Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 6

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1401Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 6
Luyện Tập 6
Câu 1. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không lưỡng tính?
	A. Amino axetat.	B. Lizin.	C. Phenol.	D. Alanin.
Câu 2. Số đồng phân aminoaxit của C4H9O2N là:
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 3. Số đòng phân cấu tạo có công thức phân tử	 C4H11N là: 
	A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 4. Dung dịch glixin ( axit amino axetic) có môi trường:
	A. axit.	B. bazơ.	C. trung tính.	D. không xác định.
Câu 5. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo của X là:
	A. CH2=CHCOONH4.	B. H2NCH2CH2COOH.
	C. CH3CH(NH2)COOH.	D. CH3CH2CH2NO2.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng?
	A. Các amin đều kết hợp với proton.	B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
	C. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.	D. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
Câu 7. Cho (CH3)2NH vào nước, lắc nhẹ, sau đó để yên thì được:
	A. hỗn hợp đục như sữa.	B. hai lớp chất lỏng không tan vào nhau.
	C. dung dịch trong suốt đồng nhất.	D. các hạt kết tinh không màu lắng xuống đáy.
Câu 8: tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2N CnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3g hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m: 
 	A. 23,64	B. 17,73	C. 29,55	D. 11,82 
Câu 9: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
	A. C2H5OH. 	B. CH3NH2. 	C. C6H5NH2. 	D. NaCl.
Câu 10: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
	A. NaOH. 	B. HCl. 	C. Na2CO3. 	D. NaCl.
Câu 11: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
	A. dung dịch phenolphtalein. 	 B. nước brom.	
	C. dung dịch NaOH. 	 D. giấy quì tím.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam một chất hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 , 6,3 gam H2O và 11,2 lít khí N2 ( ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với hidro là 44,5. Công thức phân tử của X là:
	A. C3H5O2N.	B. C3H7O2N.	C. C2H5O2N2.	D. C3H9ON2.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Công thức phân tử của 2 amin đó là:
	A. CH5N và C2H7N.	B. C2H7N và C3H9N.	C. C3H9N và C4H11N.	D. C4H11N và C5H13N.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH thu được 6,72 lít CO2 , 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
	A. 17,4.	B. 15,2.	C. 8,7.	D. 9,4.
Câu 15: X là một - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 1,72 gam X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 2,51 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
	A. CH2 = C(NH2) – COOH.	B. CH3 – CH(NH2) – COOH .
	C. H2N – CH = CH – COOH .	D. H2N – CH2 – CH2 – COOH . 
Câu 16: Một muối X có công thức phân tử C3H10O3N2. Cho 14,64 gam X phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn và phần hơi. Trong phần hơi có một chất cơ Y bậc 1, trong phần rắn chỉ là hỗn hợp của các hợp chất vô cơ. Chất rắn có khối lượng là:
	A. 14,8 gam.	B. 14,5 gam.	C. 13,8 gam.	D. 13,5 gam.
Câu 17: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
	A. C6H5NH3Cl. 	B. C6H5CH2OH. 	C. p-CH3C6H4OH. 	D. C6H5OH.
Câu 18: Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp lỏng gồm benzen và anilin bằng những chất nào?
	A. Dung dịch NaOH, dung dịch brom	B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH
	C. H2O, dung dịch brom	D. Dung dịch NaCl, dung dịch brom
Câu 19: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
	A. anilin, metyl amin, amoniac. 	B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
	C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. 	D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 20: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào 
	A. ancol etylic. 	B. benzen. 	C. anilin. 	D. axit axetic. 
Câu 21: Chất hữu cơ X có 1 nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng nitơ trong X là 15,73%. Xà phòng hóa m gam chất X, hơi ancol bay ra cho đi qua CuO nung nóng được anđehit Y. Cho Y thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 16,2 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 3,3375 gam.	B. 6,6750 gam.	C. 7,6455 gam.	D. 8,7450 gam. 
Câu 22: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch 
NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng 
hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là 
	A. 171,0. 	B. 165,6. 	 C. 123,8. 	 	D.112,2. 
Câu 23: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 
	A. 0,70.	B. 0,50. 	C. 0,65. 	D. 0,55. 
Câu 24: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
	A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 25: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
	A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 26: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là 
	A. CH4 và C2H6. 	B. C2H4 và C3H6. 	C. C2H6 và C3H8. 	D. C3H6 và C4H8. 
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 
mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe 
và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 
	A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. 	 B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 
	C. Gly-Ala-Val-Val-Phe. 	 D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. 
Câu 27: Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng 
axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là 
	A. CH3CH2CH2NH2. 	 B. H2NCH2CH2CH2NH2. 
	C. H2NCH2CH2NH2. 	 D. H2NCH2CH2CH2CH2NH2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBT-6-LT.docx