BÀI TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC Dạng 1: Viết phương trình biễu diễn sự hình thành các ion từ các nguyên tử. Ion đơn nguyên tử, đa nguyên tử. a/ Viết phương trình biễu diễn sự hình thành các ion từ các nguyên tử. Phương pháp: X Xn+ + ne Y + ne Yn- Bài 1: a) Na Na+ b) Mg Mg2+ c) S S2- c) Cl2 2Cl- giải: a) Na Na+ + 1e b) Mg Mg2+ + 2e c) S + 2e S2 - c) Cl2 + 2e 2Cl- b/ Xác định ion đơn nguyên tử, đa nguyên tử. Ion đơn nguyên tử : Là ion được tạo nên từ một nguyên tử. Ion đa nguyên tử : Là ion được tạo nên từ nhiều nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành một nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Ví dụ: Trong các hợp chất sau đây , chất nào chứa ion đa nguyên tử ? Kể tên các ion đa nguyên tử : H3PO4, K2SO4, NH4NO3, NaCl, Ca(OH)2. Giải: Hợp chất: Ion đa nguyên tử Tên ion đa nguyên tử H3PO4 PO43- Anion photphat K2SO4 SO42- Anion sunfat NH4NO3 NH4- và NO3- Cation amoni và anion nitrat NaCl Không có Ca(OH)2 OH- Anion hidroxit Bài tập tương tự: Bài 1. a) Al Al3+ b) O2 O2- c) Ca Ca2+ d) Br 2 Br- Bài 2. Cho các ion và chất sau đây . ion nào đơn nguyên tử, chất nào chứa ion đa nguyên tử: Sr2+, Fe3+, NH4HCO3,( NH4)2SO4 , S2-, NaOH, ( NH4)2CO3, Dạng 2: Dựa vào độ âm điện các nguyên tố xác định + Loại liên kết + Sự phân cực của liên kết , phân tử phân cực và không phân cực. Phương pháp: Hiệu số ấm điện: YX (∆=│∆x -∆y│) 0→<0,4 0,4 ≤ → <1,7 ≥ 1,7 Loại liên kết Công hóa trị không cực Cộng hóa trị có cực Liên kết ion ¯ Phương pháp xác định độ phân cực của liên kết Muốn xác định một phân tử có cực hay không trước hết cần phải biết: + Sự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử ( Dạng hình học của phân tử ). + Độ phân cực của liên kết. + Sự có mặt của các cặp electron chưa tham gia liên kết. Bài tập mẫu: Bài 1. Cho các phân tử sau : NH3, BaF2, Cl2 . Phân tử nào chứa liên kết ion ? Liên kết cộng hóa trị (CHT) có cực, không cực ? Giải: NH3 có ∆ = XN – XH = 0,84 là liên kết CHT có cực. BaF2 có ∆=XF – XBa = 3,09 liên kết ion. Cl2 có ∆= XCl – XCl = 0 liên kết CHT không cực. Bài 2. Phân tử nào sau đây phân cực ? Không phân cực? a/ BF3 b/ HBF2 Gỉải a/ Phân tử BF3 là một tam giác phẳng. Các liên kết B – F phân cực rất mạnh vì êX rất lớn F B (êX = 3.98 – 2.04 = 1.94 ) Và 3 liên kết trên triệt tiêu nhau nên BF3 là một phân tử không phân cực. b/ Phân tử HBF2 cũng là một tam giác phẳng. Các liên kết B – F phân cực rất mạnh (êX = 1.04 ) và liên kết B – H phân cực rất yếu (êX = 0.16 ). Bài tập mẫu: Bài 1. Cho các phân tử sau : NH3, BaF2, Cl2 . Phân tử nào chứa liên kết ion ? Liên kết cộng hóa trị (CHT) có cực, không cực ? Giải: NH3 có ∆ = XN – XH = 0,84 là liên kết CHT có cực. BaF2 có ∆=XF – XBa = 3,09 liên kết ion. Cl2 có ∆= XCl – XCl = 0 liên kết CHT không cực. Bài 3. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau đây : AlCl3 , CaCl2 , Al2S3 , NaCl , MgCl2, O2 . Giải AlCl3 có ∆ = 1,55 liên kết cộng hóa trị có cực CaCl2 có ∆= 2,16 liên kết ion Al2S3 có ∆ = 0,97 liên kết cộng hóa trị có cực NaCl có ∆ = 2, 23 liên kết ion MgCl2 có ∆ = 1,59 liên kết cộng hóa trị có cực O2 có ∆ = 0 liên kết cộng hóa trị không cực Bài tập tương tự Bài 1: Dựa vào độ âm điện hãy nêu bản chất liên kết trong các ion và phân tử sau : KBr, NaOH, NaHS, HClO, HSO4 - , HCO3- , NO3- . Bài 2 : Cho các phân