Bài tập môn hóa học 12 - Trường THPT Thống Linh

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2712Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn hóa học 12 - Trường THPT Thống Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn hóa học 12 - Trường THPT Thống Linh
TRƯỜNG THPT THỐNG LINH
BT GỬI SỞ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2015
*Mức độ biết 
1/ Công thức của benzyl axetat là:
A.CH3COO-CH2C6H5	B. HCOO-CH2C6H5
C.CH3COO-C6H5	D. C2H5COOC6H5
2/ Trong các hợp chất axit cacboxylic, ancol, este, amin. Chất nào không có lien kết hiđro?
Axit cacboxylic	B. Ancol
C. Este	D. Amin
3/Este bị thủy phân trong môi trường:
A. Axit 	B. Bazơ	C. A và B đều đúng	D. A và B đều sai
4/ Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, bao gồm:
A.Chất béo, sáp	B. Sterit, photpholipit	
C. A, B đúng	D. A, B sai
5/Các chất béo ở mỡ động vật thường là chất rắn, nó là triglixerit của các gốc axit béo:
	A.No	B. Không no	C. Thơm	D. Mạch C dài
6/ Các chất béo ở dầu thực vật thường là chất lỏng, nó là triglixerit của các gốc axit béo:
A.No	B. Không no	C. Thơm	D. Mạch C dài
7/ Chất béo của dầu thực vật thường có phản ứng nào sau đây?
A.Phản ứng thủy phân	B. Phản ứng xà phòng hóa
C. Phản ứng hiđro hóa	D. A, B, C đều đúng
8/ Thành phần chính của xà phòng là:
A.Este của glixerol	B. Muối natri của các axit béo
C. Các axit béo và rượu không no	D. Cả A, B, C đều đúng
9/ Xà phòng có ưu điểm gì?
A.Không gây hại cho da	
B. Không gây hại cho môi trường
C. Giảm sức căng bề mặt nên loại bỏ vi sinh vật khỏi bề mặt của da
D. Cả A, B, C đều đúng
10/ Lipit bị thủy phân trong điều kiện nào?
	A.Đun nóng trong môi trường axit	B. Ở điều kiện thường bởi các enzim
	C. A, B đều đúng	D. A, B đều sai
11/ Chất CH2=CH-OCO-CH2-CH3 có tên là
	A.vinyl propionat	B. etyl acrylate
	C. vinyl axetat	D. etyl propenoat
12/Este có mùi dứa là chất
	A.isoamyl axetat	B. etyl butirat
	C. benzyl propionate	D. etyl isovalerat
13/ Chất benzyl propionate có mùi thơm của
	A. quả chuối chín	B. quả táo chin
	C. hoa hồng	D. hoa nhài
14/ Phản ứng xà phòng hóa là
A.phản ứng để chế tạo xà phòng
B.Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit
C.Phản ứng thủy phân este trong môi trường trung tính
D.Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm
15/Chất béo là este được tạo bởi:
	A.Glixerol với axit axetic	B. Ancol etylic với axit béo
	C. Glixerol với các axit béo	D. Các phân tử aminoaxit
*Mức độ hiểu:
1/ So sánh nhiệt độ sôi của axit cacboxylic, ancol, este có cùng số nguyên tử cacbon?
A. Axit cacboxylic > este > ancol	B. Axit cacboxylic > ancol > este
C. Este > ancol > axit cacboxylic	D. Ancol > este > axit cacboxylic
2/Thủy phân este CH3COOCH=CH-CH3 trong môi trường kiềm thu được gì?
A.CH3COONa và CH3CH=CHOH	B.CH3COONa và CH3CH2CH2OH
C.CH3COOH và CH3CH=CHONa	D. CH3COONa và CH3CH2CHO
3/ Trong các chất dưới đây, chất nào khi thủy phân tạo ra sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
	A. Metyl acrylat	B. Vinyl axetat	C. Phenyl axetat	D. Metyl metacrylat
4/ Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm:
	A.hai muối và hai ancol	B. hai muối và một ancol
	C. một muối và hai ancol	D. một muối và một ancol
5/ Hợp chất thơm A có CTPT C8H8O2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH thu được 2 muối. Số đồng phân cấu tạo của A phù hợp với giải thuyết trên là
2	B. 3	C. 4	D. 5
6/ Số đồng phân là este có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc ứng với CTPT C4H8O2 là
B. 1	B. 2	C. 3	D. 4
7/ Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH, C17H33COOH, C15H31COOH?	
A.1	B. 2	C. 3	D. 5
8/ Este đa chức tạo ra từ glixerol và hỗn hợp C2H5COOH và CH3COOH, có số CTCT là
A.1	B. 2	C. 4	D. 6
9/X có CTPT C5H10O2. Cho X tác dụng được với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na. Số CTCT phù hợp của X là
A.8	B. 9	C.5	D.6
10/ Hiđro hóa chất béo triolein (H=80%). Sau đó thủy phân hoàn toàn bằng NaOH vừa đủ thì thu được bao nhiêu loại xà phòng?
A.1	B. 2	C. 3	D. 4
11/ Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp 3 axit béo C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH số loại trieste tối đa được tạo ra là
	A.21	B.18	C.16	D.19
12/ Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
	A. 3. B. 4.	C. 5. 	D. 6.
13/ Thủy phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ A và B. Oxi hóa A tạo ra sản phẩm là chất B. Chất X không thể là
	A.Etyl axetat	B. Etilenglicol oxalat	C. Vinyl axetat	D.Isopropyl propionat
14/ Cho dãy chuyển hoá: 
Công thức cấu tạo của M là
	A. CH3COOCH3. 	B. CH2 = CHCOOCH3.	
	C. CH3COOCH = CH2. 	D. CH3COOC2H5.
15/ Trong phản ứng este hoá giữa ancol và một axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi ta:
	A. Cho ancol dư hay axit hữu cơ dư.	B. Giảm nồng độ ancol hay axit hữu cơ.
	C. Dùng chất hút nước hay tách nước. Chưng cất ngay để tách este.	
	D. Cả 2 biện pháp A, C
16/ Cho phản ứng este hóa : RCOOH + R’OH R-COO-R’ + H2O .
Để phản ứng chuyển dời ưu tiên theo chiều thuận, cần dùng các giải pháp sau :
	A.Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.	B. Dùng H2SO4 đặc để xúc tác và hút nước.
	C.Chưng cất để tách este ra khỏi hổn hợp phản ứng .	D.Cả a, b, c đều đúng.
17/ Có các chất mất nhãn riêng biệt sau: etyl axetat, fomanđehit, axit axetic và etanol. Để phân biệt chúng dùng bộ thuốc thử nào sau đây?
	A. AgNO3/NH3, dung dịch Br2, NaOH.	B. Quỳ tím, AgNO3/NH3, Na.
	C. Quỳ tím, AgNO3/NH3, NaOH.	D. Phenolphtalein, AgNO3/NH3, NaOH.
18/ Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
	A. 2. B. 3.	C. 4. D. 5.
19/ C2H4O2 có 3 đồng phân mạch hở. Cho các đồng phân đó tác dụng với: NaOH, Na, AgNO3/NH3 thì số phương trình phản ứng xảy ra là
	A. 3. B. 4.	C. 5. D. 6.
20/ Cho các chất: axit propionic (X); axit axetic (Y); ancol etylic (Z) và metyl axetat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. T, Z, Y, X. 	B. Z, T, Y, X.	C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z.
*Mức độ vận dụng:
1/ Cho 8,6 gam este X bay hơi thu được 4,48 lít hơi X ở 2730C và 1 atm. Mặt khác, cho 8,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 8,2 gam muối. CTCT đúng của X là
	A.H-COOCH2-CH=CH2	B. CH3-COO-CH2-CH3
	C. H-COOCH2-CH2-CH3	D. CH3-COOCH=CH2
2/ Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B hơn kém nhau một nhóm –CH2- . Cho 6,6g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,4 gam hỗn hợp 2 muối. CTCT của A và B là
A.CH3-COOC2H5 và H-COOC2H5
B.CH3-COO-CH=CH2 và H-COO-CH=CH2
C.CH3-COOC2H5 và CH3-COOCH3
D.H-COOCH3 và CH3-COOCH3
3/ Chia m gam một este X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 bị đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 g H2O. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của m là
	A.2,2g	B. 6,4 g	C. 4,4 g	D. 8,8 g
4/ Xà phòng hóa hoàn toàn 89 g chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol. Số gam xà phòng thu được là
	A. 91,8 g	B. 83,8 g	C. 79,8 g	D. 98,2 g
5/ X là este đơn chức, tác dụng hoàn toàn với 500 ml dd KOH 2,4M thu 105 gam chất rắn và 54 gam ancol. Cho toàn bộ ancol trên qua CuO dư, đun nóng, lấy sản phẩm tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 thu được 1,8 mol Ag. Vậy X là
	A.CH2=CH-COOCH3	B. CH3COOCH2-CH2-CH3
	C. CH2=CH-COO-CH2-CH2-CH3	D. CH3COOCH(CH3)2
6/ Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 este thu được 8,8 gam CO2 và 2,7 g H2O, biết trong 3 este thì oxi chiếm 25% về khối lượng. Khối lượng của 3 este đem đốt là
A.2,7 g	B. 3,6 g	C. 6,3g	D. 7,2g
7/ Hỗn hợp X gồm axit fomic và axit axetic (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam ancol etylic (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
