Đề ôn thi số 02 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) hóa 12

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 972Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi số 02 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi số 02 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) hóa 12
Đề ôn thi số 02 (40 câu : Este tới Amino axit – Thời gian : 60 phút) 
Câu 1 : Một este có công thức phân tử C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là 
A. CH2=CH-COOCH3.	B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. CH3COO-CH=CH2. 	D. HCOO-CH=CH-CH3. 
Câu 2 : Chất béo triolein có công thức cấu tạo thu gọn là (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5 . Nhận định nào không đúng về triolein 
	A. Triolein có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. 
	B. Triolein là chất béo rắn vì nó là hợp chất không no. 
	C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2/Ni ở nhiệt độ cao để tạo thành tristearin. 
	D. Triolein có thể xà phòng hóa trong dung dịch NaOH dư tạo thành natrioleat và glixerol. 
Câu 3 : Khi thủy phân este X có công thức phân tử C5H8O2 trong môi trường axit thu được andehit. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là 
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4. 
Câu 4 : Số trieste tối đa được tạo thành khi tổng hợp axit stearic, axit panmitic với glixerol là 
	A. 2. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 5.
Câu 5 : Cho các nhận định sau 
	(1) Este vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH=CH2. 
	(2) Este Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín. 
	(3) Triolein và trilinolein không có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. 
	(4) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. 
	(5) Xà phòng là muối Na, K của axit cacboxylic mạch dài, không phân nhánh. 
	(6) Xà phòng hóa hoàn toàn este phenyl axetat thu được natri axetat và phenol. 
Các nhận định đúng là 
	A. (1), (2).	B. (2), (3), (4).	C. (2), (4), (6).	D. (1), (2), (5). 
Câu 6 : Để phân biệt glucozo và fructozo người ta dùng hóa chất nào sau đây 
A. dung dịch Br2. 	B. quỳ tím. 	
C. dung dịch AgNO3/ NH3 dư. 	D. dung dịch NaOH.
Câu 7 : Cho dãy các chất: glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo, mantozo, formalin, andehit axetic, glixerol, etanol, etilen glicol, axit axetic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 7.	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 8 : Cacbohirat X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, làm mất màu dung dịch Br2, thủy phân cho hai monosaccarit giống nhau. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về X ? 
	A. X là đồng phân của saccarozo.	B. 1 mol X tráng gương cho 4 mol Ag. 
	C. X còn gọi là đường mạch nha.	D. .
Câu 9 : Điều khẳng định nào sau đây là không đúng về glucozo ? 
A. Glucozo có phản ứng tráng bạc.	B. Glucozo có nhiều trong quả nho chính. 
C. Glucozo chỉ tồn tại ở dạng mạch hở.	D. Glucozo tan tốt trong nước. 
Câu 10 : Amin nào có tính bazo yếu nhất ? 	
A. Etylamin.	B. Anilin.	C. Điphenylamin. 	D. Metylamin.
Câu 11 : Có 4 dung dịch : Alanin (1), axit axetic (2), đimetylamin (3). Dãy các chất có pH giảm dần là 
A. (3) > (2) > (1).	B. (3) > (1) > (2).	C. (1) > (2) > (3).	D. (2) > (1) > (3).
Câu 12 : Chất nào sau đây là amin bậc II ? 
A. H2N-CH2-NH2.	B. CH3NH2.	C. (CH3)3N.	D. (CH3)2NH.
Câu 13 : Số đồng phân aminoaxit ứng với công thức phân tử C4H9O2N là 
A. 3. 	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 14 : Cho các nhận định sau, nhận định nào đúng ? 
A. Tất cả các aminoaxit đều làm đổi màu quỳ tím. 
B. Tất cả các amin đều ở dạng khí. 
C. Các aminoaxit thiên nhiên là α-aminoaxit. 
D. Tất cả các aminoaxit đều có dạng H2N-R-COOH. 
Câu 15 : Cho sơ đồ phản ứng : . Chất Y trong sơ đồ trên là
	A. ClH3N-CH2-COOH.	B. ClH3N-CH2-COONa. 
	C. H2N-CH2-COONa.	D. H2N-CH2-COOH. 
Câu 16 : Bột ngọt (mì chính) là gia vị thường được nêm nếm vào thức ăn trong các nhà hàng, quán ăn. Bột ngọt tạo cảm giác thức ăn ngon hơn, đậm đà hơn nhưng lại ảnh hưởng tới các tế bào não và dẫn tới các vấn đề về thần kinh. Trên thế giới hiện nay đang có khẩu hiệu "No MSG" để kêu gọi tẩy chay bột ngọt. MSG là viết tắt của Monosodium Glutamate tức là muối mononatri của axit glutamic. Công thức cấu tạo của 
axit glutamic (Glu) là 
A. H2N – CH2 – (CH2)3 – CH – COOH 	B. HOOC – (CH2)2 – CH – COOH 
 | |
 NH2	 NH2
C. CH3 – CH – CH – COOH 	D. CH3 – CH – COOH 
 | | | 
 CH3 NH2	 NH2	
Câu 17 : Từ glyxin (Gly) ; alanin (Ala) ; valin (Val) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu đipeptit ?
