Bài toán Chuyên đề về axit nitric

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 13870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài toán Chuyên đề về axit nitric", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài toán Chuyên đề về axit nitric
BÀI TOÁN CHUYÊN ĐỀ VỀ AXIT NITRIC
A. MỘT SỐ CHÚ Ý
I. Tính oxi hóa của HNO3
 HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I-, . . . Thông thường:
 + Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2
 + Nếu axit loãng, thường cho ra NO. Nếu chất khử có tính khử mạnh, nồng độ axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra N2O, N2, NH4NO3.
* Chú ý: 
 1. Một số kim loại (Fe, Al, Cr, . . .) không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
 2. Trong một số bài toán ta phải chú ý biện luận trường hợp tạo ra các sản phẩm khác: NH4NO3 dựa theo phương pháp bảo toàn e (nếu ne cho > ne nhận để tạo khí) hoặc dựa theo dữ kiện đề bài (chẳng hạn cho dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng thấy có khí thoát ra) hoặc các hợp chất khí của Nitơ dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp đã cho.
 3. Khi axit HNO3 tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng trung hòa.
 4. Với kim loại có nhiều hóa trị (như Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.
 5. Các chất khử phản ứng với muối NO3- trong môi trường axit tương tự phản ứng với HNO3. Ta cần quan tâm bản chất phản ứng là phương trình ion.
II. Nguyên tắc giải bài tập: Dùng định luật bảo toàn mol e.
 → + ne 
 + (5 – x)e → 
Þ ne nhường = ne nhận
* Đặc biệt
 + Nếu phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm khử của N thì ne nhường = Sne nhận
 + Nếu có nhiều chất khử tham gia phản ứng Sne nhường = ne nhận 
 - Trong một số trường hợp cần kết hợp với định luật bảo toàn điện tích (tổng số mol điện tích dương = tổng số mol điện tích âm) và định luật bảo toàn nguyên tố 
 - Có thể sử dụng phương trình ion – electron hoặc các bán phản ứng để biểu diễn các quá trình. 
 M ® Mn+ + ne
 4H+ + NO3- + 3e ® NO + 2H2O 
 + Đặc biệt trong trường hợp kim loại tác dụng với axit HNO3 ta có:
MỘT SỐ CÔNG THỨC CẦN DÙNG
Tạo NO2: NO3- + 1e + 2H+ NO2 + H2O
 a mol a 2a a
 Số mol HNO3 pư = 2a = 2 nNO2 .
 Bảo toàn nguyên tố nitơ : Ta có n NO3- tạo muối với kim loại = nHNO3 pứ - nNO2 = 2a – a = a = nNO2
 Tạo NO: NO3- + 3e + 4 H+ NO + 2H2O
 a mol 3a 4a a
Số mol HNO3 pứ = 4 nNO và nNO3- tạo muối với kim loại = nHNO3 pứ - nNO = 3nNO 
Tạo N2O: 2NO3- + 8e + 10 H+ N2O + 5 H2O
 2a mol 8a 10 a a
Số mol HNO3 pứ = 10 nN2O và nNO3- tạo muối với kim loại = nHNO3 pứ - 2nN2O = 8nN2O 
Tạo N2: 2 NO3- + 10 e + 12 H+ N2 + 6H2O
 2 a 10a 12a a
Số mol HNO3 pứ = 12 nN2 và nNO3- tạo muối với kim loại = nHNO3 pứ - 2 nN2 = 10 nN2 
Tạo NH4NO3: NO3- + 8e + 10 H+ NH4+ + 3H2O 
 a mol 8a 10 a a mol
Số mol HNO3 pứ = 10nNH4NO3 và nNO3- tạo muối = nHNO3 pứ - nNH4NO3 = 9nNH4NO3. 
 và nNO3- tạo muối với kim loại = nHNO3 pứ - 2nNH4NO3 = 8nNH4NO3. 
Từ những công thức riêng lẽ trên suy ra các công thức tổng quát như sau:
 nHNO3 pư = 4nNO + 2nNO2 + 10n NH4NO3 + 10nN2O + 12nN2 
 n NO3- tạo muối = nNO2 +3 nNO + 8nN2O + 10nN2 + 9nNH4NO3
 mmuối nitrat với kim loại = mKL + 62.( nNO2 +3 nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3)
 Tổng mmuối = mKl + 62 .( nNO2 +3 nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3) + 80nNH4NO3
Cần lưu ý là nó chỉ được áp dụng bài toán kim loại ( hoặc hỗn hợp kim loại ) tác dụng với axit HNO3. Còn nếu trong hỗn hợp ngoài kim loại còn có oxit kim loại thì số mol HNO3 pứ không còn như trên nữa mà phải lớn hơn do H+ còn tham gia kết hợp với O trong oxit tạo thành nước : 
 2H+ + O-2 H2O 
Lúc đó nHNO3 pứ = nHNO3 pứ với kim loại + 2nO trong oxit 
Trong các công thức trên sản phẩm khử nào không có thì xem như = 0 ( bỏ qua). 
Trong các công thức trên thì công thức tính số mol HNO3 phản ứng là quan trọng nhất vì từ nó có thể suy ra các công thức khác, với lại chúng ta phải biết viết nửa phản ứng dưới dạng ion –electron khi NO3- bị khử. 
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH LƯỢNG KIM LOẠI
MỘT KIM LOẠI PHẢN ỨNG:
I. Bài tập minh họa.
VD1. Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 4,48 lit khí NO (đktc). Tính m ?
Giải:
 nNO = 4,48/22,4 = 0,2 mol
 Quá trình cho e:	Qúa trình nhận e: 
Cu ® Cu2+ + 2e	 + 3e ® 
 0,3 mol 0,3 mol 0,6 mol 	 0,6 mol 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT mol e Þ nCu = 0,3 (mol) Þ m = 
VD2. Cho 11 g hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lit khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng (g) của Al và Fe trong hỗn hợp đầu ?
Giải:
nNO = 6,72/22,4 = 0,3 mol 
Gọi x, y lần lượt là số mol Al và Fe trong hỗn hợp đầu
Ta có: 27x + 56y = 11 (1) 
Qúa trình cho e:
Qúa trình nhận e:
Al ® Al+3 + 3e
x mol 3x mol
Fe ® Fe+3 + 3e
y mol 3y mol
 + 3e ® 
 0,9 mol 0,3 mol
 Theo định luật bảo toàn e: ne (KL nhường) = ne (N nhận) = 0,9 mol
 hay: 3x + 3y = 0,9 (2)
Từ (1) và (2) ta có Þ 
VD3: Cho 6 g hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội lấy dư thấy có 4,48 lít khí NO2 bay ra (đktc). Thành phần % về khối lượng của hợp kim là:
Giải:
Trong hỗn hợp chỉ có Mg phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội . ne cho = 2nMg
n= 4,48/22,4 = 0,2 mol Þ ne nhận = n = 0,2 mol
Vì ne cho = ne nhận Þ nMg = 0,1 mol Þ mMg = 24.0,1 = 2,4 g
%Mg = = 40% Þ %Al = 100% - 40% = 60% 
II. Bài tập tương tự.
Bài 1. Để hòa tan vừa hết m gam Cu cần phải dùng V lít dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO (ở đktc).( là sản phẩm khử duy nhất). Tính m và V?
Bài 2. Cho m(g) Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol N2O. Tính m? 
Bài 3. Hòa tan hết m(g) Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có thể tích là 8.96 lit và có tỷ khối đối với hiđrô là 16.75. Tính m?
Bài 4. Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11.2lit(đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Tính m?
Bài 5. Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, phản ứng làm giải phóng ra khí N2O (spk duy nhất) và dung dịch sau phản ứng tăng 3,9 gam. Tính m?
HỖN HỢP KIM LOẠI PHẢN ỨNG:
Bài 6. Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ưngd thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Bài 7. Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 68,25 gam hỗn hợp muối khan. Tính khối lượng mỗi kim loại trong m gam hỗn hợp ban đầu ?
Bài 8. Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc).
- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc).
Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu ?
Bài 9. Cho 68,7 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nguội, sau phản ứng thu được 26,88 lít khí NO2 (ở đktc) và m gam rắn B không tan. Tính m ?
Bài 10. Hòa tan hết 4,431 gam hh kim loại gồm Al và Mg trong dd HNO3 loãng thu được dd A và 1,568 lít hh khí X đều không màu, có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh ?
Bài 11. Hòa tan hết 2,88 gam hh kim loại gồm Fe và Mg trong dd HNO3 loãng dư thu được 0,9856 lít hh khí X gồm NO và N2 (ở 27,30C và 1 atm), có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh ?
Bài 12. Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hh X ?
Bài 13. Cho a gam hỗn hợp E (Al, Mg, Fe ) tác dụng với ddịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,02 mol NO, 0,01 mol N2O, 0,01 mol NO2 và dd X. Cô cạn dd X thu được 11,12 gam muối khan (gồm 3 muối). Tính a?
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH KIM LOẠI:
I. Bài tập minh họa.
Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc). Xác định tên kim loại M?
Giải:
 nNO = 4,48/22,4 = 0,2 mol; nNaOH = 0,5.2 = 1 mol
 Quá trình cho e:	Qúa trình nhận e: 
 M ® Mn+ + ne	 + 3e ® 
 mol mol 	 0,6 mol 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT mol e Þ = 0,6 (mol) Þ MM = 32,5.n
Biện luận MM theo n:
n
1
2
3
MM
32,5
65
97,5
Nhận n = 2 ; MM = 65 ® M là kim loại Zn. 
II. Bài tập tương tự.
Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại M chưa rõ hoá trị bằng dd HNO3 được 5,6 lit (đktc)hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Xác định tên kim loại M?
Bài 2. Hòa tan 16.2g một kim loại M chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng, sau pư thu được 4.48lit(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 . Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 18, dd sau pư không có muối NH4NO3. Xác định tên kim loại M?
Bài 3. Hoà tan htoàn 16,25 g kim loại M chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng sau pứ thu được 1,232 l (đktc) hh khí X gồm 2 khí không màu, không hoá nâu trong kk nặng 1,94 g. Xác định M.
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được 2,24 lit NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 21 ( không còn sản phẩm khử khác). Tìm kim loại M
Bài 5. Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96lít(đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M.
Bài 6. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Xác định tên kim loại M?
Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 2,7g một kim loại M bằng HNO3 thu được 1,12lít khí(đktc) hỗn hợp X gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết d=19,2. Xác định tên kim loại M?
Bài 8. Hòa tan 13g một kim loại có hóa trị không đổi vào HNO3. Sau phản ứng thêm vào NaOH dư thấy bay ra 1,12 lít khí có mùi khai. Xác định tên kim loại M?
Bài 9. Hòa tan một lượng 14,08 gam một kim loại M tác bằng lượng V ml dd HNO3 2M vừa đủ thu được 1,792 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 18,5.
a) Vậy M là kim loại:	A. Al	B. Cu	C. Zn	 D. Fe
b) Thể tích dd HNO3 2M đem dùng bằng:	A. 0,12 lít B. 0,28 lít	C. 0,36 lít	 D. 0,48 lít
DẠNG 3: TÌM SẢN PHẨM KHỬ:
I. Bài tập minh họa.
Cho hỗn hợp gồm 0.2 mol Fe và 0.3mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất . Xác định tên sản phẩm khử ?
 	Giải:
 Qúa trình cho e:
Qúa trình nhận e:
Mg ® Mg+2 + 2e
0,3 mol 0,6 mol
Fe ® Fe+3 + 3e
0,2 mol 0,6 mol
x. + x(5 - n).e ® x. 
 x(5 - n).0,4 mol 0,4 mol
Lưu ý: x là số nguyên tử N có trong sản phẩm khử thường x=1 hoặc x=2
Theo định luật bảo toàn e: ne (KL nhường) = ne (N nhận) = 1,2 mol ® x(5 - n).0,4 = 1,2 ® x(5 - n) = 3
x
1
2
n
2
Lẻ
Biện luận n theo x:
=> Sản phẩm khử của N: NO
II. Bài tập tương tự.
Bài 1. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định khí X. 	
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X?
Bài 3. Hoà tan 0.2 mol Fe và 0.3 mol Mg vào HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phảm khử chứa N duy nhất. Xác định spk.	
Bài 4. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là: 	
Bài 5. Hòa tan 9,6g Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí NxOy. Xác định công thức khí đó.