tử sau: a/ CH4 b/ H2O c/ NH3 d/ NF3 - Phân tử nào có liên kết phân cực nhất ? - Phân tử nào phân cực? Không phân cực? Vì sao? DẠNG 3: GIẢI THÍCH SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT, SỰ LAI HÓA, SỰ XEN PHỦ CÁC OBITAN. a ) Giải thích sự hình thành liên kết Phương pháp giải: Để viết sơ đồ hình thành liên kết ta làm như sau. Xác định số e lớp ngoài cùng. Biểu diễn sự cho, nhận của nguyên tử qua sơ đồ Để giải thích sự hình thành liên kết ta làm như sau: Xác định độ âm điện của từng nguyên tố Lấy hiệu trị tuyệt đối độ âm điện của 2 nguyên tố. Loại liên kết Bài tập mẫu Bài 1: Viết sơ đồ hình thành liên kết giữa những nguyên tử của từng cặp nguyên tố Cl và K, O và Ca. Cl : có 7e lớp ngoài cùng K : có 1e lớp ngoài cùng . . . . Sơ đồ hình thành phân tử KCl . . . . K. + .Cl : K+ + [:Cl : ]- Ca có 2e lớp ngoài cùng O có 6e lớp ngoài cùng . . Sơ đồ hình thành phân tử CaO . . .. Ca: + : O : Ca2+ + [ :O:]2- Bài 2: Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây: Na và Br, K và O, Al và Cl. Na và Br: NaBr có ∆=2,03" Liên kết kim loại. Liên kết giữa Na và Br là liên kết ion, liên kết này được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Br- K và O: K2O có ∆ = 2,62 "Liên kết ion Liên kết giữa K và O là liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa 2 ion K+ và ion O2- Al và Cl: AlCl3 có r=1,55" Liên kết cộng hóa trị có cực. Do đó nó có sự góp chung cặp e và cặp e này bị lệch về phía nguyên tử Cl. b ) Sự lai hóa, sự xen phủ các obitan SỰ LAI HÓA CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ Có 3 kiểu lai hóa thường gặp : sp, sp2, sp3 Ghi chú : - Thường các obitan có cùng mức năng lượng ( cùng giá trị n ) mới lai hóa với nhau. - Chỉ có thể qui định kiểu lai hóa các obitan sau khi đã biết dạng hình học cúa phân tử. Đặc điểm : v Sự lai hóa sp xảy ra khi có 2 nhóm electron xung quanh nguyên tử trung tâm. Nhận biết : Các phân tử và ion AX2 không có cặp electron không liên kết xung quanh nguyên tử trung tâm là những phân tử thẳng, có sự lai hóa sp ở nguyên tử trung tâm và góc liên kết là 1800. v Sự lai hóa sp2 ra khi có 3 nhóm electron xung quanh nguyên tử trung tâm. Nhận biết : Các phân tử và ion AX3 không có cặp electron không liên kết xung quanh nguyên tử trung tâm , có dạng tam giác phẳng và góc liên kết là 1200. v Sự lai hóa sp3 ra khi có 4 nhóm electron xung quanh nguyên tử trung tâm. Nhận biết : Các phân tử có dạng tứ diện, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau một góc 109 028’. Lai hóa sp3 được gặp ở các nguyên tố O , N , C nằm trong các phân tử H2O , NH3 , CH4 và các ankan. Ví dụ: Bài 1: Mô tả sự tạo thành phân tử BeF2 theo thuyết lai hóa. Biết phân tử BeF2 là một phân tử thẳng và góc liên kết là 1800 ? Gỉai Dựa vào bài ta suy ra BeF2 lai hóa sp. Cấu hình electron của Be là :1s22s2 F là : 1s22s22p5 1 obitan 2s và 1 obitan 2p của nguyên tử Be trộn lẫn vào nhau tạo thành 2 obitan lai hóa sp Mỗi obitan lai hóa sp nhận 1 electron 2p của mỗi nguyên tử Flo tạo thành một liên kết xicma ( Be – F ). Trong phân tử BeF2 có 2 liên kết xicma. BeF2 được tạo thành do sự xen phủ của hai obitan lai hóa sp của Be với 2 obitan 2p của hai nguyên tử Flo. Bài 2/ Mô tả sự tạo thành phân tử H2CO theo thuyết lai hóa. Biết phân tử H2CO có dạng tam giác phẳng, góc liên kết là 1200. Gỉai Theo bài ta suy ra phân tử H2CO lai hóa sp2. Dạng hình học : H C = O H s Cấu hình electron của : C 1s22s22p2 1s2 2s2 2p2 O 1s22s22p4 1s2 2s2 2p4 1 obitan 2s và 2 obitan 2p của nguyên tử C trộn lẫn vào nhau tạo thành 2 obitan lai hóa sp2. 1 obitan 2p của nguyên tử C không lai hóa để tạo thành liên kết pi với O. 3 obitan sp2 nhận 2 electron của 2 nguyên tử H và 1 electron của nguyên tử O để tạo 2 liên kết xicma C – H và 1 liên kết xicma () C – O . Bài 3/ Mô tả sự tạo thành phân tử NH3 theo thuyết lai hóa. Biết phân tử NH3 có dạng tứ diện, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau một góc 109 028’ Giải Cấu hình electron của N : N 1s22s22p3 Theo bài ta suy ra có sự lai hóa sp3 ở nguyên tử N. 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử N trộn lẫn vào nhau tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 Trong số 4 obitan lai hóa sp3 thì 1 obitan nhận cặp electron không liên kết, còn 3 obitan kia ,mỗi onitan nhận 1 electron 1s của mỗi nguyên tử H tạo thành một liên kết xicma ( N – H ). Trong phân tử NH3 có 3 liên kết xicma. Như vậy, 4 obitan lai hóa sp3 hướng về 4 đỉnh của một hình tứ diện, mỗi obitan xen phủ với một obitan 1s của 1 nguyên tử H tạo thành phân tử NH3. Bài 4: Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các obitan trong phân tử HCl. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất HCl được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H và obitan 3p có 1 e độc thân của nguyên tử Clo tạo thành liên kết H – Cl H Cl H - Cl Bài 5: Mô tả liên kết hóa học trong phân tử H2O, phân tử NH3, nhờ sự lai hóa sp3 của các obitan hóa trị của các nguyên từ O và N, mô tả hình dạng các phân tử đó. + Trong phân tử H2O H: (z=1) 1s1 O (z=8) 1s2 2s2 2p4 1s1 1s1 2s2 2p4 H2O do 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử oxi lai hóa với nhau tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 giống nhau hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trong số 4 obitan lai hóa sp3, hai obitan nhận hai cặp electron không liên kết ( của nguyên tử Oxi ), còn 2 obitan kia nhận hai electron 1s của 2 nguyên tử H tạo thành 2 liên kết xích ma () . Do còn 2 cặp electron không liên kết nên phân tử nước có dạng góc. .. H H H H N Hình 2. Cấu tạo phân tử NH3 Hình 1. Cấu tạo phân tử H2O Tương tự với phân tử NH3 Ba obitan lai hóa chứa electron độc thân sẽ xen phủ với 3 obitan 1s của 3 nguyên tử H tạo thành 3 liên kết . Một obitan lai hóa chứa cặp electron của N không tham gia liên kết hướng về một đỉnh của hình tứ diện ( hình 2). Bài tập tương tự Bài 1. Viết sơ đồ sự hình thành phân tử Na2O, Na2S,CaBr2,BaS,Ba(OH)2. Bài 2. Thế nào là liên kết xích ma() , liên kết pi? Bằng hình vẽ mô tả sự xen phủ obitan nguyên tử tạo ra liên kết trong phân tử H2, Br2, O2 Bài 3. Mô tả sự tạo thành phân tử sau theo thuyết lai hóa a/ SiCl4 b/ H2O C/ BCl3 d/ BeCl2 Biết: SiCl4 có dạng tứ diện, góc liên kết là 109,50. H2O có dạng tứ diện, góc liên kết là 104,50 BCl3 có dạng hình học là một tam giác phẳng, góc liên kết là 1200 - BeCl2 là một phân tử phẳng, góc liên kết là 1800 Bài 5: Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử:O2, CO2, N2, NH3, Cl2, SO2, SO3. Dạng 4: So sánh ( giải thích ) nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất dựa vào sự phân cực của phân tử thông qua đặc điểm liên kết. Phương pháp : Hiệu độ âm điện giữa các nguyên tử càng lớn à Sự phân cực của phân tử càng lớn. Phân tử càng phân cực à Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi càng cao. Thường phân tử càng phân cực càng tan tốt trong nước do hình thành liên kết hidro với nước à Phân tử đó có nhiệt độ sôi cao hơn. Các hợp chất ion có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy khá cao. Ví dụ: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi lớn hơn: a/ CH3NH2 và CHF3 b/ PH3 và NH3 c/ LiCl và HCl Giải : a/ CH3NH2 và CHF3 là những phân tử có cực, có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau + Phân tử CH3NH2 có liên kết N – H à Có thể tạo thành liên kết hidro + Phân tử CHF3 có liên kết C – F chứ không phải H –F à Không có liên kết hidro ð CH3NH2 có nhiệt độ sôi cao hơn. b/ Hai phân tử PH3 và NH3 đều có liên kết N – H và P – H nhưng: NH3 có ∆ = XN – XH = 3.04 – 2.2 =0.84 PH3 có ∆ = XP - XH = 2.19 – 2.2 = 0.01 Liên kết N – H phân cực mạnh hơn à NH3 có nhiệt độ sôi cao hơn. c/ LiCl là hợp chất ion, HCl là phân tử CHT có cực à LiCl có nhiệt độ sôi cao hơn. Bài tập: Sắp xếp các chất sau đây theo chiều tăng nhiệt độ sôi : H2S, H2O, CH4, H2, KBr Dạng 5: Cách xác định hóa trị và số oxi hóa của các nguyên tố. a/ Cách xác định hóa trị + Hóa trị trong hợp chất ion : Bằng điện tích của ion đó và được gọi là điện hóa trị Áp dụng: Xác định điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong những chất sau: K2O,AlF3,CuSO4,Ca(NO3)2, Fe2(SO4)3. Giải Xác định điện hóa trị( ĐHT) K2O: K có điện hóa trị la 1+ O có điện hóa trị là 2 – AlF3: Al có ĐHT là 3 + F có ĐHT là 1- CuSO4: Cu có ĐHT là 2+ SO4 2- có ĐHT là 2- Ca(NO3)2: Ca có ĐHT là 2+ NO3- có ĐHT là 1- Fe2(SO4): Fe có ĐHT là 3 + SO42- có ĐHT là 2- + Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị (CHT) : Bằng số liên kết CHT mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử và được gọi là cộng hóa tri. Áp dụng : Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau : CH4, NH3, H2O, MgS,Fe2O3,CuCl2. Giải Xác định cộng hóa trị(CHT) Xét CH4:C có 4 liên kết CHT à Nguyên tố C có CHT là 4 H có 1 liên kết CHT à Nguyên tố H có CHT là 1 Tương tự, ta có : NH3: N có cộng hoá trị là 3 H có CHT là 1 H2O: H có CHT là 1 O có CHT là 2 MgS: H có CHT là 1 S có CHT là 2 Fe2O3:Fe có CHT là 3 O có CHT là 2 CuCl2:Cu có CHT là 2 Cl có CHT là 1 b/ Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Phương pháp: Số oxi hóa của của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tố đó trong phân tử. Số oxi hóa trong các đơn chất bằng không( Vd:Cu, Zn, O2, N2..........) Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của các ion đó.trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion. Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hidro bằng +1, trừ hidrua kim loại ( NaH, CaH2.) . số oxi hóa của của oxi bằng -2, trừ trường hợp OF2 và peoxit (H2O2.) Bài 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: H2O, SO3, NH3, NO2, , Na+, Cu2+, Al3+ Giải: Số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau : H2O : H có số oxi hóa là +1; O có số oxi hóa (SOXH) là -2 SO3 : S có SOXH +6 ; O có SOXH -2 NH3 : N có SOXH -3 ; H có số oxi hóa là +1 NO2 ; N có SOXH +6 : O có SOXH -2 Na+ : Có số oxi hóa +1 Cu2+ : Có số oxi hóa + 2 Al3+: Có số oxi hóa +3 Bài 3. Xác định số oxi hóa của huỳnh , clo, mangan trong các hợp chất , đơn chất , ion sau: Na2SO4 , H2SO3, HClO, HClO4 , KMnO4, MnO4- , SO42-, ClO3- Giải : Na2SO4 : gọi X là số oxi hóa của S Ta có ; 2(+1) + X + 4(-2)= 0 X= +4 Vậy số oxi hóa của S trong H2SO3 là +4 Tương tự ta có: Số oxi hóa của Cl trong HClO là +1 Số oxi hóa của Cl trong HClO4 là +7 Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là +7 MnO4- : Gọi y là số của Mn trong MnO4- ta có: y + 4(-2) = -1 vậy y = +7 Tương tự: số oxi hóa của S trong SO42- là +6 Số oxi hóa của Cl trong ClO3- là +5. Bài tập tương tự: Bài 1. Viết sơ đồ electron biễu diễn các quá trình biến đổi số oxi hóa sau a) N+5→ N+2 → N0 → N-3 → N+4 → N0 b) S-2 → S0 → S+4 → S+6 → S0 →S-2 Bài 2. Xác định số oxi hóa của S, Mn, C , Cl , N , Cr, Fe, trong các hợp chất sau : Al2(SO4)3 , Al2S3, K2MnO4 , Al4C3 , HClO4 , K2Cr2O7 , Fe2O3, Mn2O7. Bài 3. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố (trừ H và O) trong các ion sau : PO43-, H2PO4-, HgI42-. HSO3- , HCO3- , S2O32-. Bài 4. Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau : Al2O3 , CsCl, BaO, Na2O, KF, CaCl2. Bài 4 : Xác định công hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: HCl, HClO4, H2SO4, H3PO4 Bài 5: Xác điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong các chất sau: CaO, Cu(NO3)2, Na2S, K2SO4 , Mg(HCO3)2. Dạng 6: Viết công thức cấu tạo ( CTCT) , công thức electron , tính số electron từ phân tử hoặc ion. Phương pháp: Dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu một nguyên tử , biểu diễn số electron lớp ngoài cùng. Hai dấu chấm đặt giữa kí hiệu hai nguyên tử biểu diễn một cặp electron dùng chung . Để đơn giản ta thay 1 cặp electron chung bằng một gạch nối. v Trong một số trường hợp , cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp thì liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết phối trí ta biễu diễn liên kết đó bằng dấu mũi tên. Ví dụ; Xét phân tử SO2 Công thức electron . . . . Công thức cấu tạo: O S – O Bài tập mẫu Bài 1: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử NH3, C2H2, H2O, Cl2.. Công thức phân tử Công thức cấu tạo Công thức electron. _ .. C2H2 H - C = C – H H : C :: C : H . . . . H2O H – O – H H : O : H . . .. .. .. Cl2 Cl – Cl : Cl : Cl : MgCl2 Cl – Mg - Cl Baì 2: Viết công thức cấu tạo các phân tử sau SO3, , KOH , HClO4, HNO3, HClO2 O SO3 O = S O O KOH K - O - H O HClO4 H – O – Cl O HNO3 H – O – N = O O HClO2 H – O – Cl O Bài 3. Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau : SO42-, NO3-, CO32-,Br-, NH4+. SO42- : Nguyên tử S có 16e, trong 4 nguyên tử O có 4 × 8 = 32e , cả ion SO42- nhận thêm 2e vậy tổng cộng có 50e. NH4+: Trong nguyên tử N có 7e , trong 4 nguyên tử H có 4 × 1 = 4e, cả ion NH4+ mất đi 1e vậy tổng cộng có 10. Tương tự : NO3- có 32e CO32- có 32e Br- có 36e Bài tập tương tự: Bài 1: Viết công thức cấu tạo của các phân tử và ion sau: H2CO3, Na2PO4, NaNO3, Fe3O4, KMnO4, Cl2O7, NH4+, NO3- Bài 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo các chất sau ; Al( OH)3, K2Cr2O7, N2O5, Al2O3, AlCl3 , PCl5, H2CrO4. Dạng 7: Liên kết kim loại Phương pháp: Lập phương tâm khối: Ô mạng cơ sở lập phương đều , ở đỉnh và trung tâm là các nguyên tử kim loại . Số nguyên tử kim loại có trong một ô cơ sở : 8 * (1/ 8)= 2. Mối quan hệ giữa bán kính nguyên tử( BKNT) và chiều dài của ô cơ sở là a. Trong mạng lập phương tâm khối nguyên tử ở đỉnh không tiếp xúc với nhau mà tiếp xúc với nguyên tử ở giữa, các nguyên tử sẽ tiếp xúc theo đường chéo với nhau. Bán kính: : r = Kim loại hình cầu V = 2r3 ( do 1 ô cơ sở chứa 2 kim loại ) Thể tích ô cơ sở: V = a3 Lập phương tâm diện: ( hình 2) Ô mạng cơ sở hình lập phương đều , ở mỗi đỉnh và mỗi mặt có nguyên tử kim loại. Số nguyên tử kim loại có trong một ô cơ sở 8* (1/8) + (1/2)*6 = 4 Bán kính r = (a √2 )/ 4 V = 4r3 ( Mỗi ô cơ sở có 4 nguyên tử kim loại) hình 2 Thể tích ô cơ sở: V = a3 Lục phương chặt khít : Ô mạng cơ sở hình lăng trụ lục giác Số nguyên tử kim lại có trong một ô cơ sở : 12* (1/6) + 2* (1/2) + 3 = 6 Bán kính r = a/ 2 V = 6r3 ( mỗi ô cơ sở có 6 nguyên tử kim loại) Thể tích ô cơ sở: V = a3 a3 Khối lượng riêng kim loại: = Số nguyên tử trong một ô cơ sở * (M / NA) Bài tập mẫu: Bài 1: Kim loại Na có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối với độ dài mỗi cạnh hình lập phương là a = 0,429 nm. Hãy tính: 1. Bán kính nguyên tử Na. 2. Khối lượng riêng (g/cm3) của natri. Natri có thể nổi trên nước không? Cho biết khối lượng nguyên tử của natri là 23u ( 1u = 1,67.10-24 g). Giải : 1. Gọi bán kính nguyên tử của Na là r. Trong mạng tinh thể lập phương tâm khối ta có: a = 4r. Do đó: r = = 0,186 (nm). 2. Số nguyên tử Na trong một hình lập phương là: 1 + 8 = 2. Khối lượng 2 nguyên tử Na trong một hình lập phương: M = 2= 46u = 46.1,67.10-24 g = 7,68.10-23 g Thể tích của một hình lập phương: V = a3 = (0,429.10-9 m)3 = (0,429.10-7 cm)3 = 7,89.10-23 cm3. Vậy: = = 0,97 g/cm3. (Giá trị thực tế là 0,97g/cm3). Như vậy khối lượng riêng của Na nhỏ hơn khối lượng riêng của nước (1g/cm3) nên Na nổi trên nước. Bài tập tương tự Bài 1. Cho 2 hợp chất CaO và tuyết CO2 a, viết công thức cấu tạo của 2 chất trên và nêu loại liên kết từng chất? b, cho biết chúng thuộc loại mạng tinh thể nào? Bài 2.Cho nguyên tử Cl (z=17) và Zn(z=30) a, viết cấu hình e của Cl, Zn và của ion Cl-, Zn2+. b, phân tử ZnCl2 thuộc loại mạng tinh thể nào? BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG III: LIÊN KẾT HOÁ HỌC Bài 1. Viết sơ đồ sự hình thành phân tử Na2O, Na2S,CaBr2,BaS,Ba(OH)2. Bài 2. Thế nào là liên kết xích ma, liên kết pi? Bằng hình vẽ mô tả sự xen phủ obitan nguyên tử tạo ra liên kết trong phân tử H2, Br2, O2 Bài 3. Cho 2 hợp chất CaO và tuyết CO2 a, Viết công thức cấu tạo của 2 chất trên và nêu loại liên kết từng chất? b, Cho biết chúng thuộc loại mạng tinh thể nào? Bài 4.Cho nguyên tử Cl (Z =17) và Zn( Z=30) a, Viết cấu hình e của Cl, Zn và của ion Cl-, Zn2+. b, Phân tử ZnCl2 thuộc loại mạng tinh thể nào? Bài 5.Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử:O2, CO2, N2, NH3, Cl2, SO2, SO3. Bài 6: Kim loại Ni có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ni là r = 1,24.10-8 cm. Hãy tính: 1. Độ dài mỗi cạnh hình lập phương. 2. Khối lượng riêng (g/cm3) của niken. Cho biết khối lượng nguyên tử của niken là 58,7u ( 1u = 1,67.10-24 g). Bài 7: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là 28. 1. Tính số khối của R. Dựa vào bảng tuần hoàn, cho biết R là nguyên tố gì? 2. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử đơn chất R. 3. Viết công thức electron và công thức cấu tạo hợp chất của R với hiđro.
Tài liệu đính kèm: