Bộ 49 đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 (vật lý 8)

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1736Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 49 đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 (vật lý 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 49 đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 (vật lý 8)
BỘ 49 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ 1 (VẬT LÝ 8) 
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM (NĂM 2014 – 2015)
ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG TRẦN ĐẠI NGHĨA, ĐỀ A
Câu 1: Lực ma sát nghỉ có tác dụng gì?
Câu 2: Hai lực cân bằng là gì?
Câu 3: Áp lực là gì? Áp suất là gì?
Câu 4: Viết và chú thích công thức tính áp suất.
Câu 5: Một chiếc xe có khối lượng 1 tấn chuyển động đều trên đường. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn bằng 0,2 trọng lượng của xe.
Tính độ lớn của lực kéo động cơ xe.
Biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên vật (tỉ xích tự chọn).
Câu 6: Một khối sắt hình hộp có diện tích đáy là 500 cm2, chiều cao 20 cm đặt trên mặt đất. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.
Tính áp lực và áp suất do vật gây ra trên mặt đất.
Nếu giảm nửa chiều cao và tăng gấp đôi diện tích đáy thì áp lực và áp suất tác dụng lên mặt đất có thay đổi không? Chứng minh.
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG TRẦN ĐẠI NGHĨA, ĐỀ B
Câu 1: Lực ma sát xuất hiện khi nào?
Câu 2: Hai lực cân bằng là gì?
Câu 3: Áp lực là gì? Áp suất là gì?
Câu 4: Viết và chú thích công thức tính áp suất.
Câu 5: Một chiếc xe có khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên đường. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn bằng 0,2 trọng lượng của xe.
Tính độ lớn của lực kéo động cơ xe.
Biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên vật (tỉ xích tự chọn).
Câu 6: Một khối đồng hình lập phương có cạnh là 20 cm đặt trên mặt đất. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.
Tính áp lực và áp suất do vật gây ra trên mặt đất.
Nếu tăng cạnh hình lập phương lên gấp đôi thì áp lực và áp suất tác dụng lên mặt đất thay đổi như thế nào?
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG TÂN XUÂN, HÓC MÔN
Câu 1: Chuyển động đều là gì?
Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 3: Lực ma sát nghỉ xuất hiện các tác dụng gì? Cho 1 ví dụ về lực ma sát nghỉ?
Câu 4: Đổi đơn vị:
25 km/h = . m/s 	b) 5 m/s = . km/h 
Câu 5: Hãy biểu diễn 1 lực tác dụng vào một vật có điểm đặt tại A, phương ngang, chiều hướng sang trái, có độ lớn 12N, tỉ xích tùy ý.
Câu 6: Một học sinh đi từ nhà đến trường với tốc độ 1,5 m/s trong 20 phút. Tính: 
Quãng đường từ nhà đến trường.
Nếu nhà cách trường 1,4 km với thời gian trên, em có kịp đến trường không?
ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ A
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
Câu 2:
Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
Hãy nêu cách biểu diễn lực.
Câu 3:
Vận tốc của một ô tô là 54 km/h có nghĩa là gì?
Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Câu 4: Một vận động viên điền kinh chạy từ chân lên đỉnh một quả đồi dài 300 m hết 1 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống chân đồi bên kia dài 280 m với vận tốc 7 m/s. Tính:
Vận tốc trung bình của người đó khi lên đồi.
Thời gian để người đó chạy từ đỉnh xuống chân đồi.
Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường.
Câu 5: Một vật có khối lượng 10 kg đặt nằm yên trên sàn nhà.
Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ.
Để vật đó chuyển động thẳng đều trên nền nhà, phải kéo vật với một lực theo phương ngang, chiều từ trái sang phải có độ lớn 200 N. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật. (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).
Có các giá trị vận tốc sau: v1 = 72 km/h; v2 = 25 m/s; v3 = 54 km/h; v4 = 10 m/s. Hãy đổi đơn vị và sắp xếp độ lớn của các vận tốc đó theo thứ tự tăng dần.
ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ B
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
Câu 2: 
Độ lớn của vận tốc đo bằng công cụ nào? Đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị của đại lượng nào?
Hãy nêu cách biểu diễn lực.
Câu 3:
Vận tốc của một ô tô là 72 km/h có nghĩa là gì?
Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 2,5 km hết 30 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống dốc BC dài 1 km với vận tốc 4/3 km/h. Tính:
Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn AB.
Thời gian để người đó đi hết BC.
Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường.
Câu 5: Một vật có khối lượng 20 kg đặt nằm yên trên sàn nhà.
Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ.
Để vật đó chuyển động thẳng đều trên nền nhà, phải kéo vật với một lực theo phương ngang, chiều từ phải sang trái có độ lớn 300 N. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật. (tỉ xích 1 cm ứng với 100 N).
Có các giá trị vận tốc sau: v1 = 61,2 km/h; v2 = 10 m/s; v3 = 90 km/h; v4 = 20 m/s. Hãy đổi đơn vị và sắp xếp độ lớn của các vận tốc đó theo thứ tự giảm dần.
ĐỀ SỐ 6: TRƯỜNG NGUYỄN GIA THIỀU, ĐỀ C
Câu 1: 
Thế nào là chuyển động không đều? Cho 1 ví dụ về vật chuyển động không đều?
Nói máy bay chuyển động với vận tốc 600 km/h có nghĩa là gì?
Câu 2: Quán tính là gì? Nêu tác dụng của quán tính.
Câu 3: Giải thích khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
Câu 4: 
Thực hiện phép đổi và sắp xếp các giá trị của vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: 
v1 = 44 km/h; v2 = 15 m/s; v3 = 58 km/h; v4 = 23 m/s.
Biểu diễn lực: Một khối gỗ có khối lượng 400 g được đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hãy cho biết tên các lực tác dụng lên khối gỗ trong 2 trường hợp sau:
Khối gỗ nằm yên.
Khối gỗ chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo chiều từ phải qua trái, cường độ 2N.
Biểu diễn các lực đó lên hình. Tỉ xích 1 cm ứng với 1 N.
Câu 5: Một xe mô tô chạy trên đoạn đường thứ nhất dài 15 km trong thời gian 20 phút, trên đoạn đường thứ hai dài gấp 3 đoạn đường thứ nhất trong thời gian 0,5 h và tiếp đến đoạn đường thứ ba dài 5 km với vận tốc 50 km/h.
Tính vận tốc của mô tô trên đoạn đường thứ nhất.
Tính vận tốc trung bình của mô tô trên đoạn đường thứ hai.
Tính vận tốc trung bình của mô tô trên cả đoạn đường đã đi.
ĐỀ SỐ 7: TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ A
Câu 1: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
Câu 2: Chuyển động đều là gì?
Câu 3: Một quãng đường dài 800 m xe đi với vận tốc 4 m/s. Trên 200 m đầu xe đi với vận tốc 2,5 m/s. Tính vận tốc đi trên đoạn đường sau.
Câu 4: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực có trong hình sau:
Câu 5: Xe có trọng lượng 20000 N đang chuyển động đều. Biết lực ma sát bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.
Kể tên các lực tác dụng lên xe.
Tính lực kéo của động cơ.
Câu 6: Cho biết khi lau nhà ta đi hay bị té. Trong trường hợp này lực ma sát có lợi hay có hại?
ĐỀ SỐ 8: TRƯỜNG HOÀNG HOA THÁM, ĐỀ B
Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Cho ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Câu 2:
Vận tốc là gì?
Một người đi xe đạp trên 1 đoạn đường dài 78 km với vận tốc trung bình là 30 km/h. Người đó đi hết đoạn đường trên bao nhiêu phút?
Câu 3:
Lực ma sát xuất hiện khi nào?
Một đầu máy chuyển động thẳng đều với lực kéo 6000 N. Hãy kể tên các lực tác dụng lên vật và tính lực ma sát tác dụng lên vật.
Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg chịu tác dụng của một lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 30 N. Hãy biểu diễn vectơ trọng lực và lực kéo tác dụng lên vật (tỉ xích 1 cm ứng với 10 N).
Câu 5: Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng sau: Đặt 1 cốc nước lên tờ giấy mỏng rồi giật mạnh tờ giấy ra khỏi cốc thì cốc vẫn đứng yên. Vì sao?
Câu 6: Một ô tô đi từ A đến B trong 4 h. Trong 1 h đầu ô tô đi được 50 km. Thời gian còn lại ô tô đi với vận tốc 40 km/h.
Tính độ dài quãng đường AB.
Tính vận tốc trung bình của ô tô.
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBO_49_DE_KIEM_TRA_1_TIET_VAT_LY_8_HK1_20142015.docx