Bài tập ôn tập kiểm tra hóa - Học kì 1 lớp 10 (số 2) (thời gian: 90 phút)

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1328Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiểm tra hóa - Học kì 1 lớp 10 (số 2) (thời gian: 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn tập kiểm tra hóa - Học kì 1 lớp 10 (số 2) (thời gian: 90 phút)
BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA HÓA - HK 1. (Số 2)
(Thời gian: 90 phút)
A. Trắc nghiệm.
Câu 1: Các liên kết trong phân tử NH3, H2O đều thuộc liên kết 
	A. cộng hoá trị không phân cực.	B. cộng hoá trị phân cực	
	C. ion	D. cho - nhận.
Câu 2: Oxi có 3 đồng vị: ; ; . Với % số nguyên tử mỗi đồng vị tương ứng là : x1; x2; x3. Trong đó x1 = 15 x2 và x1 – x2 = 21 x3. Số khối trung bình của đồng vị là:
	A. 17,14	B. 16,14	C. 17,41	D. 16,41
Câu 3: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là 
	A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. 	C. [Ar]3d7s2 và [Ar]3d14s2. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
Câu 4: Trong các hợp chất sau đây : LiCl, NaF, CCl4 và CaO. Các hợp chất có liên kết ion là
	A. NaF, CaO, CCl4 .	B. LiCl, CaO, CCl4 .	C. LiCl, NaF, CaO .	D. LiCl, NaF, CCl4 .
Câu 5: Cho biết cấu hình electron của X, Y lần lượt là: 1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6. Nhận xét nào sau đây là đúng ? 
	A. X và Y đều là các kim loại 	B. X và Y là các phi kim 
	C. X và Y là các khí hiếm 	D. X là kim loại còn Y là phi kim 
Câu 6: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 33. Oxit cao nhất của A và của B là.
	A. SO3 , Cl2O.	B. SO2 , Cl2O.	C. SO2 , Cl2O7.	D. SO3 , Cl2O7.
Câu 7: Trong phản ứng: Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu . Một mol ion Cu2+ đã
 A. nhường một mol electron.	B. nhận 1 mol electron.
 C. nhường 2 mol electron.	D. nhận 2 mol electron.
Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 9. Kết luận nào sau đây không đúng
	A. X là phi kim	B. X có 7e lớp ngoài cùng
	C. Ở trạng thái cơ bản có 1 e độc thân, trạng thái kích thích có thể có 3, 5 , 7 e độc thân.
	D. Là phi kim mạnh nhất trong các nguyên tố.
Câu 9: Ion A2+ có chứa tổng số hạt mang điện là 22. Công thức oxit cao nhất và hợp chất với hiđro của A là
	A. Al2O3 và AlH3.	B. Cl2O7 và HCl. 	C. SO3 và H2S.	D. B2O3 và BH3.
Câu 10: Cấu hình electron của ion X2+ là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4. Trong BTH các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
	A. chu kì 4, nhóm IB 	B. Chu kì 4, nhóm IVB
	C. Chu kì 4, nhóm VIB 	D. Chu kì 4, nhóm VIIIB
Câu 11: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm những chất có liên kết cộng hoá trị phân cực trong phân tử?
	A. H2S, SO2, NaCl , CO2.	B. H2S, SO2, NH3, HBr.
	C. H2S, NH3, H2SO4, CO2,	D. NaCl, NH3, HBr, H2S.
Câu 12: Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là
	A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. 	 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2.
	C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d 9.	 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10.
Câu 13: Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54 đvC. Cu có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu, % về khối lượng của 63Cu chứa trong Cu2S là
	A. 57,82%.	B. 57,49%.	C. 21,39%.	D. 21,82%.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử .
	A.MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O 	B. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 +2H2O.
	C.CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O 	D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất:
	A.50,00%. 	B. 27,27%. 	C. 60,00%. 	D. 40,00%. 
Câu 16: Oxit B có công thức X2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là chất nào dưới đây?
	A. Na2O	B. K2O	C. Cl2O	D. N2O.
Câu 17: Hợp chất M2X có tổng số hạt là 116. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn là
	A. M(11, CK 3, nhóm IA); X(8, CK 2, nhóm VIA) B. M(19, CK 4, nhóm IA); X(8, CK 2, nhóm VIA).
	C. M(11, CK 3, nhóm IA); X(16, CK 3, nhóm VIA) D. M(19, CK 3, nhóm IA); X(16, CK 3, nh óm VIA).
Câu 18: X, Y, Z, T là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8,11,19,16. Nếu từng cặp các nguyên tố liên kết với nhau thì cặp nào sau đây liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị có phân cực?
