Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Sinh học, khối 9

docx 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 843Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Sinh học, khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2016 - 2017 môn: Sinh học, khối 9
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NH 2016- 2017
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN
CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương I: Các thí nghiệm của menđen. 
(9 bài)
Các khái niệm liên quan đến di truyền- biến dị. Các ký hiệu, một số thuật ngữ của di truyền học.
-Viết một số dạng trong 6 sơ đồ lai.
-Giải bài tập lai 1 cặp tính trạng (Bài toán thuận).
Số câu: 3
36.0%= 3.6 điểm
36%x 10 đ= 3.6 đ
Lấy 3.5 đ
Số câu: 2
14.3% x 3.5= 0.5 đ
Lấy 0.5 điểm
Số câu: 1
85.7%x 3.5= 3.0.đ
Lấy 3.0 đ
Chương II: Nhiễm sắc thể 
(6 bài)
Đặc điểm của NST, sự biến đổi hình thái, số lượng của NST qua các kỳ của nguyên phân, giảm phân, trong quá trình phát sinh giao tử , thụ tinh và kết quả.
Tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ 1:1. Bản chất của quá trình thụ tinh.
Tính số NST qua các kỳ của nguyên phân, giảm phân.
Số câu: 10
24.0%= 2.4 điểm
24%x 10 đ= 2.4 đ
Lấy : 2.5 đ
Số câu: 7
70% x 2.5 = 1.5 đ
Lấy 1.75 điểm
Số câu: 2
20%x2.5=0.5 đ
Lấy 0.5 điểm
Số câu: 1
10%x2.5=0.25
Lấy 0.25 điểm
Chương III: ADN và gen 
(5 bài)
Thành phần hoá học, cấu tạo của phân tử ADN, ARN, prôtêin. Người phát minh ra mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN.
Vận dụng giải một số dạng bài tập ADN
Số câu: 5
20.0%= 2.0điểm
20%x 10 đ= 2.0 đ
Lấy 2.0 đ
Số câu: 4
50% x2.0= 1.0 đ
Lấy điểm 1.0 đ
Số câu: 1
50.0%x2.0= 1.0 đ
Lấy 1.0 điểm
Chương IV: Biến dị 
(5 bài)
Khái niệm, các dạng đột biến gen.
Số câu: 1
20%= 2.0 điểm
20%x 10 đ= 2.0 đ
Lấy 2.0 đ
Số câu: 1
100% x 2.0 = 2.0 đ
Lấy 2.0 điểm
Tổng sô câu: 19
Tổng số điểm:
100%= 10.0 đ
Số câu: 14 câu
Số điểm:
52.5%x10=5.25 đ
Số câu: 2 câu
Số điểm:
5.0%x10=0.5 đ
Số câu: 3 câu
Số điểm:
42.5%x10 = 4,25 đ
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2016- 2017
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nội dung đề gồm 2 phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận.
[I]- Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Học sinh lựa chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu, mỗi câu đúng là 0.25 điểm.
Câu 1. Trong di truyền học, giao tử được ký hiệu:
 	A. Ký hiệu: (P)	B. Ký hiệu: (G)	C. Ký hiệu: (X)	D. Ký hiệu: (F)
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu thành công và công phu nhất trong quy luật di truyền của Menđen là: 
 	A. Ruồi giấm	.	B. Rau mác	C. Đậu Hà Lan.	D. Chuột.
Câu 3. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào?
 	A. Kỳ trung gian	B. Kỳ đầu 	C. Kỳ giữa	D. Kỳ sau và kỳ cuối.
Câu 4. Trong tế bào, có thể quan sát NST rõ nhất ở kỳ nào của quá trình phân bào?
 	A. Kỳ đầu	B. Kỳ giữa 	C. Kỳ sau	D. Kỳ cuối.
Câu 5. Từ tinh nguyên bào bậc 1, sau khi kết thúc giảm phân II sẽ tạo được:
	A. 1 trứng	B. 4 trứng	C. 1 tinh trùng	D. 4 tinh trùng
Câu 6. Bản chất của quá trình thụ tinh là:
	A. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.	
	B. Sự kết hợp giữa cá thể đực và cá thể cái.
 	C. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội thành bộ nhân lưỡng bội.	
	D. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng.
Câu 7. Ở một tế bào bình thường, khi kết thúc một quá trình nguyên phân:
 	A. Từ 1 tế bào mẹ, hình thành 2 tế bào con, có bộ NST giống tế bào mẹ (2n).
	B. Từ 1 tế bào mẹ, hình thành 2 tế bào con, có bộ NST giảm đi 1 nửa (n).
 	C. Từ 1 tế bào mẹ, hình thành 4 tế bào con, có bộ NST giống tế bào mẹ (2n).	
	D. Từ 1 tế bào mẹ, hình thành 4 tế bào con, có bộ NST giảm đi 1 nửa (n).
Câu 8. Ở những loài nào sau đây, con cái mang cặp NST giới tính XX, còn con đực mang cặp NST giới tính XY?
 	A. Chim, bướm và một số loài cá 	B. Ruồi giấm, thú, người
 	C. Bọ nhậy	D. Châu chấu, rệp
Câu 9. Ở ruồi giấm, trong tế bào lưỡng bội (2n) có số lượng NST là:
	A. 8 NST	B. 46 NST	C. 48 NST	D. 24 NST	
Câu 10. Ở người, bộ NST lưỡng bội (2n= 46) được lý hiệu:
	A. 44XX, 44XY	B. 46A	C. 44A+ XX, XY	D. 44A+XX, 44A+XY
Câu 11. Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái là xấp xỉ 1:1?
 	A. Vì tỉ lệ giao tử (tinh trùng mang NST X) và giao tử (tinh trùng mang NST Y) tương 	đương nhau.
 	B. Vì tỉ lệ con cái và con đực trong loài bằng nhau.
 	C. Vì tỉ lệ trứng và tinh trùng bằng nhau.	
 	D. Số lượng tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng bằng nhau.
Câu 12. Một tế bào ruồi giấm (2n=8), ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân có số lượng NST là: 
	A. 4 NST đơn	B. 4 NST kép	C. 8 NST đơn	D. 8 NST kép
Câu 13. Thành phần hoá học chủ yếu của ADN là:
	A. Ca, Na, N, P	B. C,H,O,N,P	C. Fl,Cl, Ca, Fe	D. C,H,O,N
Câu 14. Tên của 4 loại nuclêôtít trong ARN là:
 	A. σ, φ, ψ, ω	B. A, T, G,X	C.W,X,Y,Z	D. A, U, G, X
Câu 15. Quá trình tổng hợp ADN theo NTBS:
	A. A- T, G-X và ngược lại	B. A-U, G- X và ngược lại	
	C. A- G, T-X và ngược lại	D. A- X, T-G và ngược lại
Câu 16. Trình tự đơn phân trong prôtêin:
	A. axit ribônuclêic	B. axit phôtphoric	C. axit amin	D.axit đêôxiribônuclêic
[II]- Phần tự luận: ( 6.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
	a/ Tính trạng trội hoa đỏ có kiểu gen: AA, Aa; tính trạng lặn hoa trắng có kiểu gen: aa. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 các trường hợp sau:
	TH1: P: AA (Hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
	TH2: P: Aa (Hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
	TH3: Aa (Hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
	TH4: aa (hoa trắng) x aa (hoa trắng)
	b/ Ở lúa, thân cao (A) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Cho lúa thân cao thuần chủng lai với thân thấp thu được F1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1 của trường hợp trên.
Câu 2: (1.0 điểm)
 	Trên một đoạn mạch của ADN có trình tự sắp xếp của các nuclêôtít như sau:
	Mạch 1: - A-T-G-A-X-T-T-A-G-G-T-T-A-A-G-A-
	a/ Viết mạch bổ sung của đoạn ADN trên.
	b/ Cho mạch 2 là mạch gốc của gen để sao chép nên mARN. Hãy viết đoạn mARN tương ứng với đoạn gen trên.
Câu 3: (2.0 điểm)
	Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến gen?
------------------------------------------------------- Hết ---------------------------------------------------
	- Nội dung đề gồm 02 trang,
	- Thí sinh không được phép mang tài liệu vào phòng thi, 	- 	- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2016- 2017
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN
 [I]- Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) Mỗi câu đúng 0.25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
B
C
A
B
D
C
A
B
A
D
A
D
B
D
A
C
[II]- Phần tự luận: ( 6 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a/ Tính trạng trội hoa đỏ có kiểu gen: AA, Aa; tính trạng lặn hoa trắng có kiểu gen: aa. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 các trường hợp sau:
	TH1: P: AA (Hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
	TH2: P: Aa (Hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
	TH3: Aa (Hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
	TH4: aa (hoa trắng) x aa (hoa trắng)
b/ Ở lúa, thân cao (A) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Cho lúa thân cao thuần chủng lai với thân thấp thu được F1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1 của trường hợp trên.
3.0 điểm
a/ Viết sơ đồ lai từ P đến F1 các trường hợp sau: 
	- TH1: 	P: AA (hoa đỏ) x 	aa (hoa trắng)
	G: A	 	a
	TLKG	F1: 	1 Aa
	TLKH 	F1: 100% hoa đỏ
	- TH2: 	P: Aa (hoa đỏ) x 	aa (hoa trắng)
	G: A,a	 	a
	TLKG	F1: 1 Aa	: 	1 aa 
	TLKH 	F1: 1 hoa đỏ	: 	1 hoa trắng
	- TH3: 	P: Aa (Hoa đỏ) x 	Aa (hoa đỏ)
	G: A,a	 	A, a
	TLKG:F1: 	1AA:	2 Aa	: 	1 aa 
	TLKH F1: 	3 hoa đỏ	: 	1 hoa trắng
	- TH4: 	P: aa (hoa trắng)x 	aa (hoa trắng)
	G: a	 	a
	TLKG	F1: 	1 aa 
	TLKH 	F1: 	100% hoa trắng
b/ Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1
	- Theo đề, cây lúa thân cao là trội hoàn toàn so với cây lúa thân thấp.
	- Gọi gen xác định:
	Gen A là gen quy định tính trạng trội lúa thân cao
	Gen a là gen quy định tính trạng lặn lúa thân thấp
	- Xác định kiểu gen của P:
	Pt/c: 	P: AA (thân cao) x 	aa (thân thấp)
	- Viết sơ đồ lai:
          Pt/c: AA (thân cao) x      aa (thân thấp)
          GP:    A                            a
          F1:                        1 Aa (100% thân cao) 
2.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
Câu 2:
 Trên một đoạn mạch của ADN có trình tự sắp xếp của các nuclêôtít như sau:
	Mạch 1: - A-T-G-A-X-T-T-A-G-G-T-T-A-A-G-A-
a/ Viết mạch bổ sung của đoạn ADN trên.
b/ Cho mạch 2 là mạch gốc của gen để sao chép nên mARN. Hãy viết đoạn mARN tương ứng với đoạn gen trên.
1.0 điểm
a/ Mạch bổ sung của đoạn ADN trên:
	ADN	Mạch 1: - A-T-G-A-X-T-T-A-G-G-T-T-A-A-G-A-
	Mạch 2: - T-A-X-T-G-A-A-T-X-X-A-A-T-T-X-T-
b/ Mạch mARN tương ứng được tổng hợp từ đoạn mạch nói trên:
	mARN	 -A-U-G-A-X-U-U-A-G-G-U-U-A-A-G-A-
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3:
Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến gen?
2.0 điểm
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen (0.5 điểm) liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit (0.5 điểm).
- Các dạng đột biến gen: 
	+ Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit (0.25 điểm).
	+ Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit (0.25 điểm).
	+ Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit (0.25 điểm).
	+ Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit (0.25 điểm).
1.0 điểm
1.0 điểm
Duyệt của BGH	Duyệt của Tổ trưởng	`	 GVBM
	 Huỳnh Thị Thúy Kiều Trần Quốc Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_HKI_Sinh_9.docx