Bài tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) Chuyên đề: bài toán ph

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4166Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) Chuyên đề: bài toán ph", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) Chuyên đề: bài toán ph
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2015 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
Những người lười biếng sẽ KHÔNG BAO GIỜ biết rằng chỉ trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi. 
Read more: 
Bài 1: Trộn 250 ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có 
nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =12. Tính m và x. Coi Ba(OH)2 điện li 
hoàn toàn cả 2 nấc. 
Bài 2: 
+ Cho dung dịch A là hỗn hợp 4 4
2 4H SO : 2.10 M + HCl: 6.10 M
  
+ Cho dung dịch B là hỗn hợp 4 4
2NaOH: 3.10 M + Ca(OH) : 3,5.10 M
  
a. Tính pH của dung dịch A và dung dịch B 
b. Trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thì thu được dung dịch có pH bằng bao nhiêu? 
Bài 3: X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Hỏi pha trộn dung dịch X và dung dịch Y 
theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch Z có pH = 2. Cho thể tích dung dịch Z bằng tổng thể 
tích của các dung dịch X và Y đem trộn. 
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được 
Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không 
màu, trong suốt có PH = 2. Viết các phương trình phản ứng và tính số lít dung dịch Y. 
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn FeS2 bằng 1 lượng vừa đủ HNO3 đặc, chỉ có khí NO2 bay ra và được dung dịch B. 
Cho dung dịch BaCl2 dư vào 1/10 dung dịch B thấy tạo ra 1,864 gam kết tủa. Lấy 1/10 dung dịch B pha loãng 
bằng nước thành 4 lít dung dịch C. Viết PTPƯ và tính pH của dung dịch C. 
Bài 6: Cho dung dịch HCl có pH = 4. Hỏi phải thêm 1 thể tích nước gấp bao nhiêu lần thể tích dung dịch ban 
đầu để được 1 dung dịch có pH = 5. 
Bài 7: Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được dung dịch có pH 12 . Tính nồng độ 
mol/l của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu, biết rằng dung dịch Ba(OH)2 phân li hoàn toàn. 
Bài 8: Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào 
B ta được dung dịch C. Hỏi trong C có những chất gì ? bao nhiêu mol ? (tính theo x và y). 
Nếu x = 2y thì pH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí? 
Bài 9: 
+ Trộn 1 lít dung dịch H2SO4 0,15M với 2 lít dung dịch KOH 0,165M thu được dung dịch E. Tính pH của 
dung dịch E? 
+ Trộn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được ? 
Bài 10: Cho dung dịch A gồm HCl và H2SO4. Trung hoà 2 lít dung dịch A cần 400ml dung dịch NaOH 0,5M . 
Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,95 gam muối khan. 
a. Tính nồng độ mol/lít của các axit trong dung dịch A? 
b. Tính pH của dung dịch A? 
Bài 11 
a. Cho dung dịch HCl có pH 3 . Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được 
dung dịch HCl có pH 4 . 
b. Cho dung dịch HCl có pH 4 . Hỏi phải thêm một lượng nước gấp bao nhiêu lần thể tích dung dịch ban đầu 
để thu được dung dịch HCl có pH 5 . 
BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 11 (BAN CƠ BẢN) 
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TOÁN pH 
Bài tập có 22 câu gồm 02 trang 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2015 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
Những người lười biếng sẽ KHÔNG BAO GIỜ biết rằng chỉ trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi. 
Read more: 
Bài 12: Dung dịch Ba(OH)2 có pH 13 (dung dịch A), dung dịch HCl có pH 1 (dung dịch B). Đem trộn 2,75 
lít dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B 
a. Xác định nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch tạo thành? 
b. Tính pH của dung dịch này 
Bài 13: 
a. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH amol/lít 
thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a 
b. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 amol/lít thu được 500 ml dung dịch 
có pH = 12. Tính a 
c. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lít 
thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 12. Tính m và a. 
Bài 14: A là dung dịch H2SO4 0,5M. B là dung dịch NaOH 0,6M. Cần trộn VA và VB theo tỉ lệ nào để được 
dung dịch có pH = 1 và dung dịch có pH = 13 (giả thiết các chất phân ly hoàn toàn ). 
Bài 15:Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1 M; HNO3 0,2 M; HCl 0,3 M với những thể tich bằng nhau được dung dịch 
A. Lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng với một dung dịch B gồm NaOH 0,2 M và KOH 0,29 M. Tính thể tích 
dung dịch B cần dùng để sau khi tác dụng với 300ml dung dịch A được dung dịch có pH = 2. 
Bài 16: Cho dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch A). 
a. Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch B có pH = 12? 
b. Cho 2,14 gam NH4Cl vào một cốc chứa300 ml dung dịch B. Đun sôi sau đó để nguội rồi thêm một ít quỳ 
tím vào cốc. Quỳ tím có mầu gì? tại sao? 
Bài 18: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05 M và HCl 0,1 M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm 
NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M , thu được dung dịch X . Dung dịch X có pH là : 
 A. 13 B. 1,2 C. 1 D. 12,8 
(Đại học khối B năm 2009) 
Bài 19: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung 
dịch Y có pH là : 
 A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 
(Đại học khối A năm 2008) 
Bài 20:Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. 
Tính pH dung dịch thu được. 
(Đại học khối A năm 2004) 
Bài 21: Dung dịch A chứa hỗn hợp: H2SO4 2.10
–4
 M và HCl 6.10
–4
 M. Cho dung dịch B chứa hỗn hợp: 
NaOH 3.10
–4
M và Ca(OH)2 chứa 3,5.10
–4
 M. 
a. Tính pH của dung dịch A và dung dịch B. 
b. Trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B được dung dịch C. Tính pH của dung dịch C . 
(Cao đẳng khối A năm 2006) 
Bài 22: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 
0,5M, thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là bao nhiêu? 
(Đại học khối A năm 2007) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBAI_TAP_CHUONG_pH.pdf