Câu hỏi ôn tập Sinh học lớp 8

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 795Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Sinh học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập Sinh học lớp 8
Câu 1:Cấu tạo và chức năng các thành phần tế bào? Chức năng các loại mô.
* Cấu tạo của tế bào gồm 3 phần chính:
-Màng sinh chất
-Chất tế bào: Lưới nội chất, ti thể, ri-bô-xôm,bộ máy Gôn-gi, trung thể
-Nhân: Nhiễm sắc thể, nhân con
* Chức năng các bộ phận của tế bào:
- Màng tế bào : giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất
- Chất tế bào : là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
+ Lưới nội chất : thực hiện quá trình trao đổi các chất
+ Trung thể : than gia quá trình phân bào
+ ti thể : tham gia hô hấp, giải phóng năng lượng
+ Ri bô xôm : Tổng hợp Protein
+ Bộ máy Gôn gi : tiếp nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm tế bào 
- Nhân :
+ Nhiễm sắc thể : Tổng hợp protein, quy định cấu trúc di truyền
+ Nhân con : Tổng hợp A R N riboxom
* Chức năng mô:
- Mô biểu bì: bảo vệ,hấp thụ và bài tiết
+Mô biếu bì bao phủ: Bảo vệ và hấp thụ
+Mô biểu bì tuyến: Tiết các chất
- Mô liên kết: mô sợi , mô sụn, mô xương, mô mỡ =>Nâng đỡ liên kết các cơ quan hoặc là đệm cơ thể
- Mô cơ: cơ vân, cơ trơn, cơ tim=> co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan trong cơ thể
- Mô thần kinh:Tiếp nhận, kích thích và xử lí thông tin. Điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan
Câu 2: Phản xạ là gì ? lấy ví dụ về phản xạ ? Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó ?
-Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.
VD: khi chạm tay vào vật nóng thì lập tức nhấc tay ra
 Phân tích : Khi chạm tay vào vật nóng cơ quan thụ cảm là da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đi từ cơ quan thụ cảm đến Trung ương báo là tay chạm vật nóng Trung ương phân tích phát đi thông tin bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là cơ và xương ở tay để rụt tay lại tránh vật nóng
Câu 3: Các thành phần chính của bộ xương
* Bộ xương chia làm 3 phần:
-Xương Đầu: xương sọ phát triển, xương mặt có lồi cằm
-Xương thân: gồm xương cột sống có nhiều đốt sống khớp lại với nhau, có 4 chỗ căng. Lồng ngực có xương sườn, xương ức
-Xương tay , chân: + Xương đai vai, xương đai hông
+Các xương: xuopwng ống, xương đùi, xương ngón
Câu 4: Thành phần hoá học và tính chất của xương
-Thành phần hoá học của xương: gồm 2 thành phần:+chất cốt giao(chất hữu cơ)
 +chất khoáng(chất vô cơ):Canxi
-Tính chất của xương: +tính đàn hồi
 +Tính rắn chắc
Câu 5: Trình bày đặc điểm bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi = 2 chân? Các bp chống vẹo cột sống
* Những đặc điểm:
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
- Cột sống cong ở 4 chổ
- Xương chậu nở, xương đùi lớn.
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
- Bàn chân hình vòm, xương gót chân lớn và phát triển về phía sau
- Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.
- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.
*các biện pháp:
- Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
- Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân
Câu 6:Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa cúa sự đông máu?Vì sao có sự đông máu? Sơ đồ truyền máu
-Đông máu: là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi mạch tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương
-ý nghĩa: Giúp cơ thể tự bảo vệ ,chống mất máu khi bị thương
-Sự đông máu là do: Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong dó có ion canxi (Ca2).
-Sơ đồ truyền máu: 
 A 
 ô
 A
OóO ABóAB
 B
 ô
 B
Câu 8 :trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? các bp để có hệ hô hấp khoẻ mạnh
-trao đổi khí ở phổi và tế bào: theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao->nơi có nồng độ thấp.
-trao đổi khí ở phổi :ôxi từ phổi khuếch tán vào mao mạch máu; cacbonic từ mao mạch máu khuếch tán vào phổi
-trao đổi khí ở tế bào:ôxi từ mao mạch máu khuếch tán vào phổi ; cacbonic từ phổi
 khuếch tán vào mao mạch máu 
-các bp :
+ Trồng nhiều cây xanh
+Hạn chế sử dụng thiết bị thải ra khí độc 
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi
+Luyện tập TDTT thường xuyên, đều đặn phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở từ bé. Luyện tập vừa sức và từ từ
Câu 9: Trình bày sự biến đổi thức ăn ( lí học,hoá học)tại khoang miệng, dạ dày,ruột non
*khoang miệng
-biến đổi lí học:Tiết nước bọt,nhai,đảo trộn thức ăn,tạo viên thức ăn.->Làm mềm, nhuyễn thức ăn,làm thức ăn thấm đẫm nước bọt.,tạo viên thức ăn vừa nuốt
-Biến đổi hoá học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt ->Biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ
*dạ dày
 -Biến đổi lí học: Tuyến vị tiết dịch vị ,co bóp của dạ dày->hoà loãn thức ăn thẫm đều dịch vị
-Biến đổi hoá học: hoạt động của enzim pepsin -> phân cắt prôtêin dài thành prôtêin ngắn , đơn giản.
*ruột non
-Biến đổi lí học gồm:+đảo trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa (dịch ruột, dịch tụy, dịch mật) và hòa loãng thức ăn. 
+dịch mật len lỏi, phân tách các khối lipit được muối mật tách thành những giọt nhỏ biệt lập
-Biến đổi hóa học: thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi về mặt hoá hocjlaf chủ yếu.Nhờ có nhiều tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan,tuỵ,ruột có đủ các loại enzim để biến đổi thành những dạng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
 Protein->axit amin
Gluxit->Đường đơn
Lipit->axit béo và glixerin
Axit nucleit->các thành phần cấu tạo của nucleit
Câu 10: phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và tế bào
*ở cấp độ cơ thể:môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã và khí CO2 từ cơ thể thải ra..
*ở cấp độ tế bào: Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong đưa đến các cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
Câu 7: Nêu chu kì hđ of tim
-Tim hoạt động theo chu kì 3 pha, kéo dài 0.8s
+Pha nhĩ co:0,1s
+Pha thất co:0,3s
+Pha dãn chung:0,4s
**** Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?
- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
 - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. 
- Khi ăn Cần ăn chậm nhai kỹ

Tài liệu đính kèm:

  • docsih.doc