DẠNG 4: TÍNH LƯỢNG MUỐI, SẢN PHẨM KHỬ VÀ AXIT
I. Tính lượng muối
1. Bài tập minh họa.
Cho 1,35 gam hh gồm Mg, Al, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hh khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (spk không có NH4NO3). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hh muối. Tính m? 
Giải:
Áp dụng công thức:
 mmuối nitrat = mKL + 62.( nNO2 +3 nNO + 8nN2O + 10nN2 )
	=> mmuối nitrat = 1,35 + 62(0,04 + 3.0,01) = 5,69 (g)
2. Bài tập tương tự.
Bài 1. Cho 11,2 gam một kim loại Z tan trong một lượng HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dd A và 4,48 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dd A thu được muối khan có khối lượng bằng 
	A. 55,6 gam	B. 48,4 gam	C. 56,5 gam	D. 44,8 gam 
Bài 2. Cho 1,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 560 ml khí N2O (ở đktc) thoát ra và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam hh muối. Tính m? 	
Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Cu vào HNO3 dư thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí NO (đkc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. (chứa 3 muối). Tính m ?
Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 15,9g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6,72 lit khí NO (sp khử duy nhất đo ở đktc) và dd X. Đem cô cạn dd X thì thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu?
Bài 5. Cho 3,445 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít NO (sp khử duy nhất đo ở đktc) và dd X. Đem cô cạn dd X thì thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu?
Bài 6. Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thì thu được m gam hh muối. Tính m? 
II. Tính lượng sản phẩm khử
1. Bài tập minh họa.
Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al trong dd HNO3 dư thu được V lít hh khí X (đktc) gồm NO và NO2 có khối lượng 19,8 gam. (Biết phản ứng không tạo NH4NO3). Tính thể tích của mỗi khí trong hh X ?
Giải: 
Gọi x, y lần lượt là số mol NO và NO2 trong hỗn hợp X
Ta có: 30x + 46y = 19,8 (1)
Qúa trình cho e:
Qúa trình nhận e:
Al0 ® Al+3 + 3e
0,2 mol 0,6 mol
Fe0 ® Fe+3 + 3e
0,1 mol 0,3 mol
 + 3e ® 
 3.x mol x mol
 y mol y mol
 Theo định luật bảo toàn mol e: ne (KL nhường) = ne (N nhận) = 0,9 mol
 hay: 3x + y = 0,9 (2)
Từ (1) và (2) ta có Þ 
2. Bài tập tương tự.
Bài 1. Một hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al được chia thành 2 phần bằng nhau
	Phần1: cho tác dụng với dd HCl dư thu được 3.36 lit khí H2
	Phần2: hòa tan hết trong dd HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu hóa nâu trong không khí ( thể tích các khí đo ở đktc). Tính V ?
 A. 2.24lit	 B. 3.36lit	C. 4.48lit	D. 5.6lit
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Vậy thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là:
	A. 86,4 lít	B. 8,64 lít	C. 19,28 lít	D. 192,8 lít
Bài 3. Hòa tan một lượng 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 240 ml dd HNO3 cho 4,928 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 thoát ra.
a) Tính số mol của mối khí trong hỗn hợp khí ?	
b) Nồng độ mol/l của dd HNO3 đem dùng ?
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 7,92 gam Na , Mg , Al vừa đủ trong 500m1 dung dich HNO3 1,65M thu được V lít N2O là sản phẩm khử duy nhất. Tìm V và khối lượng muối thu được?
Bài 5. Cho 4,86g Al tan vừa đủ trong 660ml dung dịch HNO3 1M thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2 và N2O, dung dịch X chỉ chứa 1 muối. Giá trị của v là
III. Tính lượng axit nitric
1. Bài tập minh họa.
Thể tích dung dịch HNO3 2M (loãng) cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Al và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)?
Giải
Qúa trình cho e:
Qúa trình nhận e:
Al0 ® Al+3 + 3e
0,15 mol 0,45 mol
Cu0 ® Cu+2 + 2e
0,15 mol 0,3 mol
 + 3e ® 
 3.x mol x mol
 Theo định luật bảo toàn mol e: ne (KL nhường) = ne (N nhận) = 0,75 mol
 hay: 3x = 0,75 => nNO = x = 0,25 (mol) 
Áp dụng công thức:
nHNO3 pư = 4nNO + 2nNO2 + 10n NH4NO3 + 10nN2O + 12nN2 
=> nHNO3 pư = 4nNO = 4.0,25 = 1 (mol) 
2. Bài tập tương tự.
Bài 1. Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dd HNO3 aM thu được 5,6 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm N2O và khí Y. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 22,5. 
a) Khí Y và khối lượng khối lượng Al (m) đem dùng ?
b) Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 (a)? 	 
Bài 2. Khi cho 1,92g hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có thể tích 1,736 lít (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 đã phản ứng.
Bài 3. Cho 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 4,928 lit (đktc) hỗn hợp NO và NO2. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu là 
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 31,2g hỗn hợp Al, Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và 8,96 lit hỗn hợp khí B (đktc) gồm N2, N2O (không còn spk khác), dB/H2 =20. Số mol HNO3 đã phản ứng và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn A là
Bài 5. Hoà tan hoàn toàn 23,1g hỗn hợp Al, Mg, Zn , Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm 0,2 mol NO, 0,1 mol N2O (không còn sp khử khác). Tính số mol HNO3 đã phản ứng và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn A.
Bài 6. Cho m gam Cu tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HNO3, phản ứng vừa đủ, giải phóng một hỗn hợp 4,48 lít khí NO và NO2 có tỉ khối hơi với H2 là 19. Tính CM của dung dịch HNO3.
Bài 7. Khi cho 1,92g hh X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1:3) tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 tạo ra hh khí gồm NO và NO2 có V=1,736 lít (đktc). Khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 đã phản ứng là (biết skp ko có muối)	
Bài 8. Để hoà tan hết 0,06 mol Fe thì cần số mol HNO3 tối thiểu là (sản phẩm khử duy nhất là NO)
DẠNG 5: BÀI TẬP SẢN PHẨM ẨN ( CÓ TẠO MUỐI NH4NO3)
I. Bài tập minh họa.
Cho 1,68gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 aM thu được dung dịch Y và 0,448lít khí NO duy nhất. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong Y?
Bài giải:
- Ở đây cần chú ý rằng khí NO là khí duy nhất chứ không phải là sản phẩm khử duy nhất. Một số học sinh không để ý điều này và cho rằng bài toán khá đơn giản và dễ mắc phải sai lầm như sau:
 + trong dung dịch Y có 0,07mol Mg(NO3)2 Khối lượng muối = 0,07. 148 = 10,36gam và + 4H+ + 3e NO + 2H2O
 0,08 0,06 0,02 
 + Thực ra chỉ cần đánh giá: 
 Mg Mg2+ + 2e (1) và + 4H+ + 3e NO + 2H2O (2)
 0,07 0,14 0,08 0,06 0,02 
Do Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 mà quá trình (1) và (2) cho thấy số mol electron nhường lớn hơn số mol electron nhận. Do đó trong dung dịch phải có sinh ra ion .
 + 10H+ + 8e + 3H2O (2)
 0,1 0,08 0,01 
 + Trong Y có: 0,07mol Mg(NO3)2 và 0,01mol NH4NO3 mmuối = 0,07.148 + 0,01.80 = 11,16g
II. Bài tập tương tự.
Bài 1. Hoà tan 2,16 g Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít N2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được m g muối . Tính m?
Bài 2. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X ?
Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Tính m?
Bài 4. Hòa tan hoàn toàn hh gồm Zn và ZnO bằng dd HNO3 loãng dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra, dd thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. % số mol Zn có trong hỗn hợp ban đầu là 
Bài 4. Cho hh gồm 6,73 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dd HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí X (đktc) và dd Y. Làm bay hơi dd Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
Bài 6. Cho 1,68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 xM. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO duy nhất. Tinh gía trị x và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y ?
DẠNG 6 : KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI HỖN HỢP HNO3 VÀ (H2SO4 hoặc HCl)
I. Bài tập minh họa.
Cho a mol Cu tác dụng hết với 120 ml dung dịch A gồm HNO3 1 M, H2SO4 0,5 M thu được V 

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC_DANG_BAI_TAP_AXIT_NITRIC_HAY.doc