BẢNG TUẦN HOÀN HOÁ HỌC Cho Al (Z=13), P (Z=15), Ca (Z=20), Na ( Z=11), Mg (Z=12), Si (Z=14), S (Z=16), Cl (Z=17), Ar (Z=18), Ne (Z=10), K (Z=19), O (Z=8), C (Z=6), N (Z=7), F (Z=9), Li (Z=3), He (Z=4), B (Z=5) Hãy viết cấu hình e nguyên tử rồi cho biết số e hoá trị của từng nguyên tử. Hãy xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nguyên tử nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Cho Mn (Z=25), Sc (Z=21), Ti (Z=22), Zr (Z=40), Tc (Z=43), Cr (Z=24), Mo (Z=42), Ag (Z=47), Cu (Z=29), Zn (Z=30), Fe (Z=26), Ru (Z = 44), Co (Z=27), Rh (Z=45), Ni (Z=28), Pd (Z=46). Hãy viết cấu hình e nguyên tử rồi cho biết số e hoá trị của từng nguyên tử. Hãy xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nguyên tử nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Cho các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hoá học sau: Kali thuộc chu kì 4, nhóm IA Carbon thuộc chu kì 2, nhóm IVA Canxi thuộc chu kì 4, nhóm IIA P thuộc chu kì 3, nhóm VA Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA Br thộc chu kì 4, nhóm VIIA Mn thuộc chu kì 4, nhóm VIIB Zn thuộc chu kì 4, nhóm IB Cu thuộc chu kì 4, nhóm IB Viết cấu hình e của mỗi nguyên tử trên Xác định công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng. Sắp xếp các nguyên tố sau: Na ( Z=11), Si (Z=14), P (Z=15), Ar (Z=18) theo: Bán kính nguyên tử tăng dần. Tính kim loại tăng dần Tính phi kim tăng dần Độ âm điện giảm dần. Sắp xếp các nguyên tố Na ( Z=11), Li (Z=3), K (Z=19) theo: Bán kính nguyên tử giảm dần Tính kim loại tăng dần Độ âm điện giảm dần Sắp xếp các nguyên tố sau: Na ( Z=11), S (Z=16), Al (Z=13), K (Z=19) theo: Bán kính nguyên tử tăng dần. Tính kim loại giảm dần Tính phi kim tăng dần Độ âm điện giảm dần Năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần. Sắp xếp các nguyên tố sau: C (Z=6), O (Z=8), F (Z=9), Si (Z=14) theo: Bán kính nguyên tử tăng dần. Tính kim loại giảm dần. Tính phi kim tăng dần. Độ âm điện giảm dần. So sánh tính baz của các hidroxit trong mỗi dãy sau và hãy giải thích ngắn gọn: Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. KOH, LiOH, NaOH. So sánh tính acid của các hidroxit trong mỗi dãy sau và hãy giải thích ngắn gọn: H2CO3, H2SiO3 H2SiO3, H3PO4, H2SO4 Cho A, B, C, D lần lượt có số hiệu nguyên tử là 16,14, 17, 15 Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính phi kim. Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng. Sắp xếp các oxit và hidroxit trên theo chiều giảm dần tính axit. Cho A, B, C, D lần lượt có số hiệu nguyên tử là 19,13, 20, 12 Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại. Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng. Sắp xếp các oxit và hidroxit trên theo chiều tăng dần tính baz. Cho Na (Z=11), Mg (Z=12), Si (Z=14), C (Z=6). Sap xếp các nguyên tố theo chiều giảm dần năng lượng ion hoá thứ nhất. Cho Al (Z=13), Mg (Z=12), B (Z=5), C (Z=6). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần độ âm điện. Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z=35) trong bảng tuần hoàn, hãy: Nêu các tính chất sau: Tính kim loại hay phi kim Hoá trị cao nhất trong hợp chất oxi và với hidro Cong thức hợp chất khí của Brom với hidro Cong thức cua oxit cao nhất, của hidroxit tuong ứng và tính chất của nó. So sánh tính chất hoá học của Br với Cl(Z=17), I (Z=53) Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z=12) trong bảng tuần hoàn, hãy: Nêu các tính chất sau: Tính kim loại hay phi kim Hoá trị cao nhất trong hợp chất oxi và với hidro Cong thức hợp chất khí của Brom với hidro Cong thức cua oxit cao nhất, của hidroxit tuong ứng và tính chất của nó. So sánh tính chất hoá học của Mg với Na (Z=17), Al (Z=53). Nguyên tố X thuộc nhóm VA. Trong oxit bậc cao nhất, nguyên tử X chiếm 43.66% về khối lượng. Tìm nguyên tố X. Nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA. Trong hợp chất khí với hidro, nguyên tử H chiếm 2.74% về khối lượng. tìm nguyên tố Y. Oxit cao nhất của một nguyên tố X thuộc nhóm IIA có 40% oxi về khối lượng. Tìm X Cho X tác dụng vừa đủ với 100 ml dd H2SO4 1M. tính khối lượng X cần dùng và nồng độ mol dd muối thu được. Một nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ khối hơi của hợp chất khí với Hidro của R so với He là 4.25. Tìm công thức oxit cao nhất của R Một nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Tỉ khối hơi của hợp chất oxit cao nhất của R với khí H2 là 40. Tìm nguyên tố R. Một nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Tỉ khối hơi của hợp chất khí với Hidro của R so với khí Oxi là 1.0625. Tìm công thức oxit cao nhất của R Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% O về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố đó. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Trong hợp chất khí của nó với hidro có thành phần % khối lượng R là 82.53%. Tìm nguyên tố đó. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Trong hợp chất của nó với hidro chứa 5.88% hidro về khối lượng. Gọi tên nguyên tố đó. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO2. Trong hợp chất của nó với hidro chứa 12.5% hidro về khối lượng. Gọi tên nguyên tố đó. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Trong hợp chất khí của nó với hidro có thành phần % khối lượng R là 91.18%. Tìm nguyên tố đó Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53.3% oxi. Gọi tên nguyên tố đó. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 74.07% oxi về khối lượng. Gọi tên nguyên tố đó. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức RH2. Oxit cao nhất của nó chứa 60% oxi về khối lượng. Gọi tên nguyên tố đó. Cho 16g oxit cao nhất của R phản ứng vừa đủ với 50g dd NaOH thì tạo ra muối trung tính. Tính nồng độ của dd NaOH đã dùng. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 25. Hãy viết cấu hình e của X và Y Xác định vị trí của X và Y. Xác định tính chất hoá học cơ bản, công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hidro của X và Y (nếu có). Cho 2 nguyên tố X và Y ở 2 ô liên tiếp trong cùng 1 chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton là 27. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn. Hai nguyên tố X và Y ở 2 nhóm A liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn hoá học. X thuộc nhóm V. ở trạng thái đơn chất, X và y không phản ứng với nhau. Tổng số proton của X và Y là 23. Xác định vị trí của 2 nguyên tố đó. X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì nhỏ liên tiếp nhau. X và Y thuộc nhóm 20 nguyên tố đầu trong HTTH hoá học. Tổng số hạt mang điện trong X và Y là 52. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y Cho biết vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. A và B là 2 nguyên tố thuộc trong nhóm 20 nguyên tố đầu của bảnh tuần hoàn hoá học. Biết rằng A và B thuộc cùng 1 nhóm và nằm trong 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng HTTH hoá học. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử A và B là 32. Hãy xác định tên các nguyên tố A và B, sau đó hãy viết cấu hình e của 2 nguyên tố đó. A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm, và ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Biết tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử A và B là 18. Hãy xác định cấu hình e của nguyên tử A và B. X có tổng số hạt trong nguyên tử là 42, X thuộc nhóm IVA. Hãy xác định vị trí của X Hãy xác định tên của X. Nguyên tử X thuộc nhóm VIIA và có tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Hãy viết cấu hình e và xác định vị trí của X. Y có tổng số hạt trong nguyên tử là 58, và Y thuộc chu kì 4. Hãy xác định tên và vị trí của Y trong bảng tuần hoàn hoá học. Khi cho 4.6g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì thu được 0.2g khí H2. Xác định tên kim loại đó. Kho cho 3.36g một kim loại nhóm IA vào nước thì thu được 0.48g khí thoát ra. Hãy gọi tên kim loại đó. Cho 9.2g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì thu được 4.48 lít khí thoát ra ở đktc. Xác định tên kim loại đó. Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng kim loại trên. Khi cho 0.6g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước (dư) thì thu được 0.336 lít khí (đktc). Gọi tên kim loại đó. Cho 0.48g một kim loại X tan hoàn toàn vào dd HCl thu được 0.448 lít khí (đktc). Xác định kim loại X. Hoà tan hết 3.45g một kim loại kiềm M vào 296.7 ml nước thu được dd A và có 1.68 lít bay ra. Xác định kim loại kiềm. Tính nồng độ mol chất tan trong dd A. Cho 8.8g một hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và cùng thuộc nhóm IIIA tác dụng với dd HCl dư thì thu được 6.72 lít khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn hãy định tên 2 kim loại trên. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp ở nhóm IIA. Cho 2.64g hỗn hợp kim loại tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 2.016 lít khí (đktc). Xác định X và Y. Hoà tan hoàn toàn 3.43g hỗn hợp 2 muối carbonat của 2 kim loại A và b kế tiếp nhau thuộc cùng nhóm kim loại kiềm bằng dd HCl vừa đủ thu được 0.896 lít khí CO2 (đkc) và dung dịch X. Xác định tên 2 kim loại A và B Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X. Đốt cháy hoàn toàn 5.6g kim loại X (hoá trị III) thu được 8 oxit. Xác tên nguyên tố X và công thức oxit. Hoà tan 5.6g hỗn hợp 2 kim loai X, Y thuộc nhóm IA vào 174.7g nước, thu được 180g dd A. Xác định X và Y biết chúng ở 2 chu kì liên tiếp. Tính nồng độ % mỗi chất trong dd A. Cho 3.33g một kim loại kiềm X tác dụng với nước thì có 0.48g khí thoát ra. Cho biết tên kim loại X. Cho 3g kim loại A (hoá trị 2), tác dụng với 300 ml dd HCl 1M thu được dd B. Để trung hoà lượng axit dư trong dd B cần 100 ml dd NaOH 0.5M. Xác định kim loại A Tính nồng độ mol của chất trong dd B. Hoà tan 7.8g kim loại hoá trị II trong 100 ml dd HCl vừa đủ, cô cạn dung dịch thì thu được 16.32g muối khan. Xác định kim loại Tính nồng độ mol của dd acid ban đấu. Hoà tan 20.2g hỗn hợp 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA tác dụng với 6.72 lít khí (đkc) và dung dịch A. Xác định tên kim loại Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch A. dd
Tài liệu đính kèm: