Bài tập môn hóa học 12 - Bài tập 1 thủy phân peptit

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn hóa học 12 - Bài tập 1 thủy phân peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn hóa học 12 - Bài tập 1 thủy phân peptit
Câu 1. Đun nóng 0,1 mol tripeptit X (mạch hở) có cấu trúc là Ala-Gly-Glu trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
	A. 37,7 gam 	B. 39,9 gam 	C. 33,3 gam 	D. 35,5 gam 
Câu 2. Peptit X có công thức cấu tạo sau: Ala-Gly-Glu-Lys-Ala-Gly-Lys. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được tối đa số đipeptit là
	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 3: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là
A. 149 gam.	B. 143,45 gam.	C. 161 gam.	D. 159 gam.
Câu 4: Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại α-aminoaxit khác nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc α-aminoaxit giống nhau. Số công thức A thỏa mãn đề ra là	
A. 18.	B. 6.	C. 8.	D. 4.
Câu 5: Khi thuỷ phân 1 peptit, chỉ thu được các đipeptit Glu-His ; Asp-Glu ; Phe-Val và Val-Asp. Cấu tạo peptit đem thuỷ phân là
A. His- Asp- Glu-Phe-Val-Asp-Glu.	B. Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Phe-Val-Asp.
C. Phe-Val-Asp-Glu-His. T	D. Glu-Phe-Val-Asp-Glu-His-Asp-Val-Asp.
Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm glixin và alanin thu được tripeptit mạch hở, trong đó tỉ lệ gốc của glixin và alanin là 2:1. Hãy cho biết có bao nhiêu tripeptit được tạo ra? 
 A. 2 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất.
Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly – Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là 
 A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22.
Câu 8: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là
A. 27,9	B. 29,7	C. 13,95	D. 28,8
Câu 9: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X người ta thu được tripeptit là Ala-Glu-Gly và các đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Val-Glu-Gly-Ala	 B. Gly-Ala-Val-Ala-Glu	
C. Val-Ala-Glu-Gly-Ala	 D. Ala-Glu-Gly-Ala-Val
Câu 10: A là hỗn hợp gồm tripeptit X và tetrapeptit Y có tỷ lệ số mol 1:2 đều được tạo nên từ alanin. Khi thủy phân không hoàn toàn hỗn hợp A thu được 84,55 gam alanin, 32 gam đipeptit, 23,1 gam tripeptit. Khối lượng hỗn hợp A .
A. 79,95 g	B. 125,25 g	C. 145,35 g	D. 106,6 g
Câu 11 (ĐH_B- 2012): Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 51,72.	B. 54,30.	C. 66,00.	D. 44,48.
Câu 12 (CĐ- 2012): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc a-amino axit.
B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
D. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 13 Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là : 
Arg – Pro – Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin ( phe).
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 14: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 45,6	B. 40,27.	C. 39,12.	D. 38,68.
Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là
A. 3,17.	B. 3,89.	C. 4,31.	D. 3,59.
Câu 16. Khối lượng tripeptit được tạo thành từ 178 gam alanin và 75 gam glyxin là
A. 199g	B. 235g	 C. 217g	 D. 253 g
Câu 17: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. 
 B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
 C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit. 
 D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các amino axit. 
Câu 18: Phát biểu không đúng là 
 A. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit. 
 B. Etylamin tác dụng với axit nitrow ở nhiệt độ thường tạo ra etanol. 
 C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. 
 D. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
Câu 19: Peptit X có CTCT là : H2NCH2CONH-CH(CH3)CONH-CH(COOH)CH2CH2CH2CH2NH2. Tên gọi của X là : 
 A. Gly-Ala-Val B. Gly-Ala-Lys	
 C. Gly-Ala-Glu	 D. Ala- Gly-Lys
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:
 A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh 
 B. Có 3 a-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit
 C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure 
 D. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_peptit.doc