BỘ 30 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HÓA 9) LẦN 2 CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM (NĂM 2014 – 2015) ĐỀ SỐ 1: PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, ĐỀ A, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: (3 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn chuỗi chuyển hóa sau: Câu 2: (2 điểm) Trình bày hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: Ngâm lá nhôm trong dung dịch HCl loãng. Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong dư. Câu 3: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: NaOH, HCl, Na2SO4, NaCl. Viết phương trình phản ứng minh họa. Câu 4: (0,5 điểm) Trong 1 tiết thực hành, một học sinh bất cẩn đã làm rơi vỡ lọ đựng dung dịch H2SO4 xuống sàn gạch. Trước khi xử lý nước có hai học sinh đề xuất cách xử lí như sau: Học sinh 1: Rắc bột Na2SO3 đến dư vào để làm giảm lượng axit. Học sinh 2: Rắc bột Na2CO3 đến dư vào để làm giảm lượng axit. Theo em, cách làm của học sinh nào phù hợp nhất? Giải thích ngắn gọn và viết phương trình phản ứng xảy ra trong cách chọn. Câu 5: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 27,2 (g) hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 vào dung dịch HCl 25% vừa đủ, thấy thoát ra 4,48 (l) khí Y (đktc) và còn lại dung dịch Z. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch Z. Hòa tan hết hỗn hợp Z gồm Na2O và K2O vào nước lấy dư thu được dung dịch A có nồng độ % các chất bằng nhau. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Z. ĐỀ SỐ 2: PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, ĐỀ B, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: (2 điểm) Mô tả hiện tượng khi thổi hơi thở vào nước vôi trong. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2: (2 điểm) Dùng phương pháp hóa học, hãy nhận biết dung dịch bị mất nhãn: HCl, H2SO4, NaOH, HNO3. Câu 3: (1,5 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Zn → ZnSO4 → ZnCl2 → Zn(NO3)2 → Zn(OH)2, ZnO → Zn. Câu 4: (1,5 điểm) Bổ túc và cân bằng: BaCl2 + ? → NaCl + ? ? + CuSO4 → Cu + ? HCl + ? → NaNO3 + ? Câu 5: (3 điểm) Cho 15,5 (g) natri oxit Na2O tác dụng với nước thu được dung dịch bazơ. Viết phương trình phản ứng. Tính khối lượng bazơ thu được sau phản ứng. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 (g/ml) cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên. ĐÊ SỐ 3: PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, ĐỀ C, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: (2 điểm) Giải thích hiện tượng: Cho NaOH tác dụng với AgNO3. Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4. Câu 2: (1 điểm) Nhận biết dung dịch: H2SO4, CuSO4, Na2CO3, K3PO4. Câu 3: (5 điểm) Chuỗi: Cu CuSO4 CuO Cu(NO3)2 Cu(OH)2 Fe(NO3)3 Fe FeCl3 Fe(OH)3 FeSO4 Câu 4: (2 điểm) Cho dung dịch CuSO4 tác dụng vừa đủ với 100 (g) dung dịch NaOH 4%. Viết phương trình phản ứng hóa học. Tính khối lượng CuSO4. Tính khối lượng Na2SO4. Tính khối lượng kết tủa. ĐỀ SỐ 4: LÊ ANH XUÂN, QUẬN TÂN PHÚ, ĐỀ A, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: (2 điểm) Bổ túc phương trình hóa học sau: Fe(OH)3 + ? → Fe2(SO4)3 + ? ? + HCl → AgCl + ? BaCl2 + ? → Ba(NO3)2 + ? K2SO4 + ? → KCl + ? Câu 2: (2 điểm) Nêu hiện tượng hóa học xảy ra và viết phương trình hóa học xảy ra cho thí nghiệm sau: Nung nóng một ít đồng (II) hidroxit. Cho kim loại sắt vào dung dịch axit clohidric HCl. Câu 3: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau: NaCl, NaNO3, KOH, H2SO4. Viết phương trình hóa học. Câu 4: (1,5 điểm) Cặp chất nào xảy ra phản ứng, viết phương trình đối với cặp chất xảy ra phản ứng. Na2CO3 KOH BaCl2 HCl Câu 5: (3 điểm) Cho 500 (ml) dung dịch CuSO4 0,4M, thêm 300 (ml) dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung thu được chất rắn. Tính khối lượng kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH. Tính khối lượng chất rắn. ĐỀ SỐ 5: LÊ ANH XUÂN, QUẬN TÂN PHÚ, ĐỀ B, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: (2 điểm) Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): Mg(NO3)2 + ? → NaNO3 + ? ? + H2SO4 → ZnSO4 + ? ? + ? → Al2S3. KClO3 → ? + ? Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, CuSO4, AgNO3. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Lưu huỳnh dioxit → lưu huỳnh trioxit Axit sunfurơ → kali sunfit → lưu huỳnh dioxit Câu 4: (1 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học khi: Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Nhỏ dung dịch sắt (III) clorua vào ống nghiệm chứa dung dịch kali hidroxit. Câu 5: (3 điểm) Hòa tan một lượng bột Al2O3 vào 300 (ml) dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng, cho lượng muối thu được tác dụng với 200 (g) dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng bột nhôm oxit Al2O3 đã sử dụng. Tính nồng độ % của dung dịch NaOH. ĐỀ SỐ 6: LÊ ANH XUÂN, QUẬN TÂN PHÚ, ĐỀ C, NĂM 2014 – 2015 Câu 1: (2 điểm) Bổ túc và hòa thành các phương trình phản ứng sau ghi rõ điều kiện (nếu có). Ca(NO3)2 + ? → CaCO3 + ? ? + H2SO4 → Al2(SO4)3 + ? ? + ? → Na3PO4. KNO3 → ? + ? Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3. Viết phương trình xảy ra. Câu 3: (2 điểm) Viết các phương trình thực hiện chuyển đổi hóa học sau: Cacbon oxit → Cacbon dioxit → Natri hidro cacbonat → Natri cacbonat → cacbon dioxit. Câu 4: (1 điểm) Nêu hiện tượng viết phương trình phản ứng xảy ra: Ngâm viên kẽm trong dung dịch đồng (II) sunfat. Đốt cháy kim loại natri trong bình chứa khí clo. Câu 5: (3 điểm) Hòa tan kim loại sắt vào dung dịch HCl. Sau phản ứng cho vào dung dịch thu được 160 (g) dung dịch NaOH thấy xuất hiện 18 (g) kết tủa. Viết phương trình hóa học. Tính thể tích khí hidro thoát ra (đktc). Tính nồng độ % của dung dịch NaOH đã dùng. ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:
Tài liệu đính kèm: