Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 4

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 4
Luyện Tập – 4
Câu 1: Cho 0,76 gam hỗn hợp gồm amin đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M thì thu được 2,02 gam hỗn hợp muối khan. Hai amin trên là
A.Etylamin và propylamin	B. Metylamin và etylamin
C.Anilin và benzylamin	D.Anilinvà metametylanilin 
Câu 2: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là 
A. metyl amin, amoniac, natri axetat	B. anilin, metyl amin, amoniac
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit	D. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit
Câu 3: Amin ứng với công thức phân tử C4H11N có mấy đồng phân mạch không phân nhánh ?
A. 4	B.5	C. 6	D.7 
Câu 4: Amin thơm ứng với công thức phân tử C7H9N có mấy đồng phân ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 5: Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây ? 
(1) dung dịch HCl	 (2) dung dịch H2SO4	(3) dung dịch NaOH	 (4) dung dịch brom
(5) dung dịch CH3 - CH2 - OH	(6) dung dịch CH3COOC2H5
A. (1), (2), (3)	B. (4), (5), (6)	C. (3), (4), (5)	D. (1), (2), (4)
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai ?
Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân benzen lên nhóm 
- NH2 bằng hiệu ứng liên hợp.
Anilin không làm thay đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
Anilin ít tan trong H2O vì gốc C6H5 - kị nước.
Nhờ có tính bazơ , anilin tác dụng được với dung dịch brom.
Câu 7:	Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính bazơ là dãy nào ?
(1) C6H5NH2 (2) C2H5NH2	(3) (C6H5)2NH	 (4) (C2H5)2NH	(5) NaOH	(6) NH3
A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)	B. (5) > (6) > (2) > (1) > (2) > (4)
C. (5) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)	D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)
Câu 8: A là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH. Cho 3 gam A tác dụng với NaOH dư thu được 3,88 gam muối. Công thức phân tử của A là
A.CH3-CH2-CHNH2-COOH	B.CH2NH2-CH2-COOH
C.CH3-CHNH2-COOH	D.H2N-CH2-COOH
Câu 9: Cho các chất: 	(1) amoniac.	 (2) metylamin. 	(3) anilin.	(4) dimetylamin.
Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. (1) < (3) < (2) < (4). 	B. (3) < (1) < (2) < (4). 
C. (1) < (2) < (3) < (4). 	D. (3) < (1) < (4) < (2).
Câu 10: Để trung hòa 50 ml dd amin no , (trong amin có 2 nguyên tử Nito ) cần 40 ml dd HCl 0,1 M . CM của đimetyl amin đã dùng là :
A.0,08M	B.0,04M	C.0,02M	D.0,06M
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn amol hh X gồm 2 amin no đơn chức liêm tiếp nhau thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O . Giá trị của a là :
A. 0,05 mol	B.0,1 mol	C.0,15 mol	D.0,2 mol
Câu 12: Aminoaxit X chứa một nhóm chức amin bậc nhất trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được và theo tỉ lệ thể tích là 4 : 1. X có công thức cấu tạo là:
A.H2N – CH2 – CH2 –COOH	B.H2N – (CH2)3 – COOH
C.H2N – CH2 – COOH	D. H2N – (CH2)4 – COOH 
Câu 13: Một amino axit chứa 46,6% C, 8,74% H, 13,59% N,còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Công thức phân tử đúng của amino axit là 
A.C3H7O2N	B.C4H9O2N	C.C5H9O2N	D.C6H10O2N
Câu 14: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16)Chọn một đáp án dưới đây
A. C3H7N 	B. C3H9N 	C. C4H9N 	D. C2H7N
Câu 15: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 mldung dịch HCl 0,125 M. Cô cạn dung dịch thu được1,835 gam muối. Khối lượng phân tử của A (Tức là M của A)là
A.97	B.120	C.147	D.150
Câu 16: Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng hết với 40ml dung dịch HCl 0,25M tạo thành 1,115g muối khan. X có công thức cấu tạo nào sau đây:
A.NH2 – CH2 – COOH	B.NH2 – (CH2)2 – COOH
C.CH3COONH4	D.NH2 – (CH2)3 – COOH 
Câu 17: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. 
Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH2=CHCOONH4. 	B. H2NCOO-CH2CH3. 
C. H2NCH2COO-CH3. 	D. H2NC2H4COOH. 
Câu 18: Axit amino axetic không tác dụng với chất :
A. CaCO3 	B. H2SO4 loãng	C. KCl 	D. CH3OH
Câu 19: Aminoaxit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì : 
A. Aminoaxit là chất lưỡng tính 	B. Aminoaxit chức nhóm chức – COOH 
C. Aminoaxit chức nhóm chức – NH2 	D. Tất cả đều sai 
 Khi thủy phân đến cùng protein thu được các chất : 
A. a -Gucozơ và b -Glucozơ 	B. Axit 	C. Amin 	D. Aminoaxit 
Câu 20: Trong các chất sau : 
X1: H2N – CH2 – COOH 	X3: C2H5OH X2: CH3 – NH2 	X4: C6H5NH2 
Những chất có khả năng thể hiện tính bazơ là : 
A. X1,X3 	B. X1,X2 	C. X2,X4	D. X1,X2,X3
Câu 21: Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là : 
A. C4H9O2N 	B. C3H5O2N	C. C2H5O2N	D. C3H7O2N
Câu 22: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ 80 ml dung dịch HCl 0,125 M.Cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối . Khối lượng của A là :
A. 9,7	B. 1,47	C. 1,2	D. 1,5
Câu 23: Cho 0,1 mol A (α−aminoaxit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối. A là chất nào dưới đây?
A. Valin	B. Glixin	C. Alanin	D. Phenylalanin
Câu 24: Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng hết với 40 ml dung dịch HCl 0,25M tạo thành 1,115gam muối khan . X có CTCT nào sau : 
A. NH2-CH2-COOH	 B. NH2-(CH2)2-COOH	C. CH3COONH4	D. NH2-(CH2)3-COOH 
Câu 24: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. H2NCH2CH2COOH. 	B. H2NCH2COOH. 	
C. CH3CH(NH2)COOH.	D. CH3CH2CH(NH2)COOH. 
Câu 25 : Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là :
A. 8,9 gam. 	B. 15,7 gam. 	C. 16,5 gam. 	D. 14,3 gam. 
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. H2N-CH2-COO-C3H7. 	B. H2N-CH2-COO-CH3. C. H2N-CH2-COO-C2H5. D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 27: Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H7O2N. X phản ứng được với dung dịch Br2, X tác dụng được với NaOH và HCl. CTCT đúng của X là :
A. CH(NH2)=CHCOOH 	B. CH2= C(NH2)COOH 	D. CH2=CHCOONH4 	D. Cả A, B, C

Tài liệu đính kèm:

  • docxBT-4-LT.docx