Bộ đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 12

doc 39 trang Người đăng dothuong Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 12
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 15 PHÚT
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Đề 1:
Câu 1: ( 3 điểm)
 Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện bản chất của ai?
( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
Của giai cấp công nhân.
Của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động.
Của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Của giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức.
Câu 2 (7 điểm )
 Phápluật cần thiết đối với mổi người và đối với toàn xã hội như thế nào? Nêu ví dụ về sự cần thiết đó.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1 ( 3 điểm)
 Đáp án : B
Câu 2 (7 điểm )
 Bài làm cần nêu được:
- Trong cuộc sống hằng ngày, pháp luật rất cần thiết đối với mỗi người và đối với toàn xã hội, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển trong trật tự. ( 3 điểm)
- Ví dụ: Học sinh cần nêu được hai ví dụ bất kì, mỗi ví dụ 2 điểm.
Đề 2:
Câu 1: ( 3 điểm)
 Pháp luật bắt buộc đối với ai?
( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A.Đối với mọi công dân.
B. Đối với mọi cá nhân và tổ chức.
C. Đối với mọi cơ quan nhà nước.
D. Đối với mọi tổ chức xã hội.
Câu 2 (7 điểm )
 Vì sao nói pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1 ( 3 điểm)
 Đáp án : B
Câu 2 (7 điểm )
 Bài làm cần nêu được 3 ý:
- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không tồn tại và phát triển được. ( 3 điểm)
- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ. ( 2 điểm )
- Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. ( 2 điểm ).
Đề 3:
Câu 1: ( 4 điểm)
 Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung ?
Câu 2 (6 điểm )
 Trong cuộc sống hằng ngày, khi tham gia giao thông và trong quan hệ với môi trường, em cần xử sự như thế nào cho đúng pháp luật ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1 ( 4 điểm)
 Nêu được: Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 2 (6 điểm )
 Bài làm cần nêu được 2 ý:
- Khi tham gia giao thông : không vượt đèn đỏ; không đi xe đạp dàn hàng ngang; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô(xe máy), xe gắn máy;. ( 3 điểm)
- Trong việc bảo vệ môi trường: Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, nhà ở, khu dân cư, nơi công cộng ; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức ( 3 điểm )
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Đề 1:
Câu 1: ( 4 điểm)
 Thế nào là vi phạm pháp luật?
Câu 2 (6 điểm )
 Tình huống : Chỉ còn cách 2 m thì gặp đèn tín hiệu màu vàng, Hoàng 18 tuổi, đang đi xe máy đã vượt đèn vàng qua ngã tư, nhưng đến đầu bên khi thì bị cảnh sát giao thong yêu cầu dừng xe và viết biên lai xử phạt 100.000 đồng vì đã vượt đèn vàng. Hoàng cho rằng cảnh sát đã phạt sai vì pháp luật cho phép người điều kiển xe máy được vượt đèn vàng.
Câu hỏi :
1/ Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có đúng pháp luật không ? Vì sao ?
2/ Khi xử phạt Hoàng, người cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1 ( 4 điểm)
 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 2 (6 điểm )
 1/ Người cảnh sát giao thông đã xử phạt Hoàng đúng pháp luật, vì Hoàng đã thực hiện không đúng quy định tai khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ “tín hiệu vàng là phải dừng lai trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”. Mức phạt 100.000 đồng là đúng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” ( 4 điểm )
2/ Khi xử phạt Hoàng, cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức áp dụng pháp luật. ( 2 điểm ).
Đề 2:
Câu 1: ( 3 điểm)
 Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào sau đây ?
( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện .
Câu 2 (7 điểm )
 Em hãy cho biết, có mấy loại vi phạm pháp luật ? Tên gọi là gì ? Nêu ví của mỗi loại vi phạm pháp luật.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1 ( 3 điểm)
 Đáp án : D
Câu 2 (7 điểm )
 Bài làm cần nêu được :
- Có 4 loại vi phạm pháp luật là: vi phạm hình sự; vi phạm dân sự; vi phạm hành chính; vi phạm kỉ luật. ( 3 điểm)
- Ví dụ: (mỗi loại vi phạm học sinh chỉ cần nêu một ví dụ bất kì. Môi ví dụ đúng được 1 điểm) ( 4 điểm )
Đề 3:
Câu 1: ( 3 điểm)
 Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra ?
( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 2 (7 điểm )
 Tình huống : Bà M thuê cửa hàng nhà bà H để bán hàng may mặc. Hai bên đã kí hợp đồng, trong đó có quy định mọi việc sửa chữa cửa hàng phải được sự đồng ý của chủ nhà. Được hai tháng, bà M muốn sửa chữa, nâng cấp để cửa hàng khang trang hơn. Bà M đã đề nghị bà H về việc này nhưng bà H không trả lời. Chờ mãi không được, bà M đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng mà không chờ bà H đồng ý.
