Bài ôn tập môn hóa 12 - Đề ôn tập chương VI: Kim loại kiềm – kiềm thổ - Nhôm - Trường THPT Châu Thành 2

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2308Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn hóa 12 - Đề ôn tập chương VI: Kim loại kiềm – kiềm thổ - Nhôm - Trường THPT Châu Thành 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn hóa 12 - Đề ôn tập chương VI: Kim loại kiềm – kiềm thổ - Nhôm -  Trường THPT Châu Thành 2
SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP	ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG VI
 TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2	KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM
Câu 1. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của ion kim loại kiềm là 
	A. ns1. 	B. ns0. 	C. (n-1)p6. 	D. np1. 
Câu 2. Khi cho kali vào nước có vài giọt quì tím thì dung dịch đổi sang màu 
	A. xanh. 	B. hồng. 	C. đỏ. 	D. vàng. 
Câu 3. Để bảo quản kim loại kiềm thì ngâm kín chúng trong 
	A. benzen. 	B. ancol. 	C. nước. 	D. dầu hoả. 
Câu 4. Tính chất vật lý của kim loại kiềm không đúng là: 
	A. Kim loại kiềm có nhiệt độ sôi thấp. 
 	B. Kim loại kiềm là chất rắn, rất cứng. 
	C. Kim loại kiềm là những kim loại nhẹ. 
 	D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp. 
Câu 5. Nguyên tử M có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Nguyên tố M là 
	A. Cs. 	B. Na. 	C. K. 	D. Rb. 
Câu 6. Nước cứng có chứa nhiều các ion 
	A. K+ và Mg2+. 	B. Ca2+ và Na+. 	
	C. Ca2+ và Mg2+. 	D. Ca2+ và Ba2+. 
Câu 7. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của ion R2+ là 2p6. Kim loại R là 
	A. Ba. 	B. Mg. 	C. Ca. 	D. Be. 
Câu 8. Để làm mềm nước cứng có chứa CaCl2 thì dùng dung dịch 
	A. NaOH. 	B. Ca(OH)2. 	C. H2SO4. 	D. Na2CO3. 
Câu 9. Kim loại kiềm thổ không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là 
	A. Ba. 	B. Be. 	C. Ca. 	D. Mg. 
Câu 10. Nguyên liệu sản xuất nhôm trong công nghiệp là quặng 
	A. criolit (3NaF.AlF3). 	B. boxit (Al2O3.2H2O). 
	C. mica (K2O.Al2O3.6SiO2). 	D. đất sét (Al2O3.2SiO2.6H2O). 
Câu 11. Phương pháp điều chế nhôm là 
	A. khử Al2O3 bằng kali (t0). 	B. nhiệt phân Al2O3. 
	C. khử Al2O3 bằng khí CO (t0). 	D. điện phân Al2O3 nóng chảy. 
Câu 12. Dãy các chất đều có phản ứng với nhôm là 
	A. Cl2, O2, MgCl2. . 	B. Cl2, S, NH3. 	
	C. O2, S, NaOH khan. 	D. Cl2, S, Fe2O3.
Câu 13. Thành phần chính của đá vôi là 
	A. CaCO3. 	B. Ca(OH)2. 	C. CaCl2. 	D. CaSO4. 
Câu 14. Phản ứng giữa các chất nào sau đây điều chế Al(OH)3? 
	A. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng dung dịch NH3 dư. 	
	B. Cho bột nhôm tác dụng nước dư. 
	C. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng dung dịch NaOH dư.	
	D. Cho bột nhôm oxit tác dụng nước dư.
Câu 15. Oxit kim loại bị hoà tan trong dung dịch HCl và dung dịch KOH là 
	A. Fe2O3. 	B. Al2O3. 	C. CuO. 	D. MgO. 
Câu 16. Khi cho natri vào dung dịch CuSO4 thì hiện tượng xảy ra là 
	A. natri tan, sủi khí, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
 	B. natri tan, sủi khí, xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. 
	C. natri tan, sủi khí. 
 	D. natri tan, xuất hiện kết tủa màu xanh lam. 
Câu 17. Cho lượng dư natri vào dung dịch HCl. Dung dịch thu được chứa 
	A. NaCl duy nhất. 	B. NaOH duy nhất. 
 	C. hỗn hợp NaCl và HCl.	D. hỗn hợp NaCl và NaOH. 
Câu 18. Dung dịch không làm phenolphtalein đổi sang màu hồng là 
	A. Na2CO3. 	B. NaHCO3. 	C. NaOH. 	D. KNO3. 
Câu 19. Dãy các chất bị phân hủy không nung nóng là 
	A. NaOH, K2CO3. 	B. NaHCO3, K2CO3. 	
	C. KHCO3, KNO3. 	D. KHCO3, NaCl. 
Câu 20. Chất không tác dụng NaHCO3 là 
	A. H2SO4. 	B. KOH. 	C. CaSO4. 	D. Ca(OH)2. 
Câu 21. Dãy các chất đều có phản ứng với NaHCO3 là 
	A. NaOH, HCl. 	B. CaCl2, HCl. 	
	C. HNO3, K2CO3. 	D. H2SO4, BaCl2. 
Câu 22. Phản ứng gây nên sự xăm thực các núi đá vôi là 
	A. Ca(HCO3)2 ® CaCO3 + CO2 + H2O. 	
	B. CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2. 
	C. CaCO3 + H2S ® CaS + H2O + CO2. 	
	D. CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O. 
Câu 23. Chất không có phản ứng với CaCO3 là 
	A. NaOH. 	B. CH3COOH. 
 	C. H2O có CO2 hoà tan. 	D. HNO3. 
Câu 24. Phản ứng hoá học không thu được kết tủa là 
	A. dung dịch Ca(HCO3)2 tác dụng dung dịch Ca(OH)2. 
	B. dung dịch Ca(OH)2 tác dụng khí CO2 đến dư. 
	C. dung dịch NaHCO3 tác dụng dung dịch Ca(OH)2. 
	D. dung dịch Na2CO3 tác dụng dung dịch CaCl2. 
Câu 25. Dung dịch không làm mềm được nước có tính cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 là 
	A. Na2CO3. 	B. HCl. 	
	C. Na3PO4. 	D. Ca(OH)2 vừa đủ. 
Câu 26. Lần lượt cho NaOH, NaHCO3, Na2CO3, Ca(OH)2, CaCO3, HCl tác dụng lẫn nhau. Số cặp chất có phản ứng hoá học với nhau là 
	A. 6. 	B. 5. 	C. 7. 	D. 8. 
Câu 27. Dãy các dung dịch làm quỳ tím hoá xanh (pH > 7) là 
	A. NaNO3, NaHCO3, KOH. 	B. NaHCO3, K2SO4, BaCl2. 
	C. Na2CO3, KOH, CaCl2. 	D. NaHCO3, K2CO3, Ba(OH)2. 
Câu 28. Cho 15,6 gam kali vào 150 ml dung dịch H2SO4 1M. Dung dịch thu được chứa (K = 39)
	A. hỗn hợp K2SO4 và KOH. 	B. KOH duy nhất 
	C. hỗn hợp K2SO4 và H2SO4. 	D. H2SO4 duy nhất. 
Câu 29. Có sơ đồ phản ứng: Al ® X ® Y ® Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2), mỗi mũi tên là 1 phản ứng hoá học. Các chất X, Y lần lượt là 
	A. Al2O3, Al(OH)3. 	B. AlCl3, Al2O3. 	
	C. Al(OH)3, AlCl3. 	D. AlCl3, Al(OH)3. 
Câu 30. Lần lượt cho Al, Al2O3, Fe2O3, dung dịch HCl, dung dịch NaOH tác dụng lẫn nhau. Số phản ứng hoá học có xảy ra là 
	A. 8. 	B. 5. 	C. 7. 	D. 6. 
Câu 31. Dãy các chất có tính lưỡng tính là 
	A. Al2O3, Al, NaOH. 	B. Al2O3, Al(OH)3, Na2CO3. 
	C. Al2O3, Al(OH)3, KHCO3. 	D. Al, Al(OH)3, NaHCO3. 
Câu 32. Hoà tan một lượng bột nhôm bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì được dung dịch X (không có khí thoát ra). Số chất tan trong dung dịch X là 
	A. 4. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 2. 
Câu 33. Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trong 
	A. dd HNO3 loãng.	B. dd HCl, H2SO4 loãng.	
	C. dd Ba(OH)2, NaOH.	 	D. H2O, dd NH3.
Câu 34. Có các kim loại Na, K, Cu, Al, Fe, Mg, Ba. Số kim loại tan được trong dung dịch NaOH là	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 35. Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Al(OH)3, Al2O3, MgO vào dung dịch NaOH dư, còn lại chất rắn X. Chất X là	
	A. Mg, MgO.	 	B. Al2O3, Al, Al(OH)3.	
	C. Al, Mg.	 	D. Al(OH)3, Al2O3, MgO.	
Câu 36. Cho 1,4 gam liti vào 48,8 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của dung dịch X là (Li = 7; O = 16; H = 1) 
	A. 2,87%. 	B. 9,60%. 	C. 2,80%. 	D. 9,84%. 
Câu 37. Điện phân NaCl nóng chảy một thời gian thu được m gam kim loại ở catot và 896 ml khí (đktc) ở anot. Giá trị m là (Na = 23) 
	A. 1,84. 	B. 1,15. 	C. 1,38. 	D. 0,92. 
Câu 38. Cho 11,7 gam kali tác dụng 200 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là (Li = 7; O = 16; H = 1, Cl = 35,5) 
	A. 10,9 gam. 	B. 12,75 gam. 	C. 4,25 gam. 	D. 20,5 gam. 
Câu 39. Hoà tan 0,72 gam kim loại kiềm thổ R bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 8,4 gam muối khan. Kim loại R là (Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; S = 32; O = 16) 
	A. Mg. 	B. Be. 	C. Ba. 	D. Ca. 
Câu 40. Nung nóng m gam CaCO3 cho đến khi khối lượng không đổi thì được (m - 3,3) gam chất rắn. Giá trị m là (Ca = 40; C = 12; O = 16) 
	A. 8,0. 	B. 5,5. 	C. 3,0. 	D. 7,5. 
Câu 41. Cho 7,3 gam hỗn hợp Be, Mg, Ca tác dụng lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối và 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị m là (Be = 9; Mg = 24; Ca = 40) 
	A. 13,8. 	B. 29,2. 	C. 17,95. 	D. 28,6. 
Câu 42. Hoà tan m gam hỗn hợp Al, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, thấy sinh ra 8,96 lít H2. Nếu cho m gam hỗn hợp như trên vào dung dịch NaOH dư thì thấy sinh ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí ở đktc). Giá trị m là (Al = 27; Fe = 56) 
	A. 11,0. 	B. 8,3. 	C. 13,7. 	D. 1,32. 
Câu 43. Cho 12,3 gam hỗn hợp X chứa Al, Cu vào lượng dư dung dịch HNO3 đặc nguội, phản ứng sinh ra 6,72 lít NO2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là (Al = 27; Cu = 64) 
	A. 2,7 gam. 	B. 9,6 gam. 	C. 6,4 gam. 	D. 5,4 gam. 
Câu 44. Cho 100 ml dung dịch KOH 2M vào 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được kết tủa có khối lượng là (Al = 27; H = 1; O = 16) 
	A. 5,20 gam. 	B. 3,12 gam. 	C. 1,56 gam. 	D. 0,78 gam. 
Câu 45. Nung nóng m gam hỗn hợp X chứa Al và Fe3O4 cho đến khi hoàn toàn được hỗn hợp chất rắn Y. Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M và sinh ra 2,016 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là (Al = 27; Fe = 56; O = 16) 
	A. 7,34. 	B. 5,10. 	C. 6,18. 	D. 4,56. 
Câu 46. Nhôm là kim loại quan trọng trong cuộc sống, hợp kim nhôm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, dụng cụ gia đình,Ở Việt Nam, trữ lượng quặng boxit để sản xuất nhôm khoảng 8 tỷ tấn. Năm 2001, Công ty hóa chất Miền Nam đã đầu tư dây chuyền sản xuất nhôm oxit từ quặng boxit có công suất 438 tấn/năm. Vậy Công ty này đã sản xuất 2,43 tấn nhôm từ quặng boxit cần khoảng thời gian là (hiệu suất cả quá trình sản xuất 75%) là (Al = 27; O = 16) 
	A. 14,4 giờ. 	B. 91,8 giờ. 	C. 11,0 giờ. 	D. 80 giờ.
Câu 47. Cho 0,2 mol HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,05 mol NaAlO2 thì thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị x (mol) là 
	A. 0,17 hoặc 0,13. 	B. 0,09. 	
	C. 0,17. 	D. 0,17 hoặc 0,09. 
Câu 48. Cho 200 ml dd HCl 2M vào 100 ml dung dịch X chứa NaOH 1,5M và NaAlO2 1M. Số gam kết tủa thu được sau khi phản ứng hoàn toàn là 
	A. 2,6. 	B. 7,8. 	C. 11,7. 	D. 3,9. 
Câu 49. Cho một lượng Natri tác dụng hết 50 ml dung dịch AlCl3 0,8M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và a gam kết tủa. Giá trị a (gam) là 
	A. 2,34. 	B. 3,12. 	C. 1,56. 	D. 0,78. 
Câu 50. Hấp thụ hết 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là (Ba = 137; C = 12; O = 16) 
	A. 9,85 gam. 	B. 7,88 gam. 	C. 11,82 gam. 	D. 3,94 gam. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 6-CT2.doc