Bài tập trắc nghiệm luyện tập Crom và hợp chất

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm luyện tập Crom và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm luyện tập Crom và hợp chất
LUYỆN TẬP: CROM VÀ HỢP CHẤT
Câu 1: Cho Cr (Z=24). Cấu hình electron không đúng là:
	A. Cr: [Ar] 3d54s1.	B. Cr: [Ar] 3d44s².
	C. Cr2+: [Ar] 3d4.	D. Cr3+: [Ar] 3d³.
Câu 2: Các số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là:
	A. +2, +4 và +6.	B. +2, +3 và +6.	C. +1, +3 và +6.	D. +3, +4 và +6.
Câu 3: Chọn câu đúng.
	A. Crom có tính khử mạnh hơn sắt.
	B. Crom chỉ tạo được oxit bazơ.
	C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
	D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3.
Câu 4: Ứng dụng không phải của crom là
	A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng để cắt thủy tinh.
	B. Crom dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
	C. Crom là kim loại nhẹ, được sử dụng tạo các hợp kim của ngành hàng không.
	D. Điều kiện thường, crom tạo lớp màng oxit mịn, bền được dùng để mạ bảo vệ thép.
Câu 5: Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X là
	A. Cr2O3.	B. CrO3	C. Cr2O	D. Cr
Câu 6: Cho các kim loại sau: Cu, Al, Ag, Cr. Nhận định nào sau đây không đúng?
	A. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al 	B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu 
	C. Kim loại không phản ứng với oxi là Ag.	D. Kim loại có độ cứng cao nhất là Cr.
Câu 7: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?
	A. Al và Ca	B. Fe và Cr	C. Cr và Al	D. Fe và Al
Câu 8: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp một ít nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y lần lượt là
	A. da cam và vàng	B. vàng và da cam
	C. nâu đỏ và vàng	D. vàng và nâu đỏ
Câu 9: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
	A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 10: Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Khi cân bằng thì số phân tử HCl bị oxi hóa là
	A. 3	B. 6	C. 8	D. 14
Câu 11: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. dung dịch HCl	B. dung dịch NaOH đặc, nóng
	C. dung dịch HNO3 đặc, nóng	D. dung dịch H2SO4 đặc, nóng
Câu 12: Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
	A. Zn2+.	B. Al3+.	C. Cr3+.	D. Fe3+.
Câu 13: Chất nào sau đây không lưỡng tính?
	A. CrO3.	B. Cr2O3.	C. Cr(OH)3.	D. Al2O3.
Câu 14: Tổng các hệ số (số nguyên tối giản) khi cân bằng phản ứng: 
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → X + Y + Z + T là:
	A. 20	B. 22	C. 24	D. 26
Câu 15: Cho phương trình: (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O. Khi phân hủy 48 gam muối thấy còn 30 gam chất rắn và tạp chất trơ. Phần trăm tạp chất có trong muối là
	A. 8,5%.	B. 6,5%.	C. 7,5%.	D. 5,5%.
Câu 16: Cho 13,5 gam hỗn hợp Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng trong điều kiện không có không khí, thu được dung dịch X và 7,84 lít khí hidro (ở đktc). Cô cạn dung dịch X trong điều kiện không có không khí thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 42,6.	B. 45,5.	C. 48,8.	D. 47,1.
Câu 17: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 7,84.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 10,08.
Câu 18: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là
	A. 50,67%.	B. 20,33%.	C. 66,67%.	D. 36,71%.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi dư thu được 4,56 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là
	A. 0,78 gam	B. 3,12 gam	C. 1,74 gam	D. 1,19 gam
Câu 20: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl đun nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Khối lượng crom ban đầu là
	A. 0,065 gam	B. 1,040 gam	C. 0,560 gam	D. 1,015 gam
Câu 21: Số mol HCl và K2Cr2O7 tương ứng cần sử dụng đề điều chế 672ml khí Cl2 (đktc) là
	A. 0,06 và 0,03	B. 0,14 và 0,01	C. 0,42 và 0,03	D. 0,16 và 0,01
Câu 22: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là
	A. 13,66% Al, 82,29% Fe và 4,05% Cr	B. 4,05% Al, 83,66% Fe và 12,29% Cr
	C. 4,05% Al, 82,29% Fe và 13,66% Cr	D. 4,05% Al, 13,66% Fe và 82,29% Cr
Câu 23: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là:
	A. Fe, Al và Cr	B. Fe, Al và Zn	C. Mg, Al và Cu	D. Fe, Zn và Cr
Câu 24: Cho 10,8 gam hỗn hợp Cr và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Tổng khối lượng muối thu được là
	A. 18,7 gam.	B. 25,0 gam.	C. 19,7 gam.	D. 16,7 gam.
Câu 25: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì
	A. dung dịch có màu vàng chuyển thành màu da cam
	B. dung dịch không màu chuyển thành màu vàng
	C. dung dịch có màu da cam chuyển thành màu vàng
	D. dung dịch có màu da cam chuyển thành không màu
Câu 26: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là
	A. 3,36.	B. 7,84.	C. 4,48.	D. 10,08.
(Cho C=12, H=1, O=16, N=14, Cr=52, Fe=56, Al=27, Na=23, K=39, Zn=65, Cl=35,5)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_luyen_tap_crom_va_hop_chat.doc