Câu hỏi phát triển năng lực

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2687Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi phát triển năng lực
 CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TÊN CHỦ ĐỀ: Văn học Trung đại Việt Nam
Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS.
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
a. Về kiến thức: (Xem Chuẩn kiến thức kĩ năng)
 Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống yêu nước dân tộc Viêt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng đánh thắng giặc ngoại xâm.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ tác phẩm, cảm thụ được những chi tiết nghệ thuật trong tác phảm 
c. Về thái độ: 
 - Trân trọng vẻ đẹp con người Việt Nam.
- Tình cảm tự hào về dân tộc.
 2. Mô tả các mức độ yêu cầu năng lực HS:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 - Nêu xuất xứ 
 - Nắm nội dung
 - Giới thiệu
- Phân tích
- Trình bày
- Giải thích
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề trong c uộc sống.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực.
1. Câu hỏi nhận biết: 
1. Hịch tướng sĩ viết khoảng thời gian nào?
Đáp án:
Quân Nguyên chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thư hai.
2. Mục đích viết Hich tướng sĩ là gì?
Đáp án:
Khích lệ binh sĩ học Binh thư yếu lược.
3. Nước ta mang tên Đại Việt từ bao giờ?
Đáp án:
Năm 1010 Lí Thái Tổ đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.
4. Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào?
Đáp án:
Bình Ngô Đại Cáo.
2. Câu hỏi thông hiểu: 
 1. Văn bản Hịch tướng sĩ nét đặc sắc nghệ thuật nào tạo sức thuyết phục người đọc?
Đáp án:
Lập luận chặt chẽ, lí luận giàu cảm xúc.
Câu văn biền ngẫu đối xứng nhau.
Cách liệt kê liên tiếp.
Câu hỏi tu từ.
2. Hình ảnh kẻ thù trong Hịch tướng sĩ được miêu tả như thế nàol?
Đáp án:
Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ.
Thác mệnh Hốt tất liệt đòi ngọc lụa.
Giả hiệu vân nam vương đòi bạc vàng.
3. Thành Đại La có những điều kiện gì để chọn là nơi đóng đô?
Đáp án:
về địa lí:
 + nơi trung tâm trời đất.
 + Có thế rồng cuộn, hổ ngồi
 + Mở ra 4 hướng: nam, bắc, đông, tây, có núi, có sông.
 + Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
 - Về chính trị, văn hóa:
 + Đầu mối giao lưu, chốn hội tụ của bốn phương.
 + Mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”
4. Nội dung chính của Nước Đại Việt ta là gì?
Đáp án:
Nêu nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập chủ quyền của dân tộc.
5. Văn bản Bàn luận về phép học tác giả nêu quan điểm đúng đắn của việc học như thế nào?
Đáp án:
- Việc học phải phổ biến rộng khắp:
 + Mở thêm trường.
 + Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
- Phương pháp học:
 + Học từ thấp đến cao.
 + Học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản cốt yếu nhất.
 + Học phải biết kết hợp với hành
3. Câu hỏi vận dụng thấp:
1.So sánh giống nhau và khác nhau giữa Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ?
Đáp án:
Giống : 
+ Đều là mục đích ban bố của kẻ bề trên.
+ Đều là văn nghị luận lập luận sắc bén.
Khác:
+ Chiếu dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch kêu gọi cỗ vũ.
2. Qua bài Hich tướng sĩ hãy viết một đoạn văn làm rõ tinh thần yêu nước chống giặc Nguyên của nhân dân ta?
Đáp án:
 viết một đoạn văn làm rõ tinh thần yêu nước chống giặc Nguyên của nhân dân ta.
3. Hãy viết một đoạn văn làm rõ Lí Công Uẩn phê phán việc đóng đô của hai triều Đinh Lê có đúng không? Vì sao?
Đáp án:
 Viết một đoạn văn khẳng định đúng vì hai triều Đinh Lê đóng đô tỏ thế lực chưa đủ mạnh.
4. Câu hỏi vận dụng cao: 
1. So sánh sự giống và khác nhau về quan niệm quốc gia, dân tộc của hai tác giả Nam Quốc Sơn Hà và Bình Ngô Đại Cáo?
Đáp án:
- Nam Quốc Sơn Hà: ý thức dân tộc mới xác định trên hai yếu tố lảnh thổ và chủ quyền, niềm tự hào dân tộc qua từ đế.
- Bình Ngô Đại Cáo: ba yếu tố văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.
2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành?
Đáp án:
Giải thích học là thu nhận kiến thức.
Hành là thực hành ứng dụng.
Khẳng định học và hành đi đôi với nhau.
Phải kêt hợp học với hành hợp lí.
Liên hệ bản thân mối quan hệ học với hành.
3. Dựa vào “Chiếu dời đô”,”Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. 
A. Mở bài : 
 - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và mục đích của bài hịch. 
 - Khái quát giá trị của tác phẩm và dẫn nhận định. 
B. Thân bài: 
 + Luận điểm 1: Trước hết, “ Hịch tướng sĩ” đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của vị tiết chế trước hoàn cảnh đất nước trong cảnh nước sôi lửa bỏng: 
 - Tố cáo tội ác và những hành vi ngang ngược của kẻ thù. 
 - Bộc lộ tâm trạng đau đớn, dằn vặt và lòng căm thù quân xâm lược. 
+ Luận điểm 2: Nêu cao tinh thần của vị chủ soái trước hoàn cảnh Tổ quốc bị lâm nguy. 
- Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ Khéo léo nêu lên lòng yêu thương sâu sắc của ông đối với các tướng sĩ. 
- Hậu quả nghiêm trọng không những sẽ ảnh hưởng cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nuớc rơi vào tay quân thù. 
- Tinh thần trách nhiệm của ông còn được thể hiện ở việc ông viết cuốn “ Binh thư yếu lược” 
C. Kết bài: Khẳng định giá trị của " Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô ", cảm nghĩ của bản thân. 

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_de_thi.doc