1. Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử là 60. Biết số lượng mỗi hạt là bằng nhau. a) Tính số p, n, e trong nguyên tử. b) Tính NTK của nguyên tử. 2. Điền vào các câu sau đây những từ thích hợp ( phân tử, nguyên tử ) - Trong thuỷ ngân oxit chứa oxi. - nước được tạo thành bởi oxi và hidro. - Trong không khí có chứa các oxi. 3. Các cách viết sau: 4P, 5Fe, Br2, 3O2, 5CH4, CaO, 2H2SO4 diễn đạt ý gì? 4. Trong số các kim loại, nguyên tử của kim loại nào là nặng nhất. Nó nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử kim loại nhẹ nhất? (Chỉ so sánh những nguyên tử kim loại có trong bảng I/ Sgk). 5. Bằng chữ số và KHHH hãy biểu diễn: 2 phân tử nitơ, 2 nguyên tử sắt, 5 phân tử khí hidro, 6 nguyên tử clo, 3 nguyên tử đồng, 5 phân tử nước (gồm 10H, 5O), 4 phân tử đá vôi (gồm 4Ca,4C, 12O), 1 phân tử đường saccarozơ (gồm 12C, 22H và 11O). 6. Tìm KLNT các nguyên tố sau: K, Al, N, Cl. Biết NTK của chúng lần lượt la: 39, 27, 14, 35.5đvC. 7. Tìm hóa trị của các nguyên tố Fe, C, Cu, Pb trong các CTHH sau: FeO, CO2, Cu(NO3)2, PbCl2. 8. Lập CTHH của các hợp chất sau bằng quy tắc chéo, cho biết ý nghĩa của các CTHH tìm được: Al và O ; C(IV) và O ; C(II) và O Zn và Cl ; Al và S(II) ; C(IV) và H Fe(III) và (SO4); Cu(II) và (OH) ; Na và (PO4) 9. Một hợp chất có CTHH như sau: M2On (n: hóa trị của M và có giá trị không quá 3), hợp chất đó có PTK bằng 160. Xác định CTHH của hợp chất trên? 10. Một hợp chất A có phân tử khối gấp 5 lần phân tử khối của khí Oxi. Trong 1 phân tử A có 2 nguyên tử X và 3 nguyên tử oxi. Hỏi X là nguyên tử của nguyên tố nào? 11. CTHH của một số hợp chất viết như sau: MgCl2, Fe3O2, P2O3, KO, NaO2, AlO, NH3, ClO, Fe2(SO4)2, CaOH, Cu2(SO4)3, NaOH, Al2S3, ZnNO3, Mg2(PO4)3 , CO, H3SO4, Ag2OH, KCO3, SiO2. Hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai hãy sửa lại những công thức sai?
Tài liệu đính kèm: