Bài tập chương 3: Amin – amino axit – peptit - Protein trường THPT Hồng Ngự 3

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7104Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập chương 3: Amin – amino axit – peptit - Protein trường THPT Hồng Ngự 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương 3: Amin – amino axit – peptit - Protein trường THPT Hồng Ngự 3
TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 3
BÀI TẬP CHƯƠNG 3:
AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT - PROTEIN
BÀI TẬP PHẦN AMIN 
Câu 1: CTC của amin no đơn chức, mạch hở là: 
	A. CnH2n+1N 	B. CnH2n+1NH2 	C. CnH2n+3N 	D. CxHyN
Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là: 
	A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 3: Số đồng phân amin ứng với CTPT C4H11N và số đồng phân amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 lần lượt là:
	A. 7, 3, 3, 1 	B. 8, 4, 3, 1 	C. 7, 3, 3, 1 	D. 6, 3, 2, 1
Câu 4: C7H9N có bao nhiêu đồng phân thơm? 
	A. 3	B. 4 	C. 5 	D. 6
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
	A. H2N-[CH2]6–NH2 	B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3	D. C6H5NH2
Câu 6: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2? 
	A. Phenylamin.	B. Benzylamin.	C. Anilin. 	D. Phenylmetylamin.
Câu 7: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
	A. anilin, metyl amin, amoniac. 	B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
	C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. 	D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 8: Trong chất có công thức dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
	A. C6H5NH2 	B. C6H5CH2NH2 	C. (C6H5)2NH 	D. NH3 
Câu 9: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần?
	(1) C6H5NH2	(2) C2H5NH2	(3) (C6H5)2NH	(4) (C2H5)2NH	
	(5) NaOH	(6) NH3
	A. 1>3>5>4>2>6	B. 6>4>3>5>1>2	C. 5>4>2>1>3>6	D. 5>4>2>6>1>3
Câu 10: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
	A. C6H5NH3Cl. 	B. C6H5CH2OH. 	C. p-CH3C6H4OH. 	D. C6H5OH.
Câu 11: Phản ứng nào dưới đây KHÔNG thể hiện tính bazơ của amin?
	A. CH3NH2 + H2O ® CH3NH3+ + OH-	B. C6H5NH2 + HCl ® C6H5NH3Cl 
	C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O ® Fe(OH)3 + 3CH3NH3+ D. CH3NH2 + HNO2 ® CH3OH + N2 + H2O 
Câu 12: Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dd FeCl2 sẽ thu được kết quả nào sau:
	A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.
	B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.
	C. Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.
	D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2.
Câu 13 : Dd etylamin tác dụng với dd nước của chất nào sau đây?
	A. NaOH 	B. NH3 	C. NaCl 	D. FeCl3 và H2SO4
Câu 14: Dd etylamin không tác dụng với chất nào sau đây?
	A. axit HCl	B. dd CuCl2	C. dd HNO3	D. Cu(OH)2
Câu 15: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là 
	A. 3. 	B. 2.	C. 1. 	D. 4.
Câu 16: Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử nào sau?
	A. Quì tím, brôm	B. dd NaOH và brom	C. brôm và quì tím	D. dd HCl và quì tím
Câu 17: Để tách một hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin, có thể dùng các thuốc thử nào sau đây: dd NaOH (1), dd H2SO4 (2), dd NH3 (3), dd Br2 (4)	
	A. 2, 3.	B. 1, 2.	C. 3, 4.	D. 1, 4.
Câu 18: Có 4 ống nghiệm: 1) Benzen + phenol; 2) anilin + dd H2SO4dư; 3) anilin + dd NaOH; 4) anilin + nước. Hãy cho biết trong ống nghiệm nào có sự tách lớp 
	A. 1,2,3 	B. 4 	C. 3,4 	D. 1,3,4.
Câu 19: Phương trình cháy của amin CnH2n+3N, cứ 1 mol amin trên cần dùng lượng ôxy là:
   	A. (6n+3)/4             	B. (2n+3)/2                 	C. (6n+3)/2       	D. (2n+3)/4.
Câu 20: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dd HCl x (M). Sau khi phản ứng xong thu được ddcó chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là:	
	A. 1,3M	B. 1,25M	C. 1,36M	D. 1,5M
Câu 21: Cho anilin tác dụng 2000ml dd Br2 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là
   	A. 66.5g   B. 66g     	C. 33g    	D. 44g
Câu 22: Thể tích nước brom 3% (D = 1,3 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin là:
	A. 164,1ml.	B. 49,23ml.	C 146,1ml.	D. 16,41ml.
Câu 23: Cho 1 dd chứa 6,75g một amin no đơn chức bậc I t/d với dd AlCl3 dư thu được 3,9g kết tủa. Amin đó có công thức là 
	A. CH3NH2. 	B. (CH3)2NH. 	C. C2H5NH2. 	D. C3H7NH2.
Câu 24: 9,3 g một ankyl amin no đơn chức cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7g kết tủa. Công thức cấu tạo là: 
	A. CH3NH2 	B. C2H5NH2 	C. C3H7NH2 	D. C4H9NH2 
Câu 25: Một hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp phản ứng vừa đủ với 0,1 lit dung dịch H2SO4 1M cho ra 1 hỗn hợp 2 muối có khối lượng là 17,68g. Xác định CTPT và khối lượng của mỗii amin
	A. 4,5g C2H5-NH2; 2,8g C3H7-NH2 	B. 2,48 g CH3-NH2; 5,4g C2H5-NH2
	C. 1,55g CH3-NH2; 4,5g C2H5-NH2 	D. 3,1g CH3-NH2; 2,25g C2H5-NH2
BÀI TẬP PHẦN AMINO AXIT - PROTEIN
Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
	A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. 	B. chỉ chứa nhóm amino.
	C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. 	D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 2: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N? 
	A. 3 chất. 	B. 4 chất. 	C. 5 chất. 	D. 6 chất. 
Câu 3: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? 
	A. Axit 2-aminopropanoic. 	B. Axit a-aminopropionic. 	
	C. Anilin. 	D. Alanin. 
Câu 4: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
	A. H2N-CH2-COOH 	B. CH3–CH(NH2)–COOH 
	C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH	D. H2N–CH2-CH2–COOH 
Câu 5: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
 	A. CH3NH2.	B. NH2CH2COOH	
	C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.	D. CH3COONa.
Câu 6: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
	A. CH3COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	C. CH3CHO. 	D. CH3NH2.
Câu 7: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
	A. NaCl. 	B. HCl. 	C. CH3OH. 	D. NaOH.
Câu 8: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
	A. C2H5OH. 	B. CH2 = CHCOOH. 	C. H2NCH2COOH. 	D. CH3COOH.
Câu 9: Cho dãy các chất: C6H5NH2, H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH. Số chất trong dãy t/d được với dd HCl là 
	A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 10 Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:
	A. dd NaOH, dd HCl, C2H5OH, C2H5COOH.	B. dd NaOH, dd HCl, CH3OH, dd brom.
	C. dd H2SO4, dd HNO3, CH3OC2H5, dd thuốc tím.	D. dd NaOH, dd HCl, dd thuốc tím, dd brom
Câu 11. Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH , H2SO4 và làm mất màu dd Br2 . Hợp chất có CTCT là 
 	A. CH3CH(NH2)COOH 	B. H2NCH2CH2COOH	C. CH2=CHCOONH4 D. CH2=CHCH2COONH4
Câu 12: Các chất nào sau đây vừa t/d với HCl vừa t/d với NaOH : (I) metyl axetat ; (II) Amoni axetat ; (III) metyl amino axetat ; (IV) etyl amoni nitrat ; (V) axit glutamic ; (VI) axit gluconic ;(VII) natri axetat
	A. I,II,III,IV,V,VII	B. I, III, IV, V	C. I,II,III, V, VII	D. II, III, V, VII
Câu 13 Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT là C3H7NO2, đều là chất rắn ở đk thường. Chất X phản ứng với dd NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
	A. vinylamoni fomat và amoni acrylat. 	B. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
	C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat. 	D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
Câu 14: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dung dịch sau :NH2 (CH2)2CH(NH2)COOH ; NH2CH2COOH ; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.Có thể nhận ra được 3 dung dịch bằng :
	A. Dung dịch Br2 	B. Giấy quì	C. Dung dịch HCl	D. Dung dịch NaOH
Câu 15: Để tổng hợp các protein từ các amino axit, người ta dùng phản ứng:
A. Trùng hợp 	B. Trùng ngưng 	C. Trung hoà 	D. Este hoá
Câu 16 Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là
	A. Val-Phe-Gly-Ala.	B. Ala-Val-Phe-Gly.	C. Gly-Ala-Val-Phe	D. Gly-Ala-Phe –Val.
Câu 17 : Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau: 
	 + Thủy phân ko hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đi peptit: Ala-Gly ; Gly- Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
 + Thủy phân h.toàn 1 mol A thì thu được các a- amino axit là: 3 mol Glyxin , 1 mol Alanin, 1 mol Valin.
	A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly
Câu 18 Thuốc thử nào để nhận biết các dd: Lòng trắng trứng (anbumin) , glucozơ, glixerol, anđehit axetic
	A. Cu(OH)2/OH- đun nóng. B. dd AgNO3/NH3.	C. dd HNO3 đặc.	D. dd Iot.
Câu 19: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dd NaOH. Khối lượng muối thu được là 	
	A. 9,9 gam.	B. 9,8 gam.	C. 7,9 gam.	D. 9,7 gam.
Câu 20: 0,1 mol aminoaxit X p/ư vừa đủ với 100ml dd HCl 2M. Mặt khác18g X cũng p/ư vừa đủ với 200ml dd HCl trên. X có khối lượng phân tử là: 
	A. 120 	 B. 90 	C. 60 	D. 80
Câu 21. X là một - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo của X là: 
	A. CH3-CH(NH2)-COOH 	B. H2N-CH2-COOH 
	C. H2N-CH2CH2-COOH 	D. CH3-CH(CH3)CH(NH2)COOH
Câu 22: Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. CTPT của A là : 
	A. C4H9O2N 	B. C3H5O2N	C. C2H5O2N	D. C3H7O2N
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn amol một aminoaxit X được 2a mol CO2, 2,5a mol nước và 0,5 a mol N2. X có CTPT là: 	
	A. C2H5NO4	B. C2H5N2O2	C. C2H5NO2	D. C4H10N2O2
Câu 24: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 123,8.	B. 112,2.	C. 171,0.	D. 165,6.
Câu 25: Khi thủy phân 1200g protein A thu được 204g alanin. Nếu phân tử khối của A là 84.000, thì số mắt xích alanin trong phân tử A là: 	
	A. 158	B. 159	C. 160	D. 161

Tài liệu đính kèm:

  • docAMIN-HN3.doc