Các dạng bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm
Dạng 1: Kim loại nhôm tác dụng với axit và bazơ
Câu 1: Cho 2,7g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)
A. 3,36 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 2: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)
A. 2,7g. 	B. 10,4g. 	C. 5,4g. 	D. 16,2g.
Câu 3: Cho 5,4g bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 0,336 lít.	B. 0,672 lít. 	C. 0,448 lít. 	D. 0,224 lít.
Câu 4: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
A. 8,1g. 	B. 1,53g. 	C. 1,35g. 	D. 13,5g.
Câu 5: Cho 0,1 mol Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được duy nhất 0,672 lít khí X (đktc). Khí X là
A. N2.	B. NO2.	C. N2O.	D. NO.
Câu 6: Cho 31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Số gam của Al và Al2O3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 21,6 và 9,6	B. 5,4 và 25,8	C. 16,2 và 15,0.	D. 10,8 và 20,4
Câu 7: Cho 18,7g hỗn hợp bột Al và Fe2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Số gam của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 5,4 và 16,0.	B. 16,0 và 5,4.	C. 16,0 và 2,7.	D. 2,7 và 16,0.
Dạng 2: Hỗn hợp kim loại của nhôm phản ứng với axit và bazơ
Câu 8: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là
A. 11,00g.	B. 12,28g.	C. 13,70g.	D. 19,50g.
Câu 9: Hoà tan a(g) hỗn hợp bột Mg- Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lít khí H2 (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Giá trị của a là 
A. 3,9 	B. 7,8 	C. 11,7 	D. 15,6 
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Số gam của Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 10,8 và 5,6.	B. 5,4 và 5,6.	C. 5,4 và 8,4. 	D. 5,4 và 2,8.
Câu 11: Chia 20g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí (đktc).
- Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). % khối lượng Cu có trong hỗn hợp X là
A. 16%.	B. 32%.	C. 17%.	D. 71%.
Dạng 3: Phản ứng nhiệt nhôm
Câu 12: Dùng m gam Al để khử hết 1,6g Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 0,540g	B. 0,810g	C. 1,080g	D. 1,755g
Câu 13: Số gam nhôm để có thể điều chế được 78g crom từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhôm là
A. 27,0g	B. 54,0g	C. 67,5g	D. 40,5g
Câu 14: Trộn 6,48g Al với 1,6g Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn X. Khi cho X tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm (tính theo chất thiếu) là
A. 80%.	B. 85%.	C. 100%.	D. 75%.
Câu 15: Trộn 0,81g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, được hỗn hợp X. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thể tích khí NO2 thu được (ở đktc) là
A. 2,016 lít.	B. 0,216 lít.	C. 0,672 lít.	D. 0,224 lít.
Câu 16: Một hỗn hợp Al và Fe2O3 có khối lượng là 26,8 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (phản ứng hoàn toàn) thu được chất rắn A. Chia A làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng với NaOH cho ra khí H2.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 5,6 lít khí H2 (đktc). 
Khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 5,4g Al; 11,4g Fe2O3.	B. 10,8g Al; 16g Fe2O3.
C. 2,7g Al; 14,1g Fe2O3.	D. 7,1g Al; 9,7g Fe2O3.
Dạng 4: Dung dịch bazơ mạnh tác dụng với dung dịch muối Al3+.
Phương pháp giải:
- Khi cho dung dịch OH- tác dụng với dung dịch a mol ion Al3+, đầu tiên xảy ra phản ứng:
Al3+ + 3OH- Al(OH)3 (1)
Nếu Al3+ hết, OH- còn dư thì: Al(OH)3 + OH-dư → AlO2- + 2H2O. (2)
- Tùy thuộc vào tỉ lệ mol của OH- và Al3+ mà thu được các sản phẩm khác nhau. Cụ thể, ta có các TH sau:
 + Đề cho Al3+ và OH-:
* Để thu được kết tủa thì . 
	Phản ứng xảy ra	Chất và ion thu được sau phản ứng	Số mol Al(OH)3 thu được sau phản ứng
T < 3	(1)	Al(OH)3, Al3+	
T = 3	(1)	Al(OH)3	
3 < T < 4	(1), (2)	Al(OH)3, AlO2-	
* Khi thì không thu được kết tủa.
 + Đề cho lượng Al3+ và kết tủa
 * Nếu 
 * Nếu hoặc 
- Nếu cho OH- vào dung dịch chứa hỗn hợp chứa a mol H+ và b mol Al3+ thì OH- ưu tiên phản ứng với a mol H+ trước, sau đó mới phản ứng với Al3+.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 19: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a: b = 1: 4.	B. a: b 1: 4.
Câu 20: Cho dung dịch chứa 2,8g NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42g Al2(SO4)3. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,12g. 	B. 2,34g. 	C. 1,56g.	D. 0,78g. 
Câu 21: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6g. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)
A. 1,2. 	B. 1,8. 	C. 2,4. 	D. 2.
Câu 22: Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra được 0,78g kết tủa. Nồng độ mol của NaOH đã dùng là
A. 1,2M.	B. 2,8M.	C. 1,2 M và 4M.	D. 1,2M hoặc 2,8M 
Câu 23: Trong một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc 200 ml dung dịch NaOH có nồng độ aM, ta được một kết tủa; Đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn. Giá trị của a là
A. 2M.	B. 1,5M hay 3M.	C. 1M hay 1,5M.	D. 1,5M hay 7,5M 
Câu 24: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78g kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là
A.0,15M.	B. 0,12M.	C. 0,28M.	D. 0,19M.
Câu 25: Cho 200 ml dung dịch NaOH tác dụng với 500 ml dung dịch AlCl3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo, đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 1,02g chất rắn. Nồng độ mol/l lớn nhất của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 1,9M.	B. 0,15M.	C. 0,3M.	D. 0,2M.
Câu 26: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1M Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để được khối lượng kết tủa trên là: 
A. 0,05 lít	B. 0,25 lít	C. 0,35 lít	D. 0,45 lít
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 13,275 g hỗn hợp BaO và Al vào nước được dung dịch X. Sục CO2 dư vào X thu được 7,410 g kết tủa. Phần trăm khối lượng BaO trong hỗn hợp là
A. 70,688 %.	B. 78,806%.	C. 80,678%.	D. 80,876 %.
Câu 28: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và một kim loại kiềm M vào trong nước. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 7,8 gam. Kim loại M là
A. Li.	B. Na.	C. K.	D. Rb.
Câu 29: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568.	B. 1,560.	C. 4,128.	D. 5,064.
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là 
A. 8,3 và 7,2.	B. 11,3 và 7,8.	C. 13,3 và 3,9.	D. 8,2 và 7,8.
Dạng 5: Dung dịch axit tác dụng với dung dịch chứa ion AlO2-.
* Để thu được kết tủa thì 
Phản ứng xảy ra
Chất và ion thu được sau phản ứng
Số mol Al(OH)3 thu được sau phản ứng
T < 1
(1)
Al(OH)3, AlO2-
T = 1
(1)
Al(OH)3
1 < T < 4
(1), (2)
Al(OH)3, Al3+
* Khi thì không thu được kết tủa.
 - Nếu cho H+ vào dung dịch chứa hỗn hợp a mol OH- và AlO2- thì H+ ưu tiên phản ứng với OH- trước, sau đó mới phản ứng với AlO2-.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 33: Cho p mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa q mol HCl. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. p: q 1:4.	D. p: q = 1: 4.
Câu 34: Cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M cần cho vào 500 ml dung dịch NaAlO2 0,1M để thu được 0,78 gam kết tủa
A. 10.	B. 100.	C. 15.	D. 170.
Câu 35: Thêm dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2 thu được 0,08 mol chất kết tủa. Số mol HCl đã thêm vào là
A. 0,16.	B. 0,18 hoặc 0,26.	C. 0,08 hoặc 0,16.	D. 0,26.
Câu 36: Cho dung dịch A chứa 0,05 mol NaAlO2 và 0,1 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch A để xuất hiện 1,56g kết tủa là
A. 0,06 lít.	B. 0,18 lít.	C. 0,12 lít.	D. 0,08 lít.
Câu 37: Cho 200ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO2 được 7,8g kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,025.	B. 0,05.	C. 0,1	D. 0,125.
Câu 38: Thêm từ từ HCl 0,1M vào 100 ml hỗn hợp dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M cho đến khi kết tủa tan một phần, lọc kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,02g chất rắn. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,5 lít.	B. 0,6 lít.	C. 0,7 lít.	D. 0,8 lít.
Câu 39: Cho 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 1M và HCl 0,5M tác dụng với 375 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 31,2.	B. 23,4.	C. 7,8.	D. 15,6.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_dang_bai_tap_ve_nhom_va_hop_chat_cua_nhom.doc