LÍ THUYẾT HÓA VÔ CƠ (phần 1) Câu 1: Cho các phát biểu sau: a) Photpho đỏ và photpho trắng là hai đồng phân của nhau. b) P đỏ và P trắng đều không tan trong nước, đều tan trong một số dung môi hữu cơ như benzen, clorofom... c) Photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối, photpho đỏ không phát quang. d) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime. e) Photpho trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ. Trong các phản ứng P thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. f) Khi đun nóng không có không khí, P đỏ chuyển thành hơn, khi làm lạnh thì hơi đó ngưng tự thành P trắng. g) Photpho đỏ và photpho trắng được ứng dụng để sản xuất diêm, photpho nằm ở đầu que diêm. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 2: Trong các thí nghiệm sau, (1) Cho khí O3 tác dụng với dd KI. (2) Nhiệt phân amoni nitrit. (3) Cho NaClO3 tác dụng với dd HCl đặc. (4) Cho khí H2S tác dụng với dd FeCl3. (5) Cho khí NH3 dư tác dụng với khí Cl2. (6) Cho axit fomic tác dụng với H2SO4 đặc. (7) Cho H2SO4 đặc vào dd NaBr. (8) Cho Al tác dụng với dd NaOH. (9) Cho CO2 tác dụng với Mg ở nhiệt độ cao. (10) Cho dd Na2S2O3 tác dụng với dd H2SO4 loãng Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 7 B. 9 C. 8 D. 6 Câu 3: Dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột ). Cho lần lượt từng chất sau: O2, O3, Cl2, H2O2, FeCl3 tác dụng với dung dịh X. Số chất làm dung dịch X chuyển màu xanh tím là : A. 5. B. 4 C. 3. D. 2. Câu 4: Cho các cặp dd sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau? A. 3 cặp B. 2 cặp C. 4 cặp D. 5 cặp Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dd FeSO4 (2) Sục khí H2S vào dd CuSO4 (3) Sục khí CO2 (dư) vào dd Na2SiO3 (4) Sục khí CO2 (dư) vào dd Ca(OH)2 (5) Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al2(SO4)3 (6) Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 đến dư vào dd Al2(SO4)3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2? A. O3, nước clo, dd KMnO4. B. O3, H2S, nước brom. C. Dd Ba(OH)2, H2O2, dd KMnO4. D. H2SO4 đặc, O2, nước brom. Câu 7: Cho các phát biểu sau 1, Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. 2, Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch. 3, Tại thời điểm cân bằng trong hệ vẫn luôn có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm. 4, Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng hoá học, nồng độ các chất vẫn có sự thay đổi. 5, Khi phản ứng đạt trạng thái cân thuận nghịch bằng hoá học, phản ứng dừng lại. Các phát biểu sai là A. 2,3. B. 4,5. C. 3,4. D. 3,5. Câu 8: Cho các phản ứng 1. Bột nhôm tác dụng với khí clo. 2. Nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 đặc 3. KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc. 4. Khí SO2 tác dụng với khí H2S. 5. KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc 6. MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc 7. Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh 8. Bột nhôm tác dụng với iot Số phản ứng xảy ra mà không cần phải đun nóng là A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 9: Cho các chất tham gia phản ứng: a, S+ F2 b, SO2 + H2S c, SO2 + O2 d, S+H2SO4(đặc nóng) e, H2S + Cl2 (dư ) + H2O f, FeS2 + HNO3 Khi các điều kiện (xt và nhiệt độ) có đủ số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hoá + 6 là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 10: Phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hóa? A. Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O C. NaClO + 2 HCl → NaCl + Cl2 + H2O D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Câu 11: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe(I), Zn-Fe(II), Fe-C(III), Sn-Fe(IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là A. II, III, IV B. I, II, III C. I, II, IV D. I, III, IV Câu 12: Xét cân bằng hoá học của một số phản ứng: 1) Fe2O3(r) + 3CO(k) D 2Fe(r) + 3CO2(k) 2) CaO(r) + CO2(k) D CaCO3(r) 3) N2O4(k) D 2NO2(k) 4)H2(k) + I2(k) D 2HI(k) 5) 2SO2(k) + O2(k) D 2SO3(k) Khi tăng áp suất, cân bằng hoá học không bị dịch chuyển ở các hệ A. 1, 2, 4, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 4. D. 1, 2, 4. Câu 13: Hỗn hợp gồm Al, Al2O3, Cu, Zn. Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng được dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa T. Nung T tới khối lượng không đổi được chất rắn R. Thành phần của R là A. Al2O3. B. Al2O3, CuO, ZnO. C. Al2O3, ZnO. D. Al2O3, CuO. Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2; (2) Cho Ca vào dung dịch Ba(HCO3)2; (3) cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng; (4) Cho H2S vào dung dịch FeSO4; (5) Cho SO2 đến dư vào dung dịch H2S (6) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2; (7) dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là ? A. 6 B. 8 C. 5 D. 4 Câu 15: Cho các loại nước cứng sau: Nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Và các phương pháp làm mềm nước cứng sau (1) Đung nóng; (2) Cho tác dụng với NaOH; (3) Cho tác dụng với dd Na2CO3; (4) Cho tác dụng với dd Ca(OH)2; (5) Phương pháp trao đổi ion; (6) Cho tác dụng với dd Na3PO4. Các phương pháp có thể làm mềm đồng thời cả 3 loại nước cứng trên là: A. (2), (3), (5), (6) B. (1), (3), (4), (5) C. (3), (5), (6) D. (3), (4), (5) Câu 16: Có 4 dung dịch riêng biệt: A (HCl), B (CuCl2), C (FeCl3), D (HCl có lẫn CuCl2). Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Cho các dung dịch sau:Na2CO3, KHSO4, NaOH, Fe(NO3)3, H2SO4 đặc nguội và Brom lỏng. Có bao nhiêu chất trong số trên hòa tan được bột nhôm? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính ? A. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH B. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO C. H2O, Zn(OH)2, CH3COONH4, H2NCH2COOH, NaHCO3 D. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2 Câu 19: Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn: - X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội. - Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH. - Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là A. Fe, Al, Mg B. Zn, Mg, Al C. Fe, Mg, Zn D. Fe, Mg, Al Câu 20: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa A. MgO, BaSO4, Fe, Cu. B. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3. C. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu. D. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO. Câu 21: Cho các tiểu phân sau: Al3+, HS- , SO32-, HPO32-; HSO4-, Cl -, CH3COO-, PO43-; NO3-, NH4+; S2- , C6H5O- . Số tiểu phân thể hiện tính axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính lần lượt là A. 3, 5, 2, 2 B. 2, 5, 3, 2 C. 3, 6, 1, 2. D. 1, 5, 3, 3 Câu 22: Trong quá trình sản xuất gang xảy ra phản ứng: Fe2O3 (R) + 3CO(K) D 2Fe(R) + 3CO2(K) H >0 Có các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ phản ứng ; (2) Tăng áp suất chung của hệ ; (3) Giảm nhiệt độ phản ứng ; (4) Dùng chất xúc tác , (5) thêm Fe2O3 vào hỗn hợp phản ứng . Biện pháp giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là A. (1) B. (1), (5) C. (2), (3), (4) D. (3), (5) Câu 23: Cho các phản ứng: 1) SO2 + H2S 9) NH3 + CuO 3) HI + FeCl3 4) H2S + Cl2 5) H2O2 + KNO2 6) O3 + Ag 7)Mg + CO2 8) KClO3 + HCl (đ) Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Câu 24: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X; Y; Z; T. Biết rằng: - X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. - X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối của T. - Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội X; Y; Z; T theo thứ tự là: A. Na; Al; Fe; Cu B. Al; Na; Fe; Cu C. Al; Na; Cu; Fe D. Na; Fe; Al; Cu Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau: - Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. - Cho thanh Fe vào dung dịch HCl thêm vài giọt Hg(NO3)2. - Thép cácbon để ngoài không khí ẩm . Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 26: Trong các phát biểu sau : (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện. (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. Các phát biểu đúng là A. (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (2), (5). Câu 27: Ba dung dịch A, B, C thoả mãn A + B ® (có kết tủa xuất hiện). B + C ® (có kết tủa xuất hiện). A + C ® (có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí thoát ra) A, B, C lần lượt là: A. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. C. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. D. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3. Câu 28: Thực hiện các phản ứng sau: 1. Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3. 2. Sục SO2 vào dung dịch H2S. 3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. 4. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2. 5. Cho NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. 6. Sục H2S vào dung dịch AlCl3. 7. Cho HI vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm tạo thành kết tủa sau phản ứng là: A. 4. B. 7. C. 6. D. 5. Câu 29: Cho bột Al dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch B. Cho B lần lượt tác dụng với: CO2 dư, Na2CO3, NaHSO4 dư, NH3, NaOH, HCl dư. Số phản ứng sau khi kết thúc có kết tủa là: A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 30: Cho khí NH3 dư vào 5 cốc đựng các dung dịch sau: Cu(NO3)2 (1), FeCl2 (2), AlCl3 (3), ZnCl2 (4), MgCl2 (5). Kết thúc quá trình thí nghiệm những cốc thu được kết tủa là A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5). Câu 31: Cho hỗn hợp A gồm Al, Fe vào dung dịch B có chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch C; Cho dung dịch NaOH dư vào C được kết tủa D gồm hai hiđroxit kim loại. Trong dung dịch C có chứa: A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. B. Al(NO3)3 và Fe(NO3)2. C. Al(NO3)3 và Fe(NO3)3. D. Al(NO3)3 và Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2. Câu 32: Cho Ba (dư) lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2SO4, Al2(SO4)3, MgCl2. Tổng số các chất kết tủa thu được là A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 33: Trong số các dung dịch sau: K2CO3, KHCO3, Al2(SO4)3, FeCl3, Na2S, C6H5ONa, K2HPO3 số dung dịch có pH>7 là A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 34: Điều khẳng định nào sau đây là đúng A. Pha loãng dung dịch axit yếu thì hằng số Ka không đổi B. Pha loãng dung dịch axit yếu thì độ điện li α không đổi C. Pha loãng dung dịch axit yếu thì hằng số Ka giảm D. Pha loãng dung dịch axit yếu thì pH của dung dịch không đổi Câu 35: Cho phản ứng CO(k) + H2O(k) ↔ CO2 (k) + H2 (k) + ∆H <0 Trong các yếu tố (1) Tăng nhiệt độ, (2) thêm lượng CO, (3) thêm một lượng H2, (4) giảm áp suất chung của hệ, (5) dung chất xúc tác. Số yếu tố làm thay đổi cân bằng là. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 36: Mệnh đề nào sau đây là không đúng? A. Nước cứng tạm thời là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ và HCO3- B. Để làm mền nước cứng vĩnh cữu có thể dùng dd Na2CO3 C. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại D. Có thể điều chế O2 trong PTN bằng cách nhiệt phân muối Cu(NO3)2 Câu 37: Trong cùng một chu kì, khi đi tử đầu đến cuối chu kì thì: A. Độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng B. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim giảm C. Độ âm điện tăng dần, tính phi kim giảm D. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau đây, trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra kết tủa khi kết thúc thí nghiệm? A. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaAlO2 hay Na[Al(OH)4]. B. Cho Al vào dung dịch NaOH dư C. Cho CaC2 tác dụng với nước dư được dd A và khí B. Đốt cháy hết B rồi hấp thu sản phẩm cháy vào dd A. D. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaAlO2 hay Na[Al(OH)4]. Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng. (4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. (5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là A. (1) và (3). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (2) và (5). D. (3) và (5). Câu 40: Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 41: Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại kiềm? A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 B. Kim loại kiềm oxi hoá H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2. C. Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối D. Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy Câu 42: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Đốt Mg trong khí CO2. (2) Đốt Ag2S bằng O2. (3) Cho O3 vào dung dịch KI. (4) Cho dung dịch Fe2O3 vào dung dịch HI (5) Cho F2 vào H2O Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm có đơn chất là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm sau: Sục khí NH3 (dư) vào cốc đựng hỗn hợp dung dịch CuCl2 và AlCl3. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào cốc đựng dung dịch Al2(SO4)3. Rót từ từ đến dư dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2). Sục khí etilen vào cốc đựng dung dịch KMnO4. Sục khí CO2 (dư) vào cốc đựng dung dịch C6H5ONa. Số thí nghiệm sau phản ứng thu được kết tủa là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 44: Cho Cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò là chất khử? A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 45: Tốc độ của phản ứng hoá học: A (k) + 2B (k) = C (k) + D (k) được tính theo biểu thức n =k [A].[B]2, trong đó k là hằng số tốc độ, [A] và [B] là nồng độ mol/ lít của chất A và chất Khi nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng A. tăng 9 lần B. không thay đổi C. giảm 3 lần D. tăng 3 lần
Tài liệu đính kèm: