Không 
khí 
- Nêu được một số tính chất 
và thành phần của không khí. 
- Nêu được ví dụ ứng dụng 
một số tính chất của không khí 
trong đời sống. 
- Nêu được vai trò và ứng 
dụng của không khí trong sự 
sống và sự cháy. 
- Nêu được một số tác hại của 
bão và cách phòng chống. 
- Nêu được một số nguyên 
- Biết vận dụng tính chất của 
không khí trong việc giải 
thích một số hiện tượng/ giải 
quyết một số vấn đề đơn 
giản 
 11
nhân gây ô nhiễm không khí 
và một số biện pháp bảo vệ 
không khí trong sạch. 
- Nêu được vai trò của không 
khí đối với sự cháy 
Nhiệt - Biết vật nóng hơn có nhiệt 
độ cao hơn. 
- Nhận biết được vật ở gần vật 
nóng hơn thì thu nhiệt nên 
nóng lên ; vật ở gần vật lạnh 
hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi. 
- Nhận biết được chất lỏng nở 
ra khi nóng lên, co lại khi lạnh 
đi. 
- Kể tên và nêu được vai trò 
của một số nguồn nhiệt. 
- Kể được tên một số vật dẫn 
nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém. 
- Sử dụng được nhiệt kế để 
xác định nhiệt độ cơ thể, 
nhiệt độ không khí. 
- Thực hiện được một số 
biện pháp an toàn, tiết kiệm 
khi sử dụng các nguồn nhiệt 
trong sinh hoạt. 
- Biết vận dụng đặc điểm nở 
ra khi nóng lên của chất lỏng 
trong việc giải thích một số 
hiện tượng/ giải quyết một 
số vấn đề đơn giản trong 
cuộc sống 
Ánh 
sáng 
- Phân biệt được vật tự phát 
sáng và vật được chiếu sáng 
- Phân biệt được một số vật 
cho ánh sáng truyền qua và 
một số vật không cho ánh 
sáng truyền qua. 
 - Tránh được những trường 
hợp ánh sáng quá mạnh 
chiếu vào mắt, không đọc, 
viết dưới ánh sáng quá yếu 
- Biết cách vận dụng đặc 
điểm của sự tạo thành bóng 
tối trong việc giải thích một 
số hiện tượng/ giải quyết 
một số vấn đề đơn giản 
Âm 
thanh 
- Nhận biết âm thanh do vật 
rung động phát ra. 
- Nhận biết được tai nghe thấy 
âm thanh khi rung động lan 
truyền từ nơi phát ra âm thanh 
tới tai. 
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh 
có thể truyền qua chất khí, 
chất lỏng, chất rắn. 
- Thực hiện các quy định 
không gây ồn nơi công cộng. 
- Biết cách phòng chống 
tiếng ồn trong cuộc sống. 
 12
- Nêu được ví dụ về ích lợi 
của âm thanh trong cuộc sống. 
- Nêu được ví dụ về tác hại 
của tiếng ồn và một số biện 
pháp chống tiếng ồn. 
2.3. Lựa chọn các dạng câu hỏi tương ứng với yêu cầu kiểm tra . 
Câu hỏi tự luận thường được dùng cho các yêu cầu về giải thích hiện tượng, 
khái niệm,  tương đối phức tạp. Do đó, tự luận thường được dùng cho những yêu 
cầu ở trình độ vận dụng, nhất là “vận dụng mức cao”. 
Trắc nghiệm khách quan nhìn chung có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi 
trình độ nhận thức, tuy nhiên hạn chế trong việc đánh giá khả năng sáng tạo của HS 
(VD đưa ra các phương án giải quyết khác nhau; ...). 
2.4. Xây dựng ma trận của đề . 
Việc xây dựng ma trận của đề kiểm tra được tiến hành theo các bước sau: 
- Xác định số lượng câu sẽ ra trong đề kiểm tra. 
- Hình thành ma trận: Hàng dọc của ma trận ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ 
năng) cần kiểm tra; hàng ngang ghi trình độ nhận thức cần đánh giá, trong các ô 
ghi số lượng các câu và số điểm cho các câu đó. 