 Câu hỏi :
1/ Việc làm của bà M có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ( hành chính hay dân sự) ?
2/ Bà M phải chịu trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu1 ( 3 điểm)
 Đáp án : C
Câu 2 (6 điểm )
 1/ Việc làm của bà M đã vi phạm pháp luật dân sự, vì bà đã tự ý sửa chữa cửa hàng khi không có sự đồng ý của bà H, tức là bà M đã xâm hại đến quan hệ hợp đồng (một loại quan hệ dân sự)” ( 5 điểm )
2/ Bà M phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật . ( 2 điểm )
Đề 4:
Câu 1: (5 điểm)
 Hãy nêu ví dụ về hình thức sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. (mỗi hình thức nêu một ví dụ)
Câu 2: (5 điểm)
 Thế nào là hành vi trái pháp luật? Nêu hai ví dụ về hành vi này.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (5 điểm)
 Yêu cầu đối với mỗi hình thức thực hiện pháp luật nêu 1 ví dụ. Mỗi ví dụ đúng 2,5 điểm.
- Ví dụ về sử dụng pháp luật: công dân sử dụng quyền tự do kinh doanh để kinh doanh.
- Ví dụ về áp dụng pháp luật: Cảnh sát giao thông xử lí người vi phạm luật giao thông đường bộ.
Câu 2: (5 điểm)
 Hành vi trái pháp luật là hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ví dụ : xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; lấy trộm tài sản công dân;Học sinh có thể nêu ví dụ khác.
Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Đề 1:
Câu 1: ( 3 điểm)
 Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như thế nào ?
( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Mọi công dân được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân đều có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
Câu 2 (7 điểm )
 Tình huống : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn bè của lớp 12A có đến gần 20 học sinh được vào đại học, còn những người khác vào cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề Từ đó một số bạn suy nghĩ: Bạn bè ta nay đâu còn được quyền bình đẳng với nhau nữa ! Người được vào đại học sao có thể noi bình đẳng với người vào trung cấp ; người phải lao động chân tay đâu có thể bình đẳng với người ngồi ở giảng đường !
 Câu hỏi :
1/ Theo em, cách hiểu trên đây của một số bạn về quyền bình đẳng như vậy có đúng không ? Giải thích vì sao ?
2/ Em hiểu thế nào là bình đẳng trong trường hợp này?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (3 điểm) 
 Đáp án : C
Câu 2 : (7 điểm)
1/ Cách hiểu của mấy bạn trên là không đúng , vì không phải giữa người vào đại học và người vào trung cấp, giữa người lao động chân tay và người học ở trường là bất bình đẳng với nhau. Không nên hiểu bình đẳng theo nghĩa cào bằng, ai cũng phải vào đại học. (3 điểm)
2/ Trong trường hợp này quyền bình đẳng cần được hiểu là, tất cả học sinh đều không bị phân biệt đối xử trong việc thi vào đại học, cao đẳng ; còn việc có người thi đậu vào đại học, có người lại vào trung cấp chuyên nghiệp là tuỳ thuộc vào khả năng học tập của mỗi người. (4 điểm) 
Đề 2:
Câu 1 : (4,5 điểm)
 Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một khẳng định đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
I
II
A. Công dân bình đẳng về quyền
1. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ
2. Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền theo quy định của pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
3. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
4. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 2 (5,5 điểm)
 Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ? Nêu ví dụ.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (4,5 điểm)
Nối : 2-A; 4-B; 1-C. mỗi ý đúng 1,5 điểm.
Câu 2 : (5,5 điểm)
- Công dânbình đẳng về quyền và nghĩa vụ là công dân bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Nêu được hai ví dụ bình đẳng về quyền và bình đẳng về nghĩa vụ. (mỗi ví dụ cho 1,5 điểm) 
..
Bài : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Đề 1:
Câu 1: (4 điểm)
 Em hãy nêu 2 ví dụ về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con.
Câu 2: ( 6 điểm)
 Tình huống: Công ty Bắc sơn cần tuyển dụng một thư kí tổng hợp có tuổi đời dưới 30. Kết quả thi viết và phỏng vấn cho thấy, có một nam và một nữ có cùng điểm như nhau. Sau khi cân nhắc, Hội đồng tuyển dụng quyết định chọn người nữ vào làm việc. Thấy vậy, có người cho rằng quyết định của Hội đồng tuyển dụng là không bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
 Câu hỏi:
 Theo em, quyết định của Hội đồng tuyển dụng có phải là bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không ? Vì sao ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (4 điểm)
 Học sinh nêu được 2 ví dụ, mỗi ví dụ cho 2 điểm.