	A. X và Y.	B. Y và T.	C. X và T.	D. X và Z.
Câu 19: Cho phản ứng: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 ® MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
Hệ số (nguyên, tối giản) của chất oxi hóa, của chất khử là
	A. 3 và 5. 	B. 5 và 2.	C. 2 và 5. 	D. 3 và 2.
Câu 20: Tỷ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng:
 FeCO3 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O là
	A. 8 : 1.	B. 1 : 9.	C. 1 : 8.	D. 9 : 1.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu trong axit HNO3 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 11,2 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn cẩn thận dd X thu được m gam muối khan. m gam ?
	A. 43 	B. 45                    	C. 34                    	D. 54
Câu 22: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, B, Al tăng dần theo thứ tự sau:
	A. B < Al < Mg < Na.	B. B < Na < Mg < Al.	C. Al < Mg < Na < B.	D. Al < B < Na < Mg.
Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 26 . Vị trí của X là :
	A. Chu kỳ 4, nhóm VIB	B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB	
	C. Chu kỳ 4, nhóm IIA	D. Chu kỳ 3, nhóm IIB
Câu 24: 3 nguyên tố X, Y, Z có z lần lượt là: 17; 18; 19. X; Y, Z lần lượt là là:
 	A. Phi kim, kim loại, phi kim	B. Phi kim, phi kim, kim loạ
	C. Kim loại, khí hiếm, phi kim	D. Phi kim, khí hiếm, kim loại
Câu 25: Cho phản ứng sau: FeO + HNO3→ Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của chất tham gia phản ứng là:
	A. 5x-5y+ 3 	B. 21x - 8y 	C. 24x – 5y 	D. 16x -6y
Câu 26: Ba nguyên tố A (Z = 15); D (Z = 16); E (Z = 17) có hiđroxit tương ứng là X, Y, T. Chiều tăng dần tính axit của các hiđroxit là
	A. X, Y, T.	B. T, Y, X.	C. Y, X, T.	D. X, T, Y.
Câu 27: Nguyên tố có hoá trị cao nhất trong các oxit lớn gấp 3 lần hoá trị của nguyên tố đó trong hợp chất với hiđro thì  đó là nguyên tố nào ?
	A. Nitơ ;                       	B. Photpho ;                	C. Lưu huỳnh ;             D. Brom .
Câu 28: Hai nguyên tố X, Y ở cùng 1 nhóm A  hoặc B và thuộc hai  chu kì liên tiếp. Tổng số proton trong 2 hạt nhân X, Y bằng 32. Hỏi X, Y thuộc các chu kì nào ?
	A. 2 và 3 ;                    	B. 3 và 4 ;                    	C. 4 và 5 ;                    	D. 1 và 2 .
Câu 29: Cho biết số hiệu nguyên tử của Ne là 10. Hãy chọn những ion dưới đây có cấu hình  electron giống Ne: 20Ca2+, 16S2-, 13Al3+, 12Mg2+, 8O2-, 17Cl- , 26Fe3+
	A. S2- , Al3+, Mg2+ ;      	B. S2-, Al3+, O2- ;           	C. Al3+, Mg2+, O2_ ;      	D. Al3+, Mg2+, S2- .
Câu 30: Hiđroxit nào mạnh nhất trong các hiđroxit Al(OH)2, NaOH, Mg(OH)2, Be(OH)2:
	A. Al(OH)3                  	B. NaOH                     	C. Mg(OH)2            	D. Be(OH)2
B. Tự luận:
Câu 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion sau đây: Al3+ , Cu2+, Fe3+ , Cl-, S2- , Cr2+ , Cr , Cr3+ , Na , Zn , Cu , N , Br .
Câu 2: Hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị trong 1ml nước. ( Biết rằng trong nước Hidro chỉ có 2 đồng vị ; ) 
Câu 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5. Hợp chất khí với H2 của nguyên tố đó chứa 8,82% H2 về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
Câu 4: Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại đó.
Câu 5: Hãy cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa–khử sau :
	a/ KBrO3 + KBr + H2SO4 ¦ K2SO4 + Br2 + H2O
	b/ FeS + HNO3 ¦ Fe(NO3) 3 + H2SO4 + NO + H2O
	c/ CuS2 + HNO3 ¦ Cu(NO3) 2 + H2SO4 + N2O + H2O
	d/ K2Cr2O7 + KI + H2SO4 ¦ Cr2(SO4) 3 + I2 + K2SO4 + H2O
	e/ K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 ¦ K2SO4 + MnSO4 + H2O
	f/ FeSO4 + Cl2 + H2SO4 ¦ Fe2(SO4) 3 + HCl

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_ON_TAP_HK1chemistry0102S2.doc