Bài ôn tập môn hóa 12 - Bài tập chương 6 kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7602Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn hóa 12 - Bài tập chương 6 kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn hóa 12 - Bài tập chương 6 kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm
SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 1
TỔ HÓA
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ – NHÔM
***
*Mức độ biết (15 câu)
Câu 1: Dãy các kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na, Rb, Cs.	B. Na, K, Mg.	C. K, Rb, Ca.	D. Li, Ra, Cs.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Trong hợp chất kim loại kiềm có mức oxi hóa +1.
B. Các kim loại kiềm đều có cấu hình electron nguyên tử là ns1.
C. Các kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Ra, Cs và Fr.
D. Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn. 
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm là
A. Li, Na, K	B. Be, Rb, Cs	C. K, Rb, Cu	D. Li, Na, Zn 
Câu 4: Hiện tượng nào xảy ra khi cho K kim loại vào dung dịch FeCl3?
A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa nâu đỏ.	B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng xanh.
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.	D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh.
Câu 5: Muối nào tạo kết tủa trắng trong dung dịch NaOH dư?
A. MgCl2	B. AlCl3	C. ZnCl2	D. FeCl3
Câu 6: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. NaHCO3, KHCO3.	B. KHCO3, Na2CO3.	C. Na2SO4, KHCO3.	D. NaHCO3, K2CO3. 
Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Be, Mg, Cs.	B. Mg, Ca, Ba.	C. K, Ca, Sr.	D. Na, Ca, Ba.
Câu 8: Dãy các kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ?
A. Mg, Ca, Ba.	B. Be, Mg, Ca.	C. Mg, Ca, Sr.	D. Ca, Sr, Ba.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với các nguyên tố nhóm IIA?
A. gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.	
B. Tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2.
D. số oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất +2.
Câu 10: Dẫn khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư, hiện tượng xảy ra như sau
A. Thấy xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa không tan.
B. Thấy xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa tan.
C. Thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh và hoá nâu trong không khí.
D. Thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh.
Câu 11: Dãy gồm các chất tác dụng dung dịch HCl giải phóng khí CO2.
A. CaCO3, Na2SO4, Mg(HCO3)2. 	B. MgCO3, Na2SO3, Ca(HCO3)2.
C. K2CO3, CaCO3, Ba(HCO3)2.	D. Na2CO3, KNO3, BaCO3.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 6600C.	
B. Nhôm khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
C. Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3).
D. Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn sắt.
Câu 13: Dãy gồm các chất đều có tính chất lưỡng tính là
A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3.	B. Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.
C. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3.	D. Al2O3, Al(OH)3, Na2CO3.
Câu 14: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng.	B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.	D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. 
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH. 
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. 
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử. 
*Mức độ hiểu (20 câu)
Câu 1: Cho các phát biểu sau
(a) Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
(b) Từ Li đến Cs tính khử tăng dần.
(c) Xesi (Cs) được dùng làm tế bào quang điện.
(d) Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng.
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4. 
Câu 2: Cho các phát biểu sau
(a) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
(b) Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước tăng dần.
(c) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(d) Để bảo quản kim loại kiềm, người ta phải ngâm chúng trong dầu hỏa
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4. 
Câu 3: Cho dãy các chất: HCl, Ca(OH)2, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch Na2CO3 là
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2. 
Câu 4: Cho các phát biểu sau
(a) Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc, có thể dát mỏng.
(b) Từ Be đến Ba tính khử giảm dần.
(c) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tương đối thấp (trừ Be).
(d) Khối lượng riêng tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ bari).
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Al(OH)3, Al2O3, MgO vào dung dịch NaOH dư còn lại rắn X. Vậy X gồm: 
A. Mg, MgO. 	B. Al2O3, Al, Al(OH)3. 
C. Al, Mg. 	D. Al(OH)3, Al2O3, MgO. 
Câu 6: Trong dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al, Al2O3, (NH4)2CO3. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl và dung dịch NaOH là
A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 7: Trong dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al, Al2O3, (NH4)2CO3. Số chất trong dãy đều có tính chất lưỡng tính là
A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Al2O3 là chất rắn, màu trắng.	
(b) Al2O3 không tan trong nước và không tác dụng với nước.	
(c) Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 khoảng 20500C.
(d) Al(OH)3 là chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo.
Số phát biểu đúng là	
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
(b) Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit Al2O3 rất mỏng và bền bảo vệ.
(c) Nhôm tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(d) Phản ứng của nhôm với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
Số phát biểu sai là	
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(b) Nhôm khử được ion H+ trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng thành khí H2.
(c) Thực tế nhôm không tác dụng với nước vì có màng oxit Al2O3 rất mỏng và bền bảo vệ.
(d) Nhôm tác dụng với dung dịch axit và kiềm nên nhôm là kim loại lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là	
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 11: Cho dãy các kim loại: Na, K, Ba, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng được với H2O ở điều kiện thường là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 12: Dãy gồm các kim loại chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. Na, Mg, Zn.	B. K, Cu, Al.	C. Al, K, Ca	D. Fe, Mg, Al.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng về vai trò của criolit trong điện phân nóng chảy Al2O3 để điều chế nhôm?
A. Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
B. Tạo ra được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy
C. Tạo ra được hỗn hợp chất điện li nhẹ hơn nổi lên trên bảo vệ Al lỏng không bị oxi hóa bởi không khí
D. Loại bỏ hết tạp chất lẫn trong quặng boxit để thu được nhôm tinh khiết
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển đổi hóa học giữa các chất: X → Y → BaCO3 → Z → T. Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của Ba và MX < MY < 197 < MZ < MT. Vậy X và T lần lượt là
A. Ba(OH)2 và BaCl2.	B. BaO và Ba(HCO3)2.	
C. BaO và Ba(NO3)2.	D. BaO và BaCl2.
Câu 16: Cho x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa y mol NaHCO3 (x < y < 2x), thu được kết tủa X và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Mối quan hệ giữa m, x, y là
A. m = 80x – 40y.	B. m = 66y – 26x.	C. m = 186x – 40y.	D. m = 106(y - x).
Câu 17: Một loại nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Dãy gồm các chất làm giảm độ cứng của nước là
A. Na2CO3, Na3PO4, NaOH.	B. NaOH, K2CO3, Na3PO4, HCl.
C. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4.	D. Ca(OH)2, HCl, Na2CO3, K2CO3.
Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 thu được chất rắn X và khí Y. Hoà tan X vào nước dư, thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào Z thấy xuất hiện kết tủa F. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Dung dịch Z có
A. Ba(OH)2 và Mg(HCO3)2	B. Ba(AlO2)2.	
C. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.	D. Ba(OH)2.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K2O, CaCl2, NaHCO3, KHCO3 có số mol bằng nhau vào nước (dư) thì thu được dung dịch A, pH của dung dịch A là
A. 7	B. 7 hoặc > 7.	C. > 7.	D. < 7.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Na và Al
-Thí nghiệm 1: Nếu cho m gam X tác dụng với H2O dư, thu được V1 lít H2.
-Thí nghiệm 2: Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được V2 lít H2.
Các khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 > V2.	B. V1 = V2.	C. V1 £ V2	D. V1 < V2.
*Mức độ vận dụng (10 câu)
Câu 1: Cho 1,2 gam kim loại M tác dụng với Cl2. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch HCl dư thấy có khí bay ra. Cô cạn dung dịch thu được 4,75 gam muối khan. Kim loại M là
A. Mg. 	B. Cu. 	C. Ag. 	D. Al.
Câu 2: Cho 14,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,568 lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Hỏi khi cũng hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với oxi thu được bao nhiêu gam oxit?
A. 35,4 gam.	B. 41,0 gam.	C. 16,44 gam.	D. 19,8 gam
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn m gam nhôm trong dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,15 mol N2O và 0,1 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Giá trị của m là
A. 8,10 gam	B. 13,5 gam	C. 1,35 gam	D. 0,81 gam
Câu 4: Hòa tan một hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,35 mol AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 42,6 gam	B. 21,6 gam	C. 44,2 gam	D. 37,8 gam
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm Na và K vào 100 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1,5M, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 17,975	B. 19,475	C. 18,625	D. 20,175
Câu 6: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có nồng độ của muối là
A. 7,66%.	B. 14,20%.	C. 8,20%.	D. 13,26%.
Câu 7: Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,25M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 25,9	B. 25,1	C. 23,35	D. 27,85
Câu 8: Cho 7,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3 1,5M, CuSO4 1M và H2SO4 0,1M. Phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 8,64	B. 11,2	C. 6,4	D. 9,2
Câu 9: Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Oxit đã dùng là
A. NiO	B. MgO	C. ZnO	D. CuO
Câu 10: Lượng dung dịch NaOH 10% cần thiết để khi thêm vào 40 gam Na2O thu được dung dịch NaOH 20% là
A. 80,00 gam	B. 90,00 gam	C. 109,30 gam	D. 436,13 gam
*Mức độ vận dụng cao (5 câu)
Câu 1: Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, Ba(OH)2 thì trong các đồ thị sau đồ thị nào là phù hợp
A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là
A. 2 : 3	B. 2 : 1	C. 1 : 1	D. 1 : 2
Câu 3: Hỗn hợp X gồm a mol Al và 0,05 mol Al2O3. Cho hỗn hợp X tác dụng với NaOH đủ, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch chứa 3a mol HCl vào dung dịch Y, thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi, thu được 10,2 gam chất rắn (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của a là
A. 0,1. 	B. 0,1 hoặc 0,2. 	C. 0,2. 	D. 0,067.
Câu 4: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M và NaOH 0,6M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Al(NO3)3 3a mol/lít và Al2(SO4)3 2a mol/lít thu được 15,54 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,15	B. 0,08	C. 0,16	D. 0,1
Câu 5: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có oxi) hỗn hợp gồm Fe3O4 và Al, thu được 96,81 gam hỗn hợp bột X. Trộn đều và chia X thành hai phần, phần hai có khối lượng gấp 4 lần khối lượng phần một. Phần một tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Phần hai khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 72,576 lít.	B. 57,792 lít.	C. 46,2336 lít.	D. 75,576 lít.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 6-CT1.doc