BỘ ĐỀ NGỮ VĂN (TIẾNG VIỆT) KHỐI 8 – HỌC KÌ II GỒM CÁC CHỦ ĐỀ: - CÁC LOẠI CÂU ( CÂU NGHI VẤN, CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN,CÂU TRẦN THUẬT, CÂU PHỦ ĐỊNH) - HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ( HỘI THOẠI, HÀNH ĐỘNG NÓI) - LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ. A. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS I. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Nội dung đặc điểm hình thức và chức năng của các câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,câu trần thuật, câu phủ định) - Hoạt động giao tiếp( hội thoại, hành động nói) - Hiểu được mục đích của việc lựa chọn trật tự từ phù hợp với mục đích giao tiếp. - Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong văn bản cụ thể. - Vận dụng những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong giao tiếp phù hợp văn cảnh. - Biết cách thực hiện hành động nói, cách xưng hô phù hợp với mục đích giao tiếp. - Rèn luyện kĩ năng nắm vững và sử dụng thích hợp trật tự từ từ ngữ xưng hô trong việc tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Ý thức đúng việc sử dụng các kiểu câu trong hoạt động giao tiếp phù hợp. - Giáo dục HS ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này. - Lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp tạo hiệu quả cao trong giao tiếp và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của học sinh: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Các loại câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,câu trần thuật, câu phủ định) -Nhớ được các khái niệm về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, vai xã hội trong hội thoại. -Nhận diện câu nghi vấn với đặc điểm và hình thức trong văn cảnh cụ thể. Hiểu và phân biệt sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa các câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,câu trần thuật, câu phủ định) Vận dụng kiến thức về câu nghi vấn để tạo lập các câu nghi vấn với mục đích khác nhau. Vận dụng kiến thức các loại câu loại để tạo lập đoạn văn phù hợp Hoạt động giao tiếp ( hội thoại, hành động nói trong câu) Nhớ được khái niệm vai xã hội trong hội thoại. Hiểu về vai xưng hô trong hội thoại để xác định lượt lời, kiểu câu, hành động nói, cách thực hiện hành động nói. Vận dụng kiến thức về hội thoại để lí giải dụng ý của tác giả trong việc khắc họa tâm lí, tính cách các nhân vật trong những đoạn hội thoại. Qua đó, rút ra bài học khi giao tiếp. Vận dụng kiến thức về hội thoại để tạo lập đoạn văn và phân tích vai xã hội, thái độ của các nhân vật qua đoạn thoại. Lựa chọn trật tự từ Lựa chọn hiệu quả sắp xếp trật tự từ ngữ, kiểu câu thích hợp viết đoạn văn. Lí giải sự lựa chọn sắp xếp đó. III. Câu hỏi bài tập minh họa: 1. CÂU HỎI NHẬN BIẾT: Câu 1. Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a. - Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? ( Nam Cao – Lão Hạc) b. Nghe con giục, bà mẹ hỏi đến phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? ( Sọ Dừa) Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Đáp án: - Mức tối đa: câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó: a. * Câu nghi vấn: - Sao cụ lo xa quá thế? - Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? * Đặc điểm hình thức: có các từ nghi vấn: “sao”, “ gì”, “gì” – cuối câu là dấu chấm hỏi. b. Câu nghi vấn: Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? * Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn: “làm sao”,– cuối câu là dấu chấm hỏi. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 2. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn Đáp án: - Mức tối đa: câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó: + Câu nghi vấn là câu: . Có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã)chưa,) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). . Có chức năng chính là dùng để hỏi. + Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 3. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? Đáp án: - Mức tối đa: đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến: + Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, + Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 4. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Đáp án: - Mức tối đa: + Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội : . Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) ; . Quan hệ thân – sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình). + Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói cho phù hợp. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời 2. CÂU HỎI THÔNG HIỂU: Câu 1: Phân biệt hình thức và ý nghĩa hai câu: a. Anh có khỏe không? b. Anh đã khỏe chưa? Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt một số câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có không với câu nghi vấn theo mô hình đã chưa? Đáp án: - Mức tối đa: + Phân biệt hình thức và ý nghĩa hai câu . Hình thức: (a) có không (b) đã chưa? . Ý nghĩa: câu (a) không có giả định về vấn đề sức khỏe. câu ( b) có giả định về sức khỏe, người hỏi đã biết vấn đề sức khỏe của đối tượng, + Đặt câu để phân biệt: có không và đã chưa . cặp sách này có cũ lắm không? . cái cặp sách này đã mới chưa? - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 2. Dựa vào đặc điểm câu nghi vấn hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: Bao giờ anh đi Hà Nội? Anh đi Hà Nội bao giờ? Đáp án: - Mức tối đa: Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu: + Về hình thức: hai câu khác nhau về trật tự từ. Câu (a) “ bao giờ” đứng đầu câu, Câu (b) “ bao giờ” đứng cuối câu. + Về ý nghĩa: câu ( a) hỏi về thời gian hành động diễn ra trong tương lai. Câu (b) thời gian của hành dộng đã diễn ra trong quá khứ. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống : (1) -Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? (2) Điểm thêm một “ giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa : (3) -Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (4) Cái Tí nghe nói giãy nãy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc.(5) ( “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố a. Xác định vai xã hội của hai nhân vật trên ? b. Xác định số lượt lời của các nhân vật vật ? c. Xác định kiểu hành động nói và cách thực hiện hành động nói của câu (4) trong đoạn trích trên. Đáp án: - Mức tối đa: a. Chị Dậu vai trên, cái Tí vai dưới. b. Chị Dậu 1 lượt lời, cái Tí 1 lượt lời. c. Kiểu câu: trần thuật, Kiểu Hành động nói: trình bày, cách thực hiện hành động nói: trực tiếp. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 3 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 4. Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu đó. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! ( Tô Hoài – Dế mèn phiêu lưu kí) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nửa. (Thanh Tịnh – Tôi đi học) Đáp án: + Xác định câu cầu khiến: a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. b. Các em đừng khóc. + Nhận xét về hình thức biểu hiện và ý nghĩa: Câu a. có từ cầu khiến “ đi”, vắng chủ ngữ Câu b. có từ cầu khiến “ đừng”, chủ ngữ ngôi 2, số nhiều. 3. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP: Câu 1: Thêm các từ ngữ thích hợp biến đổi câu sau thành các câu nghi vấn mang nội dung hỏi khác nhau. Bạn Lan học bài. Đáp án: - Mức tối đa: + Bạn Lan học bài à? + Bạn Lan có học bài không? + Bạn Lan đã học bài chưa? + Bạn Lan không học bài à? + Sao bạn Lan không học bài? - Mức chưa tối đa: HS trả lời được các ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 2: Vận dụng kiến thức về câu cầu khiến so sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp cháo cho đỡ xót ruột! ( Ngô Tất Tố- Tắt đèn) Đáp án: - Mức tối đa: + Giống nhau: hai câu trên đều có từ cầu khiến “ hãy” + Khác nhau: câu (a) vắng chủ ngữ, cuối câu là dấu chấm than. Câu ( b) chủ ngữ ( thầy em), ngôi thứ 2 số ít. Ở câu này nhờ có chủ ngữ mà ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng, tình cảm hơn ở câu (a) - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 3. Cho đoạn hội thoại sau: “ Mai hỏi tôi: Cậu được mấy điểm Hóa? Mình được điểm 9 Chà mai quá ta! Ngồi gần cây Hóa mà! Cậu chép được mấy câu? Tôi sững người. Không biết nói sao. Vẫn biết Hải giỏi Hóa nhất nhưng sự thật là tôi đã rất nỗ lực cho bài kiểm tra này. Tôi đã cậm cụi cho bài làm của mình đến mức không để ý gì đến chung quanh nào tôi có biết Hải làm bài như thế nào? Vậy mà” a. Trong đoạn hội thoại trên sự im lặng của nhân vật “tôi” thể hiện thái độ gì? b. Vì sao biết mình bị hiểu lầm nhưng “tôi” lại im lặng, không phân bua, trách cứ bạn? c. Qua bài tập này, em rút ra bài học gì cho bản thân trong quá trình tham gia hội thoại nói riêng và giao tiếp nói chung ? Đáp án: - Mức tối đa: a.Thái độ sửng sốt, bất ngờ b.Vì không muốn to tiếng tranh cãi với bạn vấn đề nhạy cảm như vậy. c. - Xác định đúng vai của mình đề chọn cách nói cho phù hợp. - Để giữ thái độ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt ngang hoặc chêm vào lời người khác. Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ - Mức chưa tối đa: HS chưa trả lời được các ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 4. Đọc đoạn trích sau: [...] Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Tìm câu cầu khiến trong đoạn trích? b. Chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng dấu hiệu hình thức trong các câu cầu khiến có trong đoạn trích. c. Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì về cách sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp? Đáp án: Đáp án: - Mức tối đa: a. Câu cầu khiến có trong đoạn trích: + Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! + Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. b. Chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng dấu hiệu hình thức trong các câu cầu khiến có trong đoạn trích. + Câu “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” Có từ “ hãy” và dấu chấm than ở cuối câu. Từ “ hãy” biểu thị sự an ủi của ông giáo đối với lão Hạc khi lão Hạc đã mất. + Câu “ Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” Có từ “đừng” nhưng được sử dụng dấu chấm cuối câu để ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn. Mặt khác từ “ đừng” ở đây cũng biểu thị sự khuyên can có tính chất an ủi, động viên đối với người đã khuất. c. Bài học gì về cách sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp: (nêu phù hợp ) có thể nêu sử dụng câu cầu khiến phù hợp với đối tượng và văn cảnh nhất định - Mức chưa tối đa: HS chưa trả lời được các ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. 4. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO: Câu 1. Viết một đoạn thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu ( trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán), chú thích rõ từng kiểu câu. Đáp án: - Mức tối đa. HS viết đoạn thoại, nội dung phù hợp, sử dụng đúng kiểu câu. - Mức chưa tối đa: HS sử dụng kiểu câu chưa đúng. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 2. Hãy viết một đoạn thoại ngắn có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ. (chú thích rõ từng kiểu câu) Đáp án: - Mức tối đa: HS viết đoạn thoại, nội dung phù hợp, sử dụng đúng kiểu câu theo yêu cầu. - Mức chưa tối đa: HS sử dụng kiểu câu chưa đúng. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 3. Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời. - Mức tối đa: HS viết đoạn thoại, nội dung phù hợp. + Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, + Cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời. - Mức chưa tối đa: HS viết đoạn thoại nhưng chưa phân tích. - Mức không đạt: HS chưa viết đoạn thoại theo yêu cầu. Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề sau đây: Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe. Lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết. Đáp án: - Mức tối đa: HS viết đoạn thoại, nội dung phù hợp. Lí giải cách sắp xếp trật tự từ. - Mức chưa tối đa: HS chưa sử dụng trật tự từ đạt hiệu quả. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. IV. Đề kiểm tra Tiếng Việt 8 – học kì II -Thời gian làm bài: 45 phút 1. Ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt 8 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Câu cầu khiến, câu nghi vấn câu cảm thán, câu trần thuật, - Nhận biết đặc điểm hình thức và chức năng câu cầu khiến Hiểu và phân biệt sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa các câu nghi vấn Vận dụng kiến thức về câu nghi vấn để tạo lập các câu nghi vấn với mục đích khác nhau. Vận dụng kiến thức các loại câu loại để tạo lập đoạn văn phù hợp Số câu Số điểm 1 1.0 đ 1 1.0 đ 1 1.0 đ 1 2.0 đ 3 5.0 đ Hoạt động giao tiếp ( hội thoại, hành động nói trong câu) Nhớ được khái niệm vai xã hội trong hội thoại. Hiểu về vai xưng hô trong hội thoại để xác định lượt lời, kiểu câu, hành động nói, cách thực hiện hành động nói. Vận dụng kiến thức về hội thoại để lí giải dụng ý của tác giả trong việc khắc họa tâm lí, tính cách các nhân vật trong những đoạn hội thoại. Qua đó, rút ra bài học khi giao tiếp. Số câu Số điểm 1 1.0 đ 1 2.0 đ 1 2.0 đ 3 5.0 đ Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 2 2.0 đ 20% 2 3.0 đ 30 % 2 3.0 đ 30% 1 2.0 đ 20% 7 10đ 100% 2. Đề kiểm tra Tiếng Việt 8 – học kì II -Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? ( 1 điểm) Câu 2. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? ( 1 điểm) Câu 3. Dựa vào đặc điểm câu nghi vấn hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: (1 điểm) Bao giờ anh đi Hà Nội? Anh đi Hà Nội bao giờ? Câu 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (2 điểm) Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống : (1) -Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? (2) Điểm thêm một “ giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa : (3) -Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (4) Cái Tí nghe nói giãy nãy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc.(5) ( “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố) a. Xác định vai xã hội của hai nhân vật trên ? b. Xác định số lượt lời của các nhân vật vật ? c. Xác định kiểu hành động nói và cách thực hiện hành động nói của câu (4) trong đoạn trích trên. Câu 5: Thêm các từ ngữ thích hợp biến đổi câu sau thành các câu nghi vấn mang nội dung hỏi khác nhau. ( ít nhất 4 câu) – (1.0 điểm) Bạn Lan học bài. Câu 6. Cho đoạn hội thoại sau: (2.0 điểm) “ Mai hỏi tôi: Cậu được mấy điểm Hóa? Mình được điểm 9 Chà mai quá ta! Ngồi gần cây Hóa mà! Cậu chép được mấy câu? Tôi sững người. Không biết nói sao. Vẫn biết Hải giỏi Hóa nhất nhưng sự thật là tôi đã rất nỗ lực cho bài kiểm tra này. Tôi đã cậm cụi cho bài làm của mình đến mức không để ý gì đến chung quanh nào tôi có biết Hải làm bài như thế nào? Vậy mà” a. Trong đoạn hội thoại trên sự im lặng của nhân vật “tôi” thể hiện thái độ gì? b. Vì sao biết mình bị hiểu lầm nhưng “tôi” lại im lặng, không phân bua, trách cứ bạn? c. Qua bài tập này, em rút ra bài học gì cho bản thân trong quá trình tham gia hội thoại nói riêng và giao tiếp nói chung ? Câu 7. Viết một đoạn thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu ( trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán), chú thích rõ từng kiểu câu. ( 2.0 đ) 3. Đáp án: Câu 1: - Mức tối đa: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến: ( 1.0 đ) - mỗi ý 0.5 đ + Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, + Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 2: - Mức tối đa: ( 1.0 đ) - mỗi ý 0.5 đ + Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội : . Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) ; . Quan hệ thân – sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình). + Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói cho phù hợp. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 3: - Mức tối đa: Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu: (1.0 đ)- mỗi ý 0.5đ + Về hình thức: hai câu khác nhau về trật tự từ. Câu (a) “ bao giờ” đứng đầu câu, Câu (b) “ bao giờ” đứng cuối câu. + Về ý nghĩa: câu ( a) hỏi về thời gian hành động diễn ra trong tương lai. Câu (b) thời gian của hành dộng đã diễn ra trong quá khứ. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 2 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 4. - Mức tối đa: (2.0 đ) a. Chị Dậu vai trên, cái Tí vai dưới. ( 0,5 đ) b. Chị Dậu 1 lượt lời, cái Tí 1 lượt lời. ( 0,5 đ) c. ( 1.0 đ) Kiểu câu: trần thuật, Kiểu Hành động nói: trình bày, cách thực hiện hành động nói: trực tiếp. - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 3 ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời Câu 5: Thêm các từ ngữ thích hợp biến đổi câu sau thành các câu nghi vấn mang nội dung hỏi khác nhau. ( ít nhất 4 câu) – (1.0 điểm) Bạn Lan học bài. Đáp án: - Mức tối đa: (mỗi câu 0,25 đ) + Bạn Lan học bài à? + Bạn Lan có học bài không? + Bạn Lan đã học bài chưa? + Bạn Lan không học bài à? + Sao bạn Lan không học bài? - Mức chưa tối đa: HS trả lời được các ý trên. - Mức không đạt: HS có câu trả lời khác hoặc không có câ
Tài liệu đính kèm: