Bài tập trắc nghiệm – Tự luận hóa 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học định luật tuần hoàn

doc 7 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2834Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm – Tự luận hóa 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học định luật tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm – Tự luận hóa 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học định luật tuần hoàn
CHƯƠNG 2
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I.Tự Luận:
câu 1. Nguyên tử A, B có mức năng lượng ngoài cùng lần lượt là 3p5 và 4s2 
 a. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử xác định vị trí, tính chất cơ bản của nguyên tố A, B
 b. Viết cấu hình electron của ion tương ứng của A, B
câu 2. Nguyên tố X, Y cùng 1 nhóm thuộc chu kì nhỏ liên tiếp trong BTH có tổng điện tích hạt nhân là 18
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y. Xác định vị trí của X,Y trong BTH
 b. Viết công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng của X,Y
câu 3. Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong cùng 1 nhóm A có tổng số hạt proton là 56.
 a. Xác định X, Y
 b. Hòa tan 20,2 g hỗn hợp X,Y vào H2O được 4,48 lít H2 (đktc). Tính %mX và %mY trong hh
câu 4. Cho 20,55g kim loại X ở nhóm IIA tan hoàn toàn trong 108ml nước thu được 3,36 lít khí (đktc) và dd B.
 a. Xác định X
 b. Tính C% của dd B
 c. Cần lấy bao nhiêu g ddB và bao nhiêu gam H2O để pha thành 500g dd mới có nồng độ 5%
câu 5.Cho 10,4g hai kim loại X,Y ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với 490,2 g dd HCl được 6,72 lít khí (đktc) và dd A
 a. Xác định X, Y và %m mỗi kim loại
 b. Tính C% các chất trong dung dịch A, biết HCl dư 20% so với phản ứng
câu 6: Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với H2O thu được 2,24 lít khí (đktc).
Xác định 2 kim loại kiềm
Tính khối lượng 2 hidroxit thu được 
Tính V dung dịch H2SO4 1M cần trung hòa hết 2 hidroxit này.
câu 7: Xác định vị trí ( STT, nhóm, chu kì) các nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng:
 a. 3s23p5 b. 3d104s2 c. 4s24p3
câu 8: Nguyên tố R có tổng số hạt trong nguyên tử là 28, biết R có 7e ở lớp ngoài cùng.
Xác định vị trí của R, tên R. cho biết R là nguyên tố KL, PK hay KH?
câu 9: Nguyên tố X có Z = 47.
Viết cấu hình electron, xác định vị trí của X trong BTH
Cho biết X có tính chất hóa học cở bản gì?
X có thể tạo thành cation hay anion? Viết cấu hình electron của ion này?
câu10: Hai nguyên tố A,B liên tiếp nhau trong cùng 1 chu kì có tổng số hạt proton là 27.
Viết cấu hình electron nguyên tử A,B. Cho biết vị trí của A, B trong BTH.
Viết công thức oxit cao nhất , hidroxit tương ứng của A,B và so sánh tính chất hóa học của chúng.
câu 11: Hai nguyên tố X,Y ở cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH có tổng số proton là 32.
Xác định số hiệu nguyên tử của X, Y. tên của X, Y?
Hòa tan hết 4,4 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được
câu 12: Hòa tan 1,8 gam muối sunfat của kim loại R nhóm IIA vào H2O rồi pha loãng thành 50ml dung dịch B. Để phản ứng hết với 50ml dd B cần 200ml dd BaCl2 0,75M.
Xác định kim loại R, cho biết vị trí của R trong BTH
Tính nồng độ mol của dd B.
câu 13: Cho 11,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm A,B ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH vào 200ml H2O thu được 4,48 lít khí ( đktc) và dung dịch X.
Xác định A,B
Tính C % các chất có trong dd X.
Để trung hòa dd X trên cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 1M ?
câu 14 :Cho m gam kim loại R nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 125 gam dung dịch X trong đó muối có nồng độ 30,4% và 0,8 gam H2.
Xác định kim loại R, tính giá trị m ?
Tính khối lượng dd HCl ?
câu 15:Nguyên tố R có hóa trị 5 trong oxit cao nhất, R chiếm 91,176% khối lượng trong hợp chất khí với hidro. Xác định R. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng
câu 16: Nguyên tố R nhóm VIIA, oxit cao nhất của R có M = 183.
Xác đinh R
Cho 6,72 lít khí R (đktc) tác dụng hết với Al. Tính khối lượng muối và số phân tử muối thu được
Tính tỉ khối của R đối với không khí?
câu 17: Nguyên tố R là kim loại kiềm , hidroxit của R chiếm 57,5% khối lượng R.
Xác định R. Cho biết vị trí của R trong BTH
Tính thể tích dd H2SO4 0,5M cần trung hòa hết 120 gam dung dịch ROH 10% trên?
câu 18: R có công thức oxit R2Oy trong đó oxi chiếm 47,06% khối lượng. Biết phân tử khối của R2Oy là 102.
Xác định R, vị trí của R trong BTH.
Hòa tan 3,06 gam oxit này vào 100ml dd H2SO4 1,5M. Tính nồng độ mol dd thu được sau phản ứng.
Bài 19: Cho 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, ta thu được 1,12 lít khí ở dktc. Xác định 2 kim loại và % theo khối lượng của chúng trong hh?
Bài 20: Một số nguyên tố có cấu hình e như sau:
a. 1s22s22p1	b. 1s22s22p6	c. 1s22s22p63s23p5
d. 1s22s22p63s23p63d104s2	e. 1s22s22p63s23p63d104s24p1
Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Nguyên tố nào là kim loại? phi kim? Khí hiếm?
Bài 21: Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử một nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII là 28.
Tính khối lượng nguyên tử?
Viết cấu hình e? 
Bài 23 :
 a. Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3%O. Gọi tên nguyên tố đó?
 b.Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 25,93%R. Gọi tên nguyên tố đó?
Bài 24:Hợp chất ion được tạo bởi các ion M2+ và X2-. Biết rằng trong phân tử MX tổng số hạt là 84. Số n và số p trong hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
Viết cấu hình e của M2+; X2-; ?
 b.Xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH? 
II.Trắc nghiệm:
câu 1: Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. B. Tỉ khối.
 C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng.
câu 2: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn. B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn. 
 Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn. D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.
câu 3: Các nguyên tố của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?
Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số electron lớp K = 2.
 C. Số lớp electron như nhau. D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1.
câu 4: Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?
A. Fe, Ni, Co. 	B. Br, Cl, I. 	C. N, C, O. 	D. O, Se, S.	
câu 5: Dãy nguyên tố có số hiệu nguyên tử ( thứ tự trong bảng tuần hoàn) nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố d ?
A. 11, 14, 22. 	B. 24, 39, 74. 	C. 13, 33, 54. 	D. 19, 32, 51.
câu 6: Nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự Canxi?
A. Cacbon 	B. Kali 	C. Natri 	D. Stronti
câu 7: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?
A. N (Z= 7) 	B. P (Z=15)	 	C. As (Z=33) 	D. Bi (Z=83)
câu 8: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?
A. I, Br, Cl, P. 	B. C, N, O, F.
C. Na, Mg, Al, Si. 	D. O, S, Se, Te.
câu 9: Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba . Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều nào?
A. Tăng dần. 	B. Giảm dần. 	C. Tăng rồi giảm. 	D. Giảm rồi tăng.
câu 10: Cho dãy các nguyên tố nhóm VA: N – P – As – Sb – Bi . Từ N đến Bi , theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều nào?
A. Tăng dần. 	B. Giảm dần. 	C. Tăng rồi giảm. 	D. Giảm rồi tăng.
câu 11: Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau?
A. Ca và Mg. 	B. P và S. 	C. Ag và Ni. 	D. N và O. 
câu 12: Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuẩn hoàn. Trong số các nguyên tố nói trên, nguyên tố nào có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất?
A. Li ( Z=3) 	B. Na ( Z=11) 	C. Rb ( Z= 37) 	D. Cs ( Z =55)
câu 13: Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng?Các nguyên tố nhóm IA:
Được gọi là các kim loại kiềm thổ.
Dễ dàng cho 2 electron hóa trị lớp ngoài cùng.
Dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững.
Dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững.
câu 14: Biến thiên tính bazơ các hidroxit của các nguyên tố nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là:
A. Tăng 	B. Giảm 	C. Không thay đổi 	D. Giảm sau đó tăng.
câu 15: Nhiệt độ sôi của đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA : theo chiều tăng số thứ tự là:
A. Tăng 	B. Giảm 	C. Không thay đổi	 	D. Giảm sau đó tăng
câu 16: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn cho biết giá trị nào sau đây?
A. Số electron hóa trị 	B. Số proton trong hạt nhân.
C. Số electron trong nguyên tử. 	D. B và C đúng.
câu 17: Cho dãy nguyên tử F, Cl , Br, I . Độ âm điện của dãy nguyên tố trên biến đổi như thế nào theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Tăng 	B. Giảm 	C. Không thay đôi 	D. Vừa tăng vừa giảm
câu 18: Độ âm điện của dãy nguyên tố : Na ( Z=11), Mg ( Z=12), Al ( Z=13), P ( Z=15), Cl (Z=17) biến đổi theo chiều nào?
A. Tăng 	B. Giảm C. Không thay đổi 	D. Vừa giảm vừa tăng.
câu 18: Tính bazơ của dãy các hidroxit : biến đổi như thế nào ?
A. Tăng 	B. Giảm 	C. Không thay đổi 	D. Vừa giảm vừa tăng.
câu 19: Tính axit của dãy các hidroxit : biến đổi như thế nào?
A. Tăng 	B. Giảm 	C. Không thay đổi 	D. Vừa giảm vừa tăng.
câu 20: Nguyên tử Cs trong nhóm IA được sử dụng để chế tạo tế bào quang điện bởi vì trong số các nguyên tố khôgn phóng xạ thì Cs là kim loại có :
Giá thành rẻ, dễ kiếm. B. Năng lượng ion hóa thứ nhất thấp nhất.
C. Bán kính nguyên tử nhỏ nhất. D. Năng lượng ion hóa thứ nhất cao nhất.
câu 21: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử là 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là:
A. 	B. 	C. 	D. 
câu 22:Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y tuộc chu kì và các nhóm nào?
Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA. B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.
C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA. D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA.
câu 23: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:
A. Các nguyên tố s. 	B. Các nguyên tố p.
C. Các nguyên tố s và các nguyên tố p. 	D. Các nguyên tố d.
câu 24: Nguyên tố hóa học Canxi(Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
Số electron lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20.
Vỏ nguyên tử có electron 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
Hạt nhân nguyên tử có 20 proton.
Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
câu 25: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong cùng một phân nhóm A của bảng tuần hoàn. X có điện tích nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử là 32. Xác định X và Y?
A. Mg (Z=12) và Ca (Z=20)	B. Al (Z=13) và K(Z=19)
C. Si (Z=14) và Ar (Z=18) 	 	D. Na (Z=11) và Ga (Z= 21)
câu 26: Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử?
A. Số electron hóa trị. 	B. Số lớp electron.
C. Số electron lớp L. 	D. Số phân lớp electron.
câu 27: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức ?
A. Mg 	B. Si 	C. Al 	D. P
câu 28: Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì tính chất nào của các nguyên tố không biến đổi tuần hoàn?
A. Số khối 	B. Số electron ngoài cùng C.Độ âm điện D.Năng lượng ion hóa.
câu 29: Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là ?
A. Chu kì 4, nhóm VA. 	B. Chu kì 4, nhóm VB.
C. Chu kì 4, nhóm IIA. 	D. Chu kì 4, nhóm IIIB
câu 30: Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:
Phi kim mạnh nhất là iot. B. Kim lọai mạnh nhất là liti.
C. Phi kim mạnh nhất là oxi. D. Phi kim mạnh nhất là flo.
câu 31: Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích của 0,2g hidro là V1 còn thể tích của 3,2g oxi là V2 . Nhận xét nào sau đây về tương quan V1 và V2 là đúng?
A. 	B. 	C. 	D. 
câu 32: Tính khử của các hidro halogenua HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo thứ tự nào?
HF < HCl < HI < HBr B. HCl < HF < HBr < HI
C. HF < HCl < HBr < HI D. HI < HBr < HCl < HF
câu 33: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : (trong đó ). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
Chu kì n, nhóm IB. B. Chu kì n, nhóm IA.
C. Chu kì n, nhóm VIA. D. Chu kì n, nhóm VIB.
câu 34: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : (). Số electron độc thân có trong nguyên tử?
A. 1 	B. 5 	C. 6 	D. 4
câu 35: Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là . Vậy trong bảng tuần hoàn, vị trí của X thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm IB. 	B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm VIA. 	D. Chu kì 4, nhóm VIB. 
câu 36: Hòa tan hoàn toàn 0,3g hỗn hợp hai kim lọai X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu 0,224 lít khí hidro ở đktc. Hai kim lọai X và Y lần lượt là:
A. Na và K. 	B. Li và Na. 	C. K và Rb. 	D. Rb và Cs
câu 37: Hòa tan hoàn toàn 0,6g hỗn hợp hai kim lọai X và Y ở hai chu kì liên iếp của nhóm IA vào nước thì thu 0,224 lít khí hidro ở đktc. Hai kim lọai X và Y lần lượt là:
A. Na và K. 	 B. Li và Na. 	C. K và Rb. 	D. Rb và Cs
câu 38: Điều khẳng định nào sau đây là sai? Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
Độ âm điện tăng dần. B. Tính bazơ của các hidroxit tăng dần.
C. Tính kim loại tăng dần. D. Tính phi kim giảm dần.
câu 39: Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố có công thức tổng quát là , oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là;
A. Cacon 	B. Chì 	C. Thiếc 	D. Silic
câu 40: Một oxit của một nguyên tố ở nhóm VIA trong bảng HTTH có tỉ khối so với metan () . CTHH của X là:
A. 	B. 	C. 	D. 
câu 41: Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm VA. Cấu hình electron củ nguyên tử X là:
A. 	B. 
C. 	D. 
câu 42: Cho 24,4g hỗn hợp tác dụng vừa đủ với dung dịch . Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc ,tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (gam) muối clorua khan. Vậy m có giá trị:
A. 26,6g 	B. 27,6g 	C. 26,7g 	D. 25,6g 
câu 43: Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp hai kim lọai đều đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau pư thu được m(gam) muối khan, giá trị của m là:
A. 15,1g 	B. 16,1g 	C. 17,1g 	D. 18,1g
câu 44: Hòa tan hoàn toàn 5,4g một kim loại thuộc nhóm A vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít (đktc). Tìm kim loại trên.
A. Al 	B. Mg 	C. Ca 	D. Na
câu 45: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp các kim loại(Fe, Ca, Mg, Na, Al) vào dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít (đktc). Tìm khối lượng muối clorua thu được.
A. 40g 	B. 35,5g 	C. 55,5g 	D. Thiếu dữ kiện để giải.
câu 46: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp các kim loại(Fe, Ca, Mg, Na, Al) vào dung dịch dư thu được 11,2 lít (đktc). Tìm khối lượng muối clorua thu được.
A. 40g 	B. 48g 	C. 88g 	D. 68g
câu 47: Cho 6,4g hỗn hợp hai kim lọai IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hidro (đktc). Các kim lọai đó là:
A. Be và Mg 	B. Mg và Ca 	C. Ca và Sr 	D. Sr và Ba
câu 48: Người ta dùng 14,6g HCl thì vừa đủ hòa tan 11,6g hidroxit của kim loại nhóm IIA. Kim loại là
A. Ba 	B. Mg 	C. Ca 	D. Sr
câu 49: Cho 5,4g một kim loại tác dụng với Oxi ta thu được 10,2g oxit cao nhất có công thức . Kim loại đó là:
A. Al 	B. Fe 	C. Cr 	D. kim loại khác
câu 50: Một nguyên tố có hóa trị đối với hidro và hóa trị cao nhất đối oxi bằng nhau. Trong oxit cao nhất của nguyên tố ấy, oxi chiếm 53,3%. Hãy gọi tên nguyên tố:
A. C 	B. N 	C. Si 	D. S
câu 51:Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức . Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng. X là:
A. C 	B. N 	C. P 	D. S
câu 52: Để hòa tan hoàn toàn 7,8g hidroxit của một kim loại, cần dùng hết 100g dung dịch HCl 10,95%. Xác định tên kim loại:
A. Fe	B. Mg 	C. Ca 	D. Al
câu 53: Để hòa tan hoàn toàn 7,2g một kim loại cần dùng 200g dung dịch 14,7%. Xác định kim loại:
A. Fe	B. Mg 	C. Ca 	D. Al
câu 54: Hòa tan hoàn toàn 11,2g một kim loại vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít (đktc). Tên kim loại là:
A. Fe	B. Mg 	C. Ca 	D. Al
câu 55:Hòa tan hoàn toàn 11,2g một kim loại vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít (đktc). Khối lượng muối thu được là:
A. 17,2g 	B. 18,3g 	C. 25,4g 	D. 26,4g
câu 56: Hòa tan hoàn toàn 16,3g hỗn hợp Na và K vào 1500ml nước, thấy thoát ra 5,6 lít (đktc). % khối lượng của K là:
	A. 71,8% 	B. 22,2% 	C. 47,9% 	D. 52,1%
câu 57: Hòa tan hoàn toàn 16,3g hỗn hợp Na và K vào 1000ml nước, thấy thoát ra 5,6 lít (đktc). của KOH là:
	A. 0,2M 	B. 0,15M 	C. 0,1M 	D. 0,3M
câu 58: Hòa tan 9,2g một kim loại trong nước, thu 4,48 lít (đktc). Tên kim loại là:
 A. Na	B. Ba 	C. Ca 	D. K
câu 59: Hòa tan 2,74g một kim loại trong nước, thu 4,48 lít (đktc). Tên kim loại là:
 A. Na	B. Ba 	C. Ca 	D. K
câu 60: Hòa tan 11,7g một kim loại trong dung dịch HCl, thu 3,36 lít (đktc). Tên kim loại là:
 A. Na	B. Ba 	C. Ca 	D. K
câu 61: Hòa tan 4,8g một kim loại trong dung dịch HCl, thu 4,48 lít (đktc). Tên kim loại là: A. Mg	 B. Ba 	C. Ca 	D. K
câu 62: Hòa tan 5g một hỗn hợp 2 kim loại kiềm(thuộc 2 chu kì liên tiếp) trong dung dịch HCl, thu 2,24 lít (đktc). Hai kim loại là:
 A. Li và K	B. Na và K 	C. Ca và Mg	D. Li và K
câu 63: Hòa tan 7g một hỗn hợp 2 kim loại IIA(thuộc 2 chu kì liên tiếp) trong dung dịch HCl, thu 4,48 lít (đktc). Hai kim loại là:
 A. Be và Mg	B. Be và Ca 	C. Ca và Mg	D. Ca và Ba
câu 64: Hòa tan 8,4g một hỗn hợp 2 kim loại IIA(thuộc 2 chu kì liên tiếp) trong dung dịch HCl, thu 6,72 lít (đktc). Hai kim loại là:
 A. Be và Mg	B. Be và Ca 	C. Ca và Mg	D. Ca và Ba
câu 65: Hòa tan 8,4g một hỗn hợp 2 kim loại IIA(thuộc 2 chu kì liên tiếp) trong dung dịch HCl, thu 6,72 lít (đktc). %số mol 2 kim loại:
 A. 75% và 25%	B. 50% và 50%	C. 40% và 60%	D. 20% và 80%
câu 66: Đề hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al cần dùng 400 ml dung dịch HCl 2M. Nếu thay HCl bằng 2M thì thể tích cần dùng là bao nhiêu?
	A. 400 ml 	B. 200 ml 	C. 100 ml 	D. không biết được
câu 67: Đề hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al cần dùng 400 ml dung dịch HCl 2M. khối lượng của Mg là:
	A. 1,2g 	B. 2,4g 	C. 7,2g	 	D. đáp số khác
câu 68: Đề hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al cần dùng 400 ml dung dịch HCl 2M. khối lượng muối clorua thu được là:
	A. 71,7g 	B. 22g 	C. 37g	 	D. 36,2g
câu 69: Đề hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp mg và Al cần dùng 400 ml dung dịch HCl 2M. Nếu thay HCl bằng 2M thì khối lượng muối sunfat thu được là bao nhiêu?
A. 27g 	B.84,6g 	C. 47g	 	D. 46,2g
câu 70: Hòa tan hoàn toàn 26,8g và vào dung dịch HCl dư, thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng :
	A. 8,4g 	B. 16,8g 	C. 10g 	D. 20g
câu 71: Nguyên tố X có công thức của oxit cao nhất là , trong hợp chất khí với Hidro có 75% khối lượng của X. X là:
	A. Si 	B. S 	C. N 	D. C
câu 72: Nguyên tố R có công thức của oxit cao nhất là, trong hợp chất khí với Hidro có 82,35% khối lượng của R. R là:
	A. Si 	B. P 	C. N 	D. C
câu 73: Nguyên tố X có công thức của oxit cao nhất là, trong hợp chất khí với Hidro có 8,82% khối lượng của H. X là:
	A. Si 	B. P 	C. N 	D. C
câu 74: Nguyên tố X có công thức của hợp chất khí với H là , trong oxit cao nhất của X có 43,66% khối lượng của X. X là:
	A. Si 	B. P 	C. N 	D. C
câu 75: Nguyên tử của nguyên tố A có 5 electron phân lớp p, vậy A thuộc chu kì mấy:
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
câu 76: Nguyên tử của nguyên tố A có 5 electron phân lớp p, vậy A thuộc nhóm nào:
A.VA 	B. VIIA 	C. VIIB 	D. VIA
câu 77: Nguyên tử của nguyên tố A có 7 electron phân lớp s, có bao nhiêu nguyên tố thỏa điều kiện của A?
 A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. Không biết được 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_10_chuong_1_2.doc