BỘ ĐỀ KIỂM TRA HÓA 8 Cấp độ: Vận dụng thấp. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Phân tử H2SO4 có khối lượng là: A. 49 đvC C. 98 đvC C. 49g D. 96g Câu 2: Cho PTHH: 2Cu + ? → 2CuO Chất cần điền vào dấu chấm hỏi là : A. O B. O2 C. 2O D. Cu Câu 3: Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi thu được là : A.48,0 (l) B. 24,5 (l) C. 67,2 (l) D. 33,6 (l) Câu 4: Khí X có tỷ khối với H2 là 8,5g. X là khí nào cho dưới đây: SO2 B. NH3 C. O2 D. Cl2 Câu 5: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do loại hạt nào ? Nơ tron B. Proton C. Electron D. Proton và nơtron. Câu 6: Khi đốt hoàn toàn một chất trong khí ôxi, người ta thu được sản phẩm gồm khí cacbonic và nước. Vậy chất đó có thể được cấu tạo bởi các nguyên tố là: Chỉ chứa cacbon và hiđro Chứa cacbon, hiđro và có thể có ôxi Chứa cacbon, hiđro và chắc chắn có ôxi Chứa cacbon và ôxi Câu 7: Cho axit photphoric (H3PO4). Công thức tạo bởi giữa kẽm (Zn) và PO4 là: Zn2PO4 B. ZnPO4 C. Zn3(PO4)2 D. Zn2(PO4)3 Câu 8: Cho PTHH sau: 2Zn + ------> 2ZnO. Hãy chọn chất thích hợp điền vào dấu(.): A. O2; B. H2; C. Cl2; D. N2. Câu 9: Phát biểu sai là A. trong 1 PƯHH, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia. B. trong 1 PƯHH, số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. C. trong 1 PƯHH, số phân tử của các chất được bảo toàn D. trong 1 PƯHH có n chất nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. Câu 10: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + khí oxi " khí sunfurơ. Nếu đã có 48g lưu huỳnh cháy và thu được 96g khí sunfurơ thì khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là A. 40g B. 44g C. 52g D. 48g Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam Magiê trong không khí thu được 4 gam magiê oxit. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là: A. 2,4 B. 2,2 C. 1,8 D. 1,6 Câu 12: Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,25 mol khí CO chiếm thể tích là : A.5,6 lít B. 3,6 lít C. 4,8 lít D. 7,2 lít Câu 13. Số mol CO2 có trong 8,8 gam phân tử CO2 là : A. 0,02 mol B. 3 mol C. 0,2 mol D. 0,2 .1023 Câu 14 : Phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá là: A. 4P + 5O2 2P2O5 B. Na2O + H2O 2NaOH C. CaCO3 CaO + CO2 D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl Câu 15: Sự cháy là: A. Sự oxy hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. B. Sự oxy hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. C. Sự oxy hóa nhưng không phát sáng D. Sự oxy hóa nhưng không tỏa nhiệt Câu 16. Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi thu được là : A.48,0 (l) B. 24,5 (l) C. 67,2 (l) D. 33,6 (l) Câu 17: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát đúng là : A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng và có hơi nước B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ và có hơi nước bám vào thành ống nghiệm D. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám vào thành ống nghiệm Câu 18: Cho 5,85 gam kim loại Kli vào nước dư. Thể tích H2 (ở đktc) thu được là: A. 1,68 lit B. 1,8lit C.1,12 lit D. 3,36 lít Câu 19: Phản ứng nào là phản ứng thế. A. CaCO3 CaO + CO2 B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 C. 3Fe + 2O2 Fe3O4 D. 2KClO3 2KCl + 3O2 Câu 20: Thể tích mol chất khí hidđro ở đktc là: A. 2,24 (l) B. 22,4 (l) C. 24,2(l) D. 42,2 (l) Câu 21:Số gam NaOH có trong 2 lít dung dịch NaOH 1M là: A. 60 gam B. 80 gam C. 40 gam D. 20 gam Câu 22: Axit sunfuric có công thức hóa học là: H2SO4. Công thức của muối sắt (III) sunfat là: A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. Fe3SO4 D. Fe2SO4 PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: Núi đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat với công thức phân tử là CaCO3 . Hãy cho biết phân tử khối của chất này? Câu 2: Bột kẽm cháy trong oxi theo phương trình phản ứng: Kẽm + oxi → kẽm oxit (ZnO). Biết rằng, khối lượng kẽm (Zn) tham gia phản ứng 2,56 Kg và khối lượng kẽm oxit tạo thành là 3,7 Kg. Tính khối lượng oxi cần dùng. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên. Câu 4: Cho 13gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh HCl dư. Tính thể tích H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 5: Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là Fe(II) và O(II). Câu 6: Một nguyên tử R có tổng số các loại hạt (proton, electron, nơtron) là 40, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35%. Hỏi nguyên tố R là nguyên tố nào ? Câu 7: Cho 8,4g bột sắt cháy hết trong 3,2g khí oxi (đktc) tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4). a. Viết PTHH của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng. b. Tính khối lượng oxit sắt từ tạo thành. Câu 8: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng với HCl theo phản ứng sau: Al + HCl → AlCl3 + H2 a. Lập phương trình phản ứng? c. Tính thể tích H2 sinh ra ở (đktc). c. Tính số phân tử nhôm đã tham gia phản ứng ? Câu 9: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào . a, Fe + O2 ---> Fe3O4 b, KNO3 ---> KNO2 + O2. c, Al + Cl2 ---> AlCl3 Câu 10: Hãy nêu phương pháp nhận biết 3 dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn sau: Ba(OH)2, HCl, Na2SO4. Câu 11: Trong phòng TN, người ta dùng hiđro để khử Fe2O3 và thu được 11,2 g Fe và hơi nước. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra . b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng. c) Tính thể tích khí hiđro đã dùng (ở đktc)
Tài liệu đính kèm: