Bài tập amino axit và peptit hay và khó

docx 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập amino axit và peptit hay và khó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập amino axit và peptit hay và khó
BÀI TẬP AMINO AXIT VÀ PEPTIT HAY VÀ KHÓ
Câu 1: Cho 20,15 gam hỗn hợp X chứa glixin và alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của hai chất trong X là:
A. 53,58% và 46,42% B. 52,59% và 47,41% C. 58,53% và 41,47% D. 55,83% và 44,17%
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam peptit X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam glixin; 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala-Val-Gly và Gly-Ala, không thu được đipeptit Ala-Gly. Công thức cấu tạo của X là:
A. Gly-Ala-Gly-Val-Gly-Ala B. Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala C. Ala-Val-Gly-Ala-Ala-Gly D. Gly-Ala-Val-Gly-Ala-Gly
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 7,55 gam Gly-Ala-Val-Gly trong dung dịch chứa 0,02 mol NaOH đun nóng, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,21 B. 12,72 C. 11,57 D. 12,99
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α-amino axit X1 và X2 ( đều no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Tìm giá trị của m là
A. 2,295 B. 1,935 C. 2,806 D. 1,806
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly; 35,1 gam Val. Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 99,3 và 30,9 B. 84,9 và 26,7 C. 90,3 và 30,9 D. 92,1 và 26,7
Câu 6: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mach hở Y đều được cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam.Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Tìm m
A. 40 B. 80 C. 60 D. 30
Câu 7: Hai chất hữu cơ A, B có công thức CH5NO2 và C2H7NO2. Hỗn hợp X gồm A và B cho tác dụng với NaOH dư tạo ra 2,72 gam một muối duy nhất và bay ra một hỗn hợp khí có Mtrung bình = 27,5. Hỗn hợp X có khối lượng là:
A. 1,47 gam B. 2,94 gam C. 3,32 gam D. 4,42 gam
Câu 8: Cho 12,4 gam hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12O3N2 tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng sau phản ứng hoàn toàn được chất hữu cơ Y và dung dịch chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?
A. 14,6 gam B. 10,6 gam C. 8,5 gam D. 16,5 gam
Câu 9: Peptit X được cấu tạo bởi một amino axit trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH ( được lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng nhiều hơn X là 75 gam. Số liên kết peptit trong phân tử X là:
A. 15 B. 17 C. 16 D. 14
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1; X2 ( đều no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1 và X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là?
A. 3,89 B. 3,59 C. 4,31 D. 3,17
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glixin; 1 mol valin. Mặt khác, khi thủy không hoàn toàn peptit X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly; Val-Ala và Ala-Ala. Công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Gly-Val-Ala B. Ala-Ala-Gly-Val C. Val-Ala-Ala-Gly D. Gly-Ala-Ala-Val
Câu 12: X là α-amino axit mạch thẳng. Biết rằng, 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125 M thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, Cho 2,94 gam X tác dụng vừa đủ với NaOH thì thu được 3,82 gam muối. Tên gọi của X là
A. Glyxin B. Alanin C. Lysin D. Axit glutamic
Câu 13: Đốt cháy hết a mol một amino axit A thu được 2a mol CO2 và 2,5a mol H2O. Nếu cho 0,15 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 tạo thành muối trung hòa có khối lượng là:
A. 8,625 gam B. 18,6 gam C. 11,25 gam D. 25,95 gam
Câu 14: Chất X có CTPT là C3H9O2N. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X khi cho tác dụng với NaOH thoát ra chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol một amino axit X no, mạch hở, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH thu được 26,88 lít CO2 và 23,4 gam H2O và N2. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủ với HCl thu được m gam muối. Tìm ,
A. 6,57 gam B. 4,38 gam C. 10,95 gam D. 6,39 gam
Câu 16: X là một tetrapepetit. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Phân tử khối của X có giá trị là
A. 284 B. 306 C. 378 D. 324
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X ( chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là
A. 103 B. 117 C. 75 D. 147
Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là
A. tripeptit B. Đipeptit C. tetrapeptit D. pentapeptit
Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 1 mol Val, 1 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Leu ( leuxin). Mặt khác, Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm có chứa Ala-Val-Ala. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là
A. 7 B. 9 C. 6 D. 8
Câu 20: Cho hợp chất hữu cơ X có CT
H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Nhận xét đúng là
A. Trong X có 2 liên kết peptit B. Trong X có 4 liên kết peptit
C. X là một pentapeptit D. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
Câu 21: Cho dãy các chất sau: anilin; alanin; mononatri glutamat; etyl amoni clorua; lysin; etyl axetat; phenyl axetat. Số chất vừa tác dụng với NaOH loãng nóng; vừa tác dụng với HCl loãng nóng là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 22: Một tetrapeptit no, mạch hở X có CTPT là CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 26,88 lít CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 19,8 gam B. 18,9 gam C. 18 gam D. 21,6 gam
Câu 23: Thủy phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1; X1 ( đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1; X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,255 mol O2, chỉ thu được N2; H2O và 0,22 mol CO2. Giá trị của m là
A. 6,34 gam C. 7,78 gam C. 8,62 gam D. 7,18 gam
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
1, Các hợp chất có từ 1 đến 49 liên kết peptit gọi là peptit 2, Dung dịch các peptit có môi trường trung tính.
3, Các amino axit đều có vị ngọt. 4, Benzyl amin là một amin thơm.
5, Tính bazo giảm dần theo dãy: C2H5ONa >NaOH>CH3NH2>NH3>C6H5NHCH3>C6H5NH2.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 25: X là một tripeptit, Y là một pentapeptit, đều mach hở. Hỗn hợp Q gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2;3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam hỗn hợp Q bằng H2O ( có xúc tác axit) thu được 178,5 gam hỗn hợp các aminoaxit. Cho 149,7 gam hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 1,5 mol NaOH. Đun nóng hỗn hợp để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch A là
185,2 gam B. 199,8 gam C. 212,3 gam D. 256,7 gam
Câu 26: Cho 0,1 mol chất X ( C2H9O6N3) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH đun nóng thu được hợp chất amin làm xanh giấy quỳ và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Chọn giá trị đúng của m
12,5 gam B. 17,8 gam C. 14,6 gam D. 23,1 gam
Câu 27: Cho hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hòa m gam hỗn hợp M cần 100 ml dung dịch HCl. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng cho tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp M là
40% và 60% B. 72,8% và 27,2% C. 44,44% và 55,56% D. 61,54% và 38,46%
Câu 28: Phân tử khối của một pentapeptit là 373. Biết pentapeptit này được tạo nên tử một aminoaxit mà trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Phân tử khối của amino axit này là
57 B. 89 C. 75 D. 60,6
Câu 29: X là một α-amino axit chứa một nhóm chứa axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là
2-amino butanoic B. 2-amino 2-metyl propanoic C. 3-amino propanoic D. 2- amino propanoic
Câu 30: Cho chất hữu cơ X có CTPT CH6O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử của Y là
45 B. 59 C. 31 D. 46
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và 2 hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 140ml CO2 và 250ml hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Thành phần % thể tích của ba chất trong hỗn hợp theo độ tăng phân tử khối lần lượt bằng bao nhiêu? 
A.20%; 20% và 60%	 B. 25%; 25% và 50% C. 30%; 30% và 40%	 D. 20%; 60% và 20%
Câu 32 : Hợp chất hữu cơ tạo bởi các nguyên tố C, H, N là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với các axit HCl, HNO2 và có thể tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Hợp chất đo có công thức phân tử như thế nào? 
C2H7N	 B. C6H13N	 C. C6H7N	 D. C4H12N2
Câu 33 : Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 140ml CO2 và 250ml hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là ở đáp án nào?
C2H4 và C3H6	B. C2H2 và C3H4	C. CH4 và C2H6	 D. C2H6 và C3H8
Câu 34: Một peptit có công thức: 
Tên của peptit trên là
Ⓐ	glyxinalaninvalin	Ⓑ	glyxylalanylvalyl Ⓒ	glyxylalanylvalin	Ⓓ	glyxylalanyllysin
Câu 35: Trong dung dịch các amino axit thường tồn tại:
A. chỉ dạng ion lưỡng cực B. vừa dạng ion lưỡng cực vừa dạng phân tử với số mol như nhau
C. chỉ dạng phân tử D. dạng ion lưỡng cực và một phần nhỏ dạng phân tử
Câu 36 : Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 14,64 gam X cho phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cận dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có chứa chất hữu cơ Y (bậc 1). Trong chất rắn chỉ chứa một hợp chất vô cơ. Công thức phân tử của Y là:
C3H7NH2	 B.CH3OH	 C. C4H9NH2	 D. C2H5OH
Câu 37 : Khi tiến hành đồng trùng ngưng axit 6-amino hexanoic và axit 7-amino heptanoic được một loại tơ poliamit X. Lấy 48,7 gam tơ X đem đốt cháy hoàn toàn với oxi vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y. Cho Y đi qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 4,48 lít khí. Tỉ lệ số mắt xích của mỗi loại trong X.
4 :5 B. 2 :1 C. 4 :3 D. 3 :5
Câu 38 : Cho 100 ml dung dịch một amino axit X 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 2,5 gam muối khan. Mặt khác cho 100 ml dung dịch X có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,5M. % khối lượng của nito trong X là
13,59% B. 23,73% C. 15,73% D. 18,67%
Câu 39 : Cho các chất sau : Đimetyl amin (1) ; metyl amin (2) ; amoniac (3) ; anilin (4) ; p-metyl anilin (5) ; p-nitro anilin (6). Tính bazo tăng dần theo thứ tự nào sau đây :
A.3,2,1,4,5,6 B.6,5,4,3,2,1 C.6,4,5,3,2,1 D.1,2,3,4,5,6
Câu 40 : Cho 1,47 gam α-amino axit Y tác dụng với NaOH dư tạo ra 1,91 gam muối natri. Mặt khác cho 1,47 gam Y tác dụng với HCl dư tạo ra 1,835 gam muối clorua. Công thức cấu tạo của Y là :
A.HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH B.CH3CH(NH2)COOH 
 C. CH3(CH2)4CH(NH2)COOH D.HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH
Câu 41 : Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A.77,6 gam B.83,2 gam C. 87,4 gam D. 73,4 gam
Câu 42 : Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và NH2CH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là :
A.12,4 gam B. 37,9 gam C. 29,25 gam D. 18,6 gam
Câu 43 : Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH phản ứng là
A.0,7 mol B. 0,55 mol C. 0,5 mol D. 0,65 mol
Câu 44 : Cho X gồm tetrapeptit Val-Gly-Gly-Ala và tripeptit Gly-Glu-Ala. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam Gly và 26,7 gam Ala. Tìm giá trị của m
A.85,2 gam B.83,2 gam C.87,4 gam D.73,4 gam
Câu 45 : Đốt cháy hoàn toàn a mol một amino axit X bằng một lượng oxi vừa đủ rồi làm lạnh để ngưng tụ hơi nước thu được 2,5a mol hỗn hợp khí. Công thức của X là
A.C5H9NO2 B. C3H7NO2 C. C2H5NO2 D. C4H7NO2
Câu 46 : Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3NCH2COOH ; 0,02 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,05 mol CH3COOC6H5. Cho X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch X sau phản ứng thu đượcm gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A.15,17 gam B. 18,655 gam C. 15,915 gam D. 17,035 gam
Câu 47 : Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala ; 32 gam Ala-Ala ; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
81,54 gam B. 90,6 gam C. 66,44 gam D. 111,74 gam
Câu 48 : Số tripeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp các α-amino axit : Glyxin ; Alanin ; Phenyl alanin  và Valin mà mỗi phân tử đều chứa 3 gốc amino axit khác nhau là
6 B. 18 C. 24 D. 12
Câu 49 : Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít khí Y cần vừa đủ V2 lít khí X ( biết sản phẩm cháy gồm có CO2 ; H2O ; N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). tỉ lệ V1 và V2 là
2 :1 B. 1 :2 C. 3 :5 D.5 :3
Câu 50 : Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm có 3 gam Gly ; 0,792 gam Gly-Gly ; 1,701 gam Gly-Gly-Gly ; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly ; 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
8,545 gam B. 5,8345 gam C. 6,672 gam D. 5,8176 gam
Câu 51 : Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi Glyxin và Alanin. Thành phần % khối lượng của Nito trong A và B lần lượt là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hượp X là
2 :3 B. 7 :3 C. 3 :2 D. 3 :7

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_amino_axit_va_peptit_hay_va_kho.docx