	A. 10,125. B. 6,48.	C. 8,10. 	D. 16,20.
8/ Cho 4,48 gam hổn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
	A. 5,6 gam B. 3,28 gam C. 6,4 gam	D. 4,88 gam
9/ Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH ( có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là:	
	A. 6,0 gam	B. 4,4 gam	C. 8,8 gam	D. 5,2 g
10/ Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lit CO2 (ở đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z.Tên của X là:
	A. Etyl propionat	B. Metyl propionat	C. isopropyl axetat	D. etyl axetat 
*Mức độ vận dụng cao:
1/ Thuốc chống muỗi (DEP) thu được khi cho axit thơm (X) tác dụng với ancol (Y). Muốn trung hòa dung dịch chứa 0,9035 g X cần 54,5 ml NaOH 0,2M. Trong dung dịch ancol Y 94% (thep khối lượng) tỉ số mol NaOH và mol H2O là 86/14. Biết rằng 100<MX< 200. Xác định CTCT thu gọn của X, Y.
A.C6H4(COOC2H5)2; C2H5OH	B. C6H4(COOCH3)2; CH3OH
C. C6H4(COOCH3)2; C2H5OH	D. C6H4(COOH)2; CH3OH
2/ Để xà phòng hóa hoàn toàn 42,6 gam dầu thực vật cần 50 gam dung dịch NaOH 12%. Sau đó chế hóa tiếp dung dịch với lượng dư brom thu được hỗn hợp của dẫn xuất tetrabrom và đibrom theo tỉ lệ 2:1. Hàm lượng của natri trong một dẫn xuất brom là 3,698%. Xác định công thức có thể có của chất béo.
A.chất béo gồm 2 gốc của axit C17H31COOH và 1 gốc của C15H29COOH
B.chất béo gồm 1 gốc của axit C15H31COOH và 2 gốc của C15H29COOH
C.chất béo gồm 2 gốc của axit C15H31COOH và 2 gốc của C15H29COOH
D.chất béo gồm 1 gốc của axit C17H31COOH và 1 gốc của C15H29COOH
3/ Từ dầu mỏ người ta thực hiện các quá trình biến đổi hóa học theo sơ đồ cho sau đây (hiệu suất được kèm theo) để sản xuất một loại bột giặt:
Dầu mỏ (H=50%)"CH3[CH2]10CH2OH (H=90%)"CH3(CH2)10CH2OSO3H (H=96%)"
CH3[CH2]10CH2OSO3Na
Cần bao nhiêu tấn dầu mỏ để sản xuất 1 tấn bột giặt loại này?
	A.1,48 tấn	B. 1,84 tấn	C. 1,74 tấn 	D. 1,47 tấn
4/ Cần bao nhiêu tấn chất béo chứa 85% tristearin để sản xuất được 1,5 tấn xà phòng chứa 85% natri stearate (về khối lượng)? Biết hiệu suất thủy phân là 85%.
	A.1,500 tấn	B. 1,454 tấn	C. 1,710 tấn	D. 2,012 tấn
5/ Để xà phòng hóa 100 kg dầu ăn thuộc loại trioleoyl glixerol có chỉ số axit bằng 7 cần 14,10 kg NaOH. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối natri thu được là:
A.108,6 kg	B. 103,445 kg	C. 118,245 kg	D.117,89kg

Tài liệu đính kèm:

  • docESTE-THỐNG LINH.doc