A. 1. 	B. 2.	C. 3. 	D. 6. 
Câu 18 : Thuỷ phân hoàn toàn pentanpeptit X ta thu được các amino axit A, B, C, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đi peptit BD, CA, DC, AE và tri peptit DCA. Trình tự các gốc aminoaxit trong phân tử X là
A. BCDAE.	B. EACBD.	C. BDCAE.	D. ABCDE.
Câu 19 : Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit ?
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOH
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 20 : Chọn tên gọi đúng của tripeptit sau:
Ala-Gly-Val.	B. Gly-Ala-Val.	C. Gly-Val-Glu.	D. Ala-Gly-Glu
Câu 21 : Chọn phát biểu đúng khi nói về peptit
A. Tất cả các peptit đều tan trong nước.	B. Tất cả peptit đều có phản ứng màu Biure. 
C. Oligopeptit là thành phần tạo nên protein.	D. Polipeptit là thành phần tạo nên protein.
Câu 22 : Tơ nilon – 6,6 là:
A. Hexaclo xiclohexan. 	B. Poliamit của axit ađipic và hexametylendiamin. 
C. Poliamit của ε- aminocaproic. 	D. Polieste của axit ađipic và etylenglycol.
Câu 23 : Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nitron.	B. Tơ nilon-6,6. 	C. Tơ xenlulozơ axetat.	D. Tơ visco.	
Câu 24 : Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều
A. Có cùng phân tử khối	B. Thuộc loại tơ tổng hợp
C. Thuộc loại tơ thiên nhiên	D. Chứa các nguyên tố giống nhau trong phân tử
Câu 25 : Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được tạo ra từ
	A. CH2=C(CH3)COOCH3.	B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2.	D. CH3COOCH=CH2. 	
Câu 26 : Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác, t0) thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hóa là bao nhiêu ?
A. 50 %.	B. 62,5 %. 	C. 75 %	.	D. 80 %.
Câu 27 : Một đoạn P.V.C có phân tử khối là 156250 đvC. Số mắt xích n trong đoạn P.V.C trên là 
	A. 5000.	B. 2500.	C. 5200.	D. 2005. 
Câu 28 : Đun nóng 4,45 kg tristearin chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH thu được bao nhiêu kg glixerol biết hiệu suất phản ứng là 85% ? 
A. 0,3128 kg.	B. 0,3542 kg.	C. 0,43586 kg.	D. 0,0920 kg.
Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở thu được sản phẩm cháy là CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ lượng sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa tạo ra tương ứng là 
A. 12,4 gam.	B. 10 gam.	C. 20 gam.	D. 24,8 gam.
Câu 30 : Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột thu được dung dịch X. Đem X thực hiện phản ứng tráng bạc với hiệu suất 50% thu được 5,4 gam Ag. Giá trị của m là 
A. 2,62 gam.	B. 10,125 gam.	C. 6,48 gam.	D. 2,53 gam. 
Câu 31 : Cần m tấn mùn cưa (chứa 60% xenlulozo) để điều chế được 2 tấn xenlulozo trinitrat với hiệu suất toàn quá trình 65%. Giá trị của m là
A. 1,818.	B. 1,958.	C. 2,5175.	D. 2,7972.
Câu 32 : Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozo. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic với hiệu suất 70% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là 
A. 5031 kg.	B. 5000 kg.	C. 5100 kg.	D. 6200 kg.
Câu 33 : Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 3.	B. 1.	C. 4. 	D. 2.
Câu 34 : Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
 	 A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 35 : Cho m gam tinh bột lên men rượu với hiệu suất 81% tạo thành rượu etylic và một lượng khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 trên vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng tiếp tục thu được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là 
A. 550.	B. 810.	C. 650.	D. 750.
Câu 36 : Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là 
A. H2NC3H5(COOH)2. 	B. (H2N)2C3H5COOH.	
C.H2NC2H3(COOH)2. 	D. H2NC3H6COOH. 
Câu 37 : Một aminoaxit có tỉ lệ % các nguyên tố C,H,O,N lần lượt là 32% ; 6,66 % ; 42,66 % ; 18,66%. Xác định phân tử khối của aminoaxit đó
A. 89. 	B. 103.	C. 75.	D. 146. 
Câu 38 : Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
A. 28,89.	B. 17,19.	C. 31,31.	D. 29,69.
Câu 39 : Cho hỗn hợp X gồm : andehit fomic, axit axetic, metylfomat. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít khí O2 ở đktc ; thu được CO2 và H2O. Hấp thụ toàn bộ lượng sản phẩm cháy trên vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa trắng. Giá trị của V là 
 	A. 8,4.	B. 6,72.	C. 5,6.	D. 8,96.
Câu 40 : Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 8,9 gam Ala và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là
A. 41,1 gam.	B. 43,8 gam.	C. 42,16 gam.	D. 34,8 gam
-----Hết-----
(Cho biết H = 1 , C = 12 , N = 14 , O = 16 , Na = 23 , K = 39, Ag = 108)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_lop_12_on_hk1_02.docx