Bài tập ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 môn: Hóa học 12 chương 5: Đại cương kim loại

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1213Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 môn: Hóa học 12 chương 5: Đại cương kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 môn: Hóa học 12 chương 5: Đại cương kim loại
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
BÀI TẬP ÔN THI TN THPT QG NĂM 2015
TRƯỜNG THPT LAI VUNG 1
MÔN: HÓA HỌC 12
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi 
A. khối lượng riêng kim loại.	B. kiểu mạng tinh thể khác nhau.
C. 	mật độ electron khác nhau.	D. mật độ ion dương khác nhau. 
Câu 2: Cho 3,45 gam một kim loại tác dụng với H2O sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Kim loại đó có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau:
A. Li.	B. Na	C. K.	D. Rb
Câu 3: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch dư chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3, H2SO4 (đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp chỉ tạo ra muối Fe(II) là 
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 4: Dung dịch X chứa 5 loại ion Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,2 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, V có giá trị là 
A. 	150 ml.	B. 200 ml.	C. 250 ml.	D. 300 ml. 
Câu 5: Magie có thể cháy trong khí CO2, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức hóa học của chất này là 
A. C	B. MgO.	C. Mg2C	D. MgCO3. 
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 7,0 gam. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là 
A. 0,8 mol. 	B. 0,08 mol.	C. 0,04 mol.	D. 0,4 mol.
Câu 7: Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là 
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+. 	B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.	D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+.
Câu 8: Hòa tan 20 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 27,1 gam chất rắn. Thể tích chất khí thoát ra ở đktc là 
A. 8,96 lít. 	B. 4,48 lít. 	C. 2,24 lít.	D. 1,12 lít.
Câu 9: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc nguội). Kim loại M là 
A. Fe.	B. Al.	C. Zn.	D. Ag. 
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại X và Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít CO2 ở đktc. Kim loại X và Y là 
A. Be và Mg.	B. Mg và Ca	C. Ca và Sr.	D. Sr và Ba 
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 28,3 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II trong axit HCl dư thì tạo thành 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
A. 21,6g.	B. 28,6g.	C. 29,4g.	D. 30,5g.
Câu 12: Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất trong các hiện tượng sau: 
A. Ăn mòn kim loại.	B. Ăn mòn điện hóa học.
C. Hiđro thoát ra mạnh hơn. 	D. Màu xanh biến mất. 
Câu 13: Cho 21,6 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít N2O (đktc). Kim loại đó là 
A. Na	B. Zn.	C. Mg.	D. Al. 
Câu 14: Hòa tan hết 38,60 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 14,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được là 
A. 48,75g.	B. 84,75g.	C. 74,85g.	D. 78,45g.
Câu 15: Hòa tan hết hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị m là 
A. 1,24g.	B. 0,64g.	C. 0,96g.	D. 3,2g. 
Câu 16: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 24,0g.	B. 24,3g.	C. 48,0g.	D. 30,6g. 
Câu 17: Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. Các kim loại lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự: 
A. Cu-Ag-Fe.	B. Ag-Cu-Fe.	C. Fe-Cu-Ag.	D. Ag-Fe-Cu. 
Câu 18: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được là
A. 2,24 lít và 6,72 lít. 	B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít.	D. 1,972 lit và 0,448 lít. 
Câu 19: Cho các chất sau: Cl2 (1), I2 (2), dung dịch HNO3 loãng (3), dung dịch H2SO4 đậm đặc nguội (4), dung dịch AgNO3 (5), dung dịch NH4NO3 (6). Với hóa chất nào trong các hóa chất trên thì Fe tác dụng tạo ra sản phẩm là hợp chất Fe(III)? 
A. 	(1), (2), (3), (5), (6). 	B. (1), (3), (4), (5).
C. (1), (3), (5).	D. (1), (2), (4), (6).
Câu 20: Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe bằng một lượng dư dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc), 2,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị là
A. 31,45.	B. 40,59.	C. 18,92.	D. 28,19. 
Câu 21: Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng các hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất? 
A. dung dịch HCl và HNO3. 	B. NaOH và HCl.
C. 	HCl và CuCl2. 	D. H2O và H2SO4.
Câu 22: Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol AgNO3, a và b có giá trị như thế nào để thu được Fe(NO3)3 sau phản ứng? 
A. a=2b	B. 3a>b	C. b3a	D. a<2b
Câu 23: Một mẫu Na được tạo nên từ 1,204.1023 tế bào cơ sở của mạng tinh thể lập phương tâm khối, khối lượng của mẫu Na đó là
A. 4,6g.	B. 64,4g.	C. 36,8g.	D. 41,4g.
Câu 24: Cho m gam Al hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là
A. 2,7g.	B. 16,8g.	C. 3,51g.	D. 35,1g.
Câu 25: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch phản ứng là 
A. 5,69g.	B. 3,79g.	C. 8,53g.	D. 9,48g. 
Câu 26: Nhóm kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường?
 A. K, Na , Cu B. Fe , Al , Ca C. K , Na , Ba D. Al , Na ; Ca
Câu 27: Điện phân dd chứa anion nitrat và các cation Cu2+, Ag+, Pb2+, Fe2+. Cation bị khử trước tiên là 
	A. Cu2+.	 B. Ag+.	 C. Pb2+.	 D. Fe2+.
Câu 28: Phương pháp dùng để điều chế kim loại bari là
	A. Điện phân dung dịch BaCl2 	B. Điện phân nóng chảy BaCl2
	C. Nhiệt phân BaSO3 D. Nhiệt nhôm (Al + BaO ở nhiệt độ cao)
Câu 29: Nhúng một đinh sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 (dư), H2SO4 (đặc nóng, dư), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe (II) là
 A. 3.	 B. 4.	 C. 5.	 D. 6.
Câu 30: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
 A. Bột sắt.	 B. Bột lưu huỳnh.	 C. Natri.	D. Nước.
Câu 31: X là kim loại phản ứng được với dd H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dd Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
	A. Mg, Ag.	 B. Fe, Cu.	 C. Ag, Mg.	D. Cu, Fe.
Câu 32: Ngâm một lá sắt vào các dung dịch muối sau: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2, ZnCl2, NaCl. Sắt sẽ khử được các ion kim loại trong dung dịch muối của dãy nào sau đây?
	A. FeCl3, AgNO3, Cu(NO3)2	B. MgCl2, ZnSO4, NaCl
	C. ZnSO4, AgNO3, FeCl3	D. Cu(NO3)2, MnCl2, NaCl
Câu 33: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
	A. Cu, Al, Mg. 	B. Cu, Al, MgO. 	
	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 34: Cho 5,6 gam Fe đốt trong khí O2 thu được 7,52 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dd HNO3 thu được V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là 
 A. 0,448 lit B. 0,224 lit 	C. 4,48 lit D. 2,24 lit
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe ; FeO ; Fe3O4 ; Fe2O3 trong dd HNO3 loãng nóng, dư thu được 4,48 lit khí NO duy nhất (đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3, số mol HNO3 đã phản ứng là 
 A. 1,4 	B. 1,2 C. 1,6 	D. 1
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng Sau phản ứng thu được 10,08 lit khí NO2 và 2,24 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp là 
 A. 5,6 g B. 8,4 g C. 6,72 g D. 2,8 g
Câu 37: Cho luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO ; Al2O3 ; Fe2O3 và MgO nung nóng sau một thời gian thu được chất rắn Y. Số mol CO phản ứng, biết mX – mY = 4,8 gam. 
 A. 0,4 	B. 0,3 C. 0,15 D. 0,1 
Câu 38: Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). M là kim loại 
	A. Mg	B. Fe	 	C. Cu	 	D. Ca
Câu 39: Cho hỗn hợp chứa x mol Zn, y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO4, sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được chất rắn gồm hai kim loại. Mối liên hệ giữa x, y và z là:
A. x ≤ z < x + y.	B. x ≤ z.	C. x < z < y.	D. x + y = z.
Câu 40 : Cho hỗn hợp bột gồm 0,48g Mg và 1,68 gam Fe vào dung dịch CuCl2 rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,12 gam chất rắn không tan X. Số mol CuCl2 tham gia phản ứng là:
A. 0,06mol.	B. 0,04mol.	C. 0,05mol.	D. 0,03mol.
Câu 41: Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH trước điện phân là:
A. 2,4%.	B. 4,8%.	C. 1,4%.	D. 4,2% .
Câu 42: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Cu; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni, Fe và Mg. Khi lần lượt nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
 A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 43 : Chia m gam Mg làm hai phần bằng nhau:
Phần I :đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được x mol hiđro.
Phần II: đem hòa tan vừa hết trong dung dịch chứa y mol HNO3thì thu được khí đinitơ oxit là sản phẩm khử duy nhất của N+5.Mối liên hệ giữa x với y là
A. 2x=3y B. x=4y	 C. 5x=2y D . 2x=y
Câu 44: Kim loại nào sau đây có phản ứng với cả hai chất HCl và Cl2 đồng thời cho sản phẩm khác nhau?
	A. Cu	B. Zn	C. Al	D. Fe
Câu 45: Dãy nào dưới đây gồm tất các các chất không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Fe2O3, Fe, Cu.	B. Fe, Cr, Al, Au.	C. Al, Fe, Cr, Cu.	D. Fe, Al, NaAlO2.
Câu 46: Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng
A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan.
B. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
D. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
Câu 47: Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứngs thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là
A. 53,5 gam.	B. 33,7 gam.	C. 42,5 gam.	D. 15,5 gam.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Cu.	B. Be.	C. Ca.	D. Mg.
Câu 49: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) được gây nên chủ yếu bởi:
A. Khối lượng riêng của kim loại.	
B. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
C. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.	 
D. Tính chất của kim loại.
Câu 50: Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau một thời gian lấy thanh Zn ra thấy khối lượng thanh Zn giảm. Lấy thanh Zn sau phản ứng ở trên cho vào dung dịch HCl dư, thấy còn một phần kim loại chưa tan. X là muối của kim loại nào sau đây?
A. Ni.	B. Cu.	C. Fe.	D. Ag.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG 5-LAIVUNG1.doc