2.5. Viết các câu theo ma trận. Xây dựng đáp án và biểu điểm. 
3. Ví dụ ma trận và đề minh họa 
3.1.Nội dung kiểm tra định kì môn Khoa học cân đối giữa các mạch kiến 
thức, kĩ năng: 
 Học kì I Cuối năm 
Lớp 4 Trao đổi chất ở người 
Dinh dưỡng 
Phòng bệnh 
An toàn trong cuộc 
sống 
Nước 
Không khí 
Không khí 
Âm thanh 
Ánh sáng 
Nhiệt 
Trao đổi chất ở thực 
vật 
Trao đổi chất ở động 
vật 
Chuỗi thức ăn trong tự 
 13
nhiên 
Lớp 5 Sự sinh sản và phát 
triển của cơ thể người 
Vệ sinh phòng bệnh 
An toàn trong cuộc 
sống 
Đặc điểm và công 
dụng của một số vật 
liệu thường dùng 
Sự biến đổi của chất 
Sử dụng năng lượng 
Sự sinh sản của thực 
vật 
Sự sinh sản của động 
vật 
Môi trường và tài 
nguyên 
Mối quan hệ giữa môi 
trường và con người 
3.2.Mức độ kiểm tra các nội dung như sau 
- Mức 1+2 : khoảng 60% 
- Mức 3: khoảng 30% 
- Mức 4: khoảng 10% 
3.3. Cấu trúc một đề kiểm tra môn Khoa học là đề kết hợp Trắc nghiệm và 
Tự luận, có khoảng 12 câu, trong đó số câu tự luận khoảng 20%, số câu trắc 
nghiệm khoảng 80% 
3.4. Ví dụ ma trận đề kiểm tra 
Cuối học kì I, lớp 4 
Mạch 
kiến 
thức, 
kĩ 
năng 
Số 
câu và 
số 
điểm 
Mức 1+2 Mức 3 Mức 4 Tổng 
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 
1. 
Trao 
đổi 
chất ở 
người 
- Nêu được những yếu 
tố cần cho sự sống của 
con người; một số cơ 
quan tham gia vào quá 
trình trao đổi chất; một 
số biểu hiện về sự trao 
đổi chất giữa cơ thể 
người với môi trường. 
 14
Số 
câu 
1 1 
Số 
điểm 
1,0 1,0 
2. 
Dinh 
dưỡng 
- Kể được tên một số 
thức ăn có chứa nhiều 
chất đạm, chất béo, chất 
bột đường, vitamin, chất 
khoáng, chất xơ; nêu 
được vai trò của chất 
đạm chất béo, chất bột 
đường, vitamin, chất 
khoáng, chất xơ đối với 
cơ thể. 
- Nêu được một số tiêu 
chuẩn của thực phẩm 
sạch và an toàn. 
- Nêu được một số biện 
pháp thực hiện vệ sinh 
an toàn thực phẩm. 
- Kể tên một số cách bảo 
quản thức ăn. 
- Quan sát bảng 
"Tháp dinh dưỡng 
cân đối cho một 
người trong một 
tháng" và nói được 
tên nhóm thức ăn 
cần ăn đủ, ăn vừa 
phải, ăn có mức độ, 
ăn ít và ăn hạn chế. 
- Biết phân loại thức 
ăn theo nhóm chất 
dinh dưỡng. 
- Vận dụng hiểu 
biết về nhu cầu 
dinh dưỡng 
trong ăn uống 
hằng ngày. 
Số 
câu 
1 1 1 3 
Số 
điểm 
1,0 0,5 0,5 2,0 
3. 
Phòng 
bệnh 
- Nêu cách phòng tránh 
một số bệnh do ăn thiếu 
hoặc ăn thừa chất dinh 
dưỡng. 
- Kể tên, nguyên nhân 
và cách phòng tránh một 
số bệnh lây qua đường 
tiêu hóa. 
Số 
câu 
1 1 1 1 
Số 
điểm 
0,5 1,0 0,5 1,0 
 15
4. An 
toàn 
trong 
cuộc 
sống 
- Phân biệt được lúc 
cơ thể khỏe mạnh và 
lúc cơ thể bị bệnh. 
Biết nói với cha mẹ, 
người lớn khi cảm 
thấy trong người 
khó chịu, không 
bình thường 
- Thực hiện các quy 
tắc an toàn, phòng 
tránh đuối nước 
Số 
câu 
 1 1 
Số 
điểm 
 0,5 0,5 
5. 
Nước 
- Nêu được một số tính 
chất của nước - Nêu 
được nước tồn tại ở ba 
thể: lỏng, khí, rắn. 
- Mô tả vòng tuần hoàn 
của nước trong tự nhiên. 
- Nêu được vai trò của 
nước trong đời sống, sản 
xuất và sinh hoạt. 
- Nêu được một số cách 
làm sạch nước. 
- Nêu được nguyên nhân 
làm ô nhiễm nước và 
cần sử dụng nước hợp lí; 
một số biện pháp bảo vệ 
nguồn nước; một số hiện 
tượng liên quan tới vòng 
tuần hoàn của nước 
trong tự nhiên. 
- Thể hiện vòng tuần 
hoàn của nước trong 
tự nhiên bằng sơ đồ. 
- Hiểu được cần 
thực hiện tiết kiệm 
nước và bảo vệ 
nguồn nước. 
- Nêu được ứng 
dụng một số tính 
chất của nước trong 
đời sống. 
- Vận dụng tính 
chất của nước, 
trong việc giải 
thích một số hiện 
tượng/giải quyết 
một số vấn đề 
đơn giản trong 
cuộc sống. 
Số 
câu 
1 1 1 2 1 
Số 
điểm 
1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 
6. 
- Nêu được một số tính 
chất và thành phần của - Nêu được ví dụ 
 16
Không 
khí 
không khí. 
ứng dụng một số 
tính chất của không 
khí trong đời sống. 
Số 
câu 
1 1 2 
Số 
điểm 
1,0 1,0 2,0 
Tổng 
Số 
câu 
5 1 4 1 1 10 2 
Số 
điểm 
4,5 1,0 3,0 0,5 1,0 8,0 2,0 
Cuối năm học lớp 4 
Mạch 
kiến 
thức, 
kĩ 
năng 
Số 
câu và 
số 
điểm 
Mức 1+2 Mức 3 Mức 4 Tổng 
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 
1. 
Không 
khí 
- Nêu được vai trò và 
ứng dụng của không khí 
trong sự sống và sự cháy. 
- Nêu được một số tác 
hại của bão và cách 
phòng chống. 
- Nêu được một số 
nguyên nhân gây ô 
nhiễm không khí và một 
số biện pháp bảo vệ 
không khí trong sạch. 
Số 
câu 
1 1 
Số 
điểm 
1,0 1,0 
2. Âm 
thanh 
- Nhận biết âm thanh do 
vật rung động phát ra. 
- Nhận biết được tai nghe 
thấy âm thanh khi rung 
động lan truyền từ nơi 
phát ra âm thanh tới tai. 
- Nêu ví dụ chứng tỏ 
âm thanh có thể 
truyền qua chất khí, 
chất lỏng, chất rắn. 
- Nêu được ví dụ về 
ích lợi của âm thanh 
trong cuộc sống. 
 17
- Nêu được ví dụ về 
tác hại của tiếng ồn 
và một số biện pháp 
chống tiếng ồn. 
Số 
câu 
1 1 2 
Số 
điểm 
1,0 0,5 1,5 
3. Ánh 
sáng 
- Phân biệt được 
một số vật cho ánh 
sáng truyền qua và 
một số vật không 
cho ánh sáng truyền 
qua. 
- Phân biệt được vật 
tự phát sáng và vật 
được chiếu sáng. 
-Vận dụng tính 
chất của ánh 
sáng trong việc 
giải thích một số 
hiện tượng/giải 
quyết một số 
vấn đề đơn giản 
trong cuộc sống. 
- Tránh được 
những trường 
hợp ánh sáng 
quá mạnh chiếu 
vào mắt; không 
đọc, viết dưới 
ánh sáng quá 
yếu. 
- Vận dụng đặc 
điểm của sự tạo 
thành bóng tối 
giải thích một số 
hiện tượng/giải 
quyết một số 
vấn đề đơn giản. 
Số 
câu 
 1 1 2 
Số 
điểm 
 0,5 1,0 1,5 
4. 
Nhiệt 
- Biết vật nóng hơn có 
nhiệt độ cao hơn. 
- Nhận biết được vật ở 
gần vật nóng hơn thì thu 
n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKhoa học.pdf