Câu 2 : (6 điểm)
 Cần nêu được:
- Quyết định của Hội đồng tuyển dụng là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động. (2 điểm)
- Pháp luật lao động nước ta và luật bình đẳng giới quy định các cơ quan, doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọn lao động nữ vào làm việc. (2 điểm)
- Vì thế, cả hai người nam và nữ có cùng số điểm như nhau thì Công ty quyết định tuyển người nữ là đúng quy định về quyền bình đẳng giữa lao động nam và nữ. (2 điểm)
Đề 2:
Câu 1: (4 điểm)
 Những ý kiến dưới đây đúng hay sai về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng ?
 ( đánh dấu X vào ô tương ứng )
Ý kiến
Đúng
Sai
A. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau.
B. Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
C. Chồng có quyền quyết định đến tài sản chung, có giá trị lớn của gia đình.
D. Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
E. Vợ có bổn phận làm công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc, giáo dục con.
G. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong chăm lo việc học tập và giáo dục con.
Câu 2 : (6 điểm)
 Chị Nhung và anh Quân yêu nhau đã được 2 năm. Đến khi hai người bàn tính chuyện kết hôn thì mẹ chị Nhung nhất định không đồng ý vì cho rằng nhà anh Quân nghèo, lấy anh thì chị sẽ khổ. Chị Nhung giải thích thế nào thì mẹ chị vẫn khăng khăng không chịu. Bà nói: Phận làm con thì chỉ biết nghe thôi, cha mẹ nói gì thì con phải nghe vậy, quyết định thế nào thì con phải làm theo thế ấy. Chị Nhung hoang mang không biết phải xử sự như thế nào cho đúng.
 Câu hỏi: 
1/ Mẹ chị Nhung có quyền ngăn cản chị kết hôn với anh Quân không ? Vì sao ?
2/ Chị Nhung có quyền quyết định kết hôn với anh Quân mà không cần tới sự đồng ý của cha mẹ không ? Căn cứ vào đâu mà em khẳng định như vậy ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (4 điểm)
 - Đúng : A; B; D; G ( mỗi câu được 0,5 điểm)
 - Sai : C; E ( mỗi câu được 1 điểm )
Câu 2 : (6 điểm)
 Bài làm cần nêu được 2 nội dung sau:
1/ Mẹ chị Nhung không có quyền ngăn cản chị kết hôn với anh Quân, vì Luật Hôn nhân và gia đình quy định không ai được cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. (3 điểm)
2/ Chị Nhung có quyền kết hôn với anh Quân mà không cần tới sự đồng ý của cha mẹ, vì theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn hoàn toàn do nam và nữ quyết định. Luật không quy định phải có sự đồng ý của cha mẹ thì mới được kết hôn. (3 điểm)
Đề 3:
Câu 1: (4 điểm)
 Thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh ?
Câu 2: ( 6 điểm)
 Tình huống: Năm nay Thân đã 16 tuổi mà luôn bị bố mắng mỏ, hắt hủi, đôi khi còn bị xúc phạm. Ở trong nhà, em chẳng có quyền gì cả, nói gì cũng bị bố ngắt lời, trình bày gì bố cũng không nghe. Bố thường nói với Thân : Mày là con thì không có quyền gì cả, bố mẹ nói gì thì cũng phải nghe, bảo gì cũng phải làm, như thế mới là đứa con ngoan. Thân biết, dù là con cũng phải có chút quyền, ít nhất cũng là quyền được bày tỏ ý kiến, nguiện vọng của mình. Nhưng bố Thân thì đâu có nghĩ thế.
 Câu hỏi:
 Những biểu hiện của người bố trong tình huống trên có phù hợp với quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con không ? Vì sao ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (4 điểm)
 Quyền bình đẳng trong kinh doanh là quyền bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn nghành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 2 : (6 điểm)
 Học sinh trả lời theo hướng sau :
 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định : Cha mẹ phải tôn trọng ý kiến của con, không được xúc phạm con. Những biểu hiện của người bố trong tình huống này là trái với Luật Hôn nhân và gia đình, trái với quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con.
Đề 4:
Câu 1: (3 điểm)
 Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa anh chị, em?
 ( khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
A. Anh chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
B. Anh chị, em có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp cha mẹ không còn.
C. Chỉ có người anh cả mới có nghĩa vụ nuôi dưỡng em.
D. Anh chị, em có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp cha mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng con.
E. Em không có nghĩa vụ gì đối với anh chị.
Câu 2: ( 7 điểm)
 Em hiểu, thế nào là quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (3 điểm)
 Đáp án : A; B; D. Nêu được 3 câu đúng, mỗi câu cho 1 điểm.
Câu 2 : (7 điểm)
 Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trộng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
Đề 5:
Câu 1: (4 điểm)
 Lựa chọn từ phù hợp:
- Trách nhiệm - nghĩa vụ
- giúp đỡ - nuôi dưỡng
Điền vào chỗ trống trong câu dưới đây sao cho đúng.
 “Con cóvà quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu tàn tật ; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng chăm sóc, .. cha mẹ”.
Câu 2: ( 6 điểm)
Tình huống : Anh Bình cùng Giám đốc công ty du lịch thoả thuận về kí kết hợp đồng lao động, theo đó, anh Bình được nhận vào làm việc tại công ty này với thời hạn xác định. Thế nhưng, trong hợp đồng lai không ghi rõ anh sẽ làm công việc gì. Theo anh Bình, nội dung cảu hợp đồng như vậy là trái pháp luật nên anh đã đề nghị quy định bổ sung về nội dung này. Thế nhưng ông Giám đốc thì cho rằng, sau này anh Bình làm gì là thuộc quyền quyết định của ông mà không cần phải ghi rõ trong hợp đồng. Thấy vậy anh Bình đã từ chối kí hợp đồng.
 Câu hỏi :
1/ Anh bình có quyền đề nghị ghi rõ trong hợp đồng về công việc phải làm không ? 
2/ Anh bình có quyền thoả thuận với Giám đốc về những nội dung khác được ghi trong hợp đồng không ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (4 điểm)
 Đáp án : Điền từ nghĩa vụ vào chỗ trống thứ nhất, từ nuôi dưỡng vào chỗ trống thứ hai.
 Mỗi từ điền đúng cho 2 điểm.
Câu 2 : (6 điểm)
1/ Theo Luật Lao động, anh Bình có quyền đề nghị ghi rõ trong hợp đồng về nội dung công việc phải làm. Hợp đồng mà không có điều khoản này là trái pháp luật. (3 điểm)
2/ Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về những nội dung lien quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên, trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Vì vậy, anh Bình hoàn toàn có quyền thoả thuận với Giám đốc (người sử dụng lao động) về những nội dung mình quan tâm. (3 điểm)
Bài : QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Đề 1:
Câu 1: (5 điểm)
 Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? Nêu ví dụ.
Câu 2: ( 5 điểm)
 Có ý kiến cho rằng, ở nước ta còn có nhiều tôn giáo lớn và nhỏ, các tôn giáo lớn thường được nhà nước quan tâm hơn, nên không có chuyện bình đẳng giữa tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ được.
 Câu hỏi:
 Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (5 điểm)
 Quyền bình đẳng giữa các đân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Câu 2: ( 5 điểm)
 Ở nước ta, các tôn giáo đều được đối sử bình đẳng, không có sự phân biệt đối sử giữa các tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ. Chủ trương, chính sách này của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán.
Đề 2:
Câu 1: (4,5 điểm)
 Những khẳng định dưới đâu là đúng hay sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị ?
 ( Đánh dấu X vào ô tương ứng )
Khẳng định
Đúng
Sai
A. Công dân tộc đều có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
B. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương.
C. Công dân các dân tộc đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
D. Chỉ có dân tộc đa số mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
E. Các dân tộc có số lượng đại biểu bằng nhau trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
G. Đại biểu là dân tộc thiểu số cần có số lượng nhiều hơn ở các tỉnh miền núi.
Câu 2: (1,5 điểm)
 Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
 ( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Là các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
B. Là các dân tộc được Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng .
C. Là các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển.
D. Là các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
Câu 3 : (4 điểm)
 Thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4,5 điểm)
 Đúng : A, B, C; Sai : D, E, G. Mỗi câu cho 0,75 điểm
Câu 2: ( 1,5 điểm)
 Đáp án : C
Câu 3: ( 4 điểm)
 Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật ; đều bình đẳng trước pháp luật ; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
B – ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ I
 Đề 1:
(Phạm vi kiểm tra : từ bài 1 đến bài 3)
I – MỤC TIÊU KIỂM TRA :
1. Về kiến thức :
 - Nêu được khái niệm pháp luật.
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mổi cá nhân, nhà nước và xã hội.
 - Nêu được các hình thức thực hiện pháp luật.
 - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Về kỹ năng :
 Biết đánh giá hành vi xử sự của mình và của những người xung 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet.doc