Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Chử Hoàng Phi Nhung

doc 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Chử Hoàng Phi Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Chử Hoàng Phi Nhung
Họ và tên: Chử Hoàng Phi Nhung
Lớp 7a
Trường Trung học cơ sở Vũ Kiệt
Đề bài: Em hãy viết một bài văn nghị luận về di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương 
mình đang sinh sống (dân ca quan họ Bắc Ninh).
1.Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu về các nền văn hoá phi vật thể nổi tiếng ở khắp nơi trên đất nước.
- Giới thiệu nền văn hoá phi vật thể ở địa phương em đang sinh sống đó là: Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Tình cảm của em đối với nền di sản văn hoá đó (Dân ca quan họ Bắc Ninh).
2. Thân bài:
 * Giới thiệu về dân ca quan họ Bắc Ninh:
 -Dân ca quan họ Bắc Ninh hình thành từ khá lâu đời, được hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sáng tác.
 - Các làng quan họ thường nằm ở vùng đồng bằng.
 - Họ hát quan họ vào khi có lễ hội (mùa thu và mùa xuân)
 - Giới thiệu về trang phục của các liền anh, liền chị.
 - Giao tiếp trong quan họ.
 - Ngôn ngữ quan họ.
 * Cách thể hiện:
 - Nam hát chung với nữ.
 - Các liền anh, liền chị đứng trên thuyền rồng hát giao duyên.
 - Tiếng hát trong trẻo, bài hát không có nhạc đệm.
 *Tìm hiểu vài nét về dân ca quan họ Bắc Ninh trong lịch sử:
 *Vai trò của tiếng hát quan họ trong cuộc sống:
 * Tại sao dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới:
 - Dân ca quan họ Bắc Ninh thực sự rất hay và giàu bản sắc dân tộc.
 - Kết hợp nhiều giọng ca vô cùng trong trẻo tạo nên một âm thanh vui tươi, hồn nhiên.
 - Là một di sản văn hoá phi vật thể nổi tiếng.
* Các biện pháp để phát huy và bảo vệ di sản văn hoá đó:
 - Cần tích cực tham gia chương trình quan họ ở địa phương khi có thể.
 - Tránh làm sai lệch câu hát hoặc cố ý hát sai.
 - Truyền bá rộng rãi đến mọi người xung quanh.
3. Kết bài:
 - Tình cảm của em với dân ca quan họ Bắc Ninh, tình yêu thương quê hương hơn.
 - Đó là niềm tự hào của chúng ta.
 - Lời hứa và mong ước.
 Khắp nơi trên đất nước ta, đâu đâu cũng vậy, đâu đâu cũng có những di sản văn hoá riêng và các di sản văn hoá đó đều có một nét đẹp khác nhau. Quê em là Bắc Ninh-nơi có làn quan họ mượt mà, thướt tha. Đó là một niềm tự hào vô cùng to lớn của người dân chúng em. Những làn điệu quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu từ các liền anh, liền chị lịch lãm và vô cùng duyên dáng làm sao. Cứ thế dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành một món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hoá rất riêng của người dân Kinh Bắc từ xưa đến nay. Em quả thực rất thích thú và tự hào về di sản văn hoá nổi tiếng này ở quê hương mình.
 Ngược dòng lịch sử, quê hương quan họ có nhiều tên gọi khác nhau và nhiều địa bàn rộng, hẹp khác nhau qua các triều đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của quan họ. Dưới thời Pháp thuộc thế kỉ XIX đã bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963, hai tỉnh đó được xác nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn với ngót hai mươi triệu rưởi dân và hơn bốn ngàn rưởi km vuông. Tỉnh Hà Bắc đó được xem như là quê hương của dân ca quan họ. Gần đây hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang lại được tách ra do các làng quan họ tập trung phần lớn trên tỉnh Bắc Ninh, chỉ có vài làng nằm trên đất Bắc Giang nên người ta thường nói Kinh Bắc hay có khi nói Bắc Ninh là quê hương, là chiếc nôi sinh ra và nuôi dưỡng làng quan họ. Nhưng về đại quát quê hương ấy là một vùng đất rộng lớn phía bắc sông Hồng, nằm trong vùng văn hoá, văn minh châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, giáp ranh giới các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Hải Hưng, Quảng Ninh ngày nay. Tính điểm cực Bắc đến điểm cực Nam thẳng chừng 70 km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây đường thẳng chừng 120 km chia làm 3 vùng rõ rệt: đồng bằng, miền núi, trung du. Nhưng các làng quan họ chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng. Trên đất Bắc Ninh, Bắc Giang có 8 dân tộc chính sinh sống và thường tồn tại các làng quan họ.
 Dân ca quan họ là hát đôi nam nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân-mùa của lễ hội và mùa thu hoặc khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng hát với một cặp nam của làng trong một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Lời quan họ gắn liền với nếp sống sinh hoạt, những tập tục, lề thói đã kết tinh tâm hồn, tình cảm và những ước mơ khát vọng cao đẹp về nhiều mặt của người Kinh Bắc. Nhờ thế, quan họ đã hun đúc một bản lĩnh văn hoá vùng hết sức độc đáo và là văn hoá linh hồn của bản xứ Kinh Bắc.
 Nói tới giao tiếp quan họ là nói tới một màng giá trị trong lối sống, là văn hoá giao tiếp một thời. Quan họ kết bạn thể hiện một cách ứng xử đẹp. Vẻ đẹp đó được thể hiện từ phong độ lịch sự trang nhã bên ngoài cho đến ngôn ngữ cử chỉ đi đứng khi ngồi, khi mời chào...đều thể hiện thái độ tôn trọng bạn bè.
 Ngôn ngữ quan họ là ngôn ngữ giàu chất thi vị chắt lọc từ ca dao tục ngữ, từ truyện nôm, giàu tính hình tượng, giàu biểu cảm. Ngôn ngữ ấy cũng hấp thụ những tinh hoa của những thơ ca bác học...để rồi tạo nên sắc thái riêng, góp phần tạo nên giá trị riêng của bài ca quan họ. Ngôn ngữ chau chuốt của thể thơ bốn chữ và lục bát, cùng với nghệ thuật sử dụng vần, điệu công phu, những hình ảnh nên thơ nên nhạc đã làm lời quan họ đạt đến độ thẩm mĩ. Nhưng chính sự mộc mạc của ngôn từ qua cách đối đáp lại tạo thành một sức mạnh riêng làm xao xuyến lòng người và đọng mãi dư âm của bài ca. Hình ảnh chau chuốt là cái đẹp được lí tưởng hoá còn ngôn ngữ mộc mạc, sự mộc mạc là tiếng nói đích thực của trái tim.
 Trang phục của người quan họ đẹp đến lạ thường. Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị được khâu vá khá tỉ mỉ. Nhiều lễ hội ở Bắc Ninh còn có các kì thi trang phục dành cho quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cổ đứng dạng lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai cánh áo, sau đó đến hai áo dài. Chiếc áo dài bên ngoài thường có màu đen, chất liệu là lương hoặc the. Đối với người khá giả hơn thì khác, họ may áo ngoài bằng đoạn màu đen, cũng lại có người áo dài phủ ngoài được may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, màu xanh lá mạ, màu vàng chanh đẹp đến lạ kì. Đó gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân. Chất liệu may quần bằng điểm bâu, phin, trúc bâu hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Thông thường các liền anh hay cầm thêm một chiếc ô màu đen khi biểu diễn. Trang phục đó luôn luôn đẹp trong mọi thời đại. Tà áo quan họ luôn được đề cao trong các lễ hội. Thời trước đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện lợi. Trang phục quan họ sẽ mãi đẹp trong mọi thời đại. Nó đã trở thành một trang phục truyền thống của mọi người dân làng nghề quan họ. 
 Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bẩy''. Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Nói sơ qua các trang phục thường bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. áo dài năm thân ở nữ có cả khuy khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may được áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhai màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu của cốm... áo cánh màu trong thường may bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ mà thời xưa vẫn hay thường gọi là yếm thắm, vàng thư, hồng nhạt, hổ thuỷ và một số màu sắc nhã nhặn khác. Giai yếm to buông ngoài lưng áo, giai yếm được thắt vòng quanh eo và thắt múi về phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng múi bao, múi giai yếm tạo ra những múi hoa tuyệt sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, có người lại mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn, váy ngoài bằng the, lụa, váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để cho váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lươi chai để trang phục đã đẹp lại càng thêm đẹp hơn trong mắt của mọi người. Thông thường các liền chị thường cầm thêm một chiếc nón quai thao khi biểu diễn để làm nổi bật thêm vẻ đẹp và tạo vẻ hiền thục, dễ mến.
 Trang phục đẹp chỉ là một phần của quan họ Bắc Ninh. Họ hát rất hay và có những hình thức hát riêng. Quan họ là giọng ca kết hợp giữa cả nam và nữ. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phái hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca là lời thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực và giàu bản sắc dân tộc thường thể hiện tình yêu đôi lứa, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kĩ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính: Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bạn quan họ, tục ''ngủ bọn''. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây nhưng cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân gian quan họ này. Vào các mùa lễ hội, các liền anh liền chị thường đi biểu diễn ở hội làng. Thay vì đứng trên sân khấu hát, dân ca quan họ Bắc Ninh đứng trong thuyền rồng dưới hồ để hát tạo nên một vẻ đẹp tiềm ẩn, đậm bản sắc dân tộc. Quan họ mới hiện nay còn được gọi là hát quan họ, là hình thức trên sân khấu hoặc trong sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội... Thực tế, quan họ mới được trình bày vào bất kì ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi với khán thính giả không còn là tình cảm bạn hát với nhau nữa. Quan họ mới không chỉ còn nằm trong không gian làng xã mà còn đang vươn ra tầm cỡ lớn hơn. Quan họ mới có hình thức phong phú hơn quan họ truyền thống rất nhiều bao gồm: hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát thành đội, hát có múa phụ hoạ, cải biên các bản nhạc truyền thống. Hát quan họ đời mới được nhiều người ưu thích đến nỗi tưởng nhầm thành quan họ truyền thống.
 Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của dân ca quan họ trong lịch sử. Mỗi chúng ta có thể nghĩ rằng dân ca quan họ phát triển trong đỉnh cao giữa thế kỉ thứ XVIII, chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt- Kinh, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng. Trong số các hội làng hội Lim vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch là hội lớn nhất. Nó sẽ mãi đi vào trong tim của mỗi người dân chúng ta. Quan họ là một nét văn hoá bản địa không những bị là một nét văn hoá bản địa không những bị phong kiến phương Bắc đồng hoá, tiêu diệt, mà ngược lại vẫn phát triển nhờ bản sắc riêng và sức sống của nó trong lòng người dân Kinh Bắc. Quan họ len lỏi, luồn lách qua các sông ngòi, bao quanh các núi đồi, chùa chiền, thôn làng Kinh Bắc.
Tiếng hát quan họ có vai trò tích cực trong cuộc sống. Trước hết nội dung lời ca quan họ là ước mơ khát khao về hạnh phúc tình yêu. Trái ngược hẳn với quan hệ hôn nhân khắt khe của lễ giáo phong kiến trong ca từ quan họ, tình yêu của trai thanh gái lịc thật tươi đẹp, đắm say. Họ đến với nhau bằng tấm lòng nhân hậu nhưng thật hồn nhiên và thơ mộng.
 Sở dĩ dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thể giới bởi vì nó có cái hay và rất giàu bản sắc dân tộc. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có một giai điệu riêng, có một sự hấp dẫn khác nhau. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ được kí Âm. Các bài quan họ chúng ta đã từng nghe chỉ là một trong số ít tất cả các bài quan họ trên đất nước ta, điều này chứng tỏ quan họ phong phú đến nhường nào. Hãy thử chú ý lắng nghe một giai điệu quan họ nào đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lôi cuốn và thú vị. Các làn điệu quan họ cổ bao gồm: La Rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ La, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông,...
 Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hoá dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi các liền anh, liền chị phải khéo léo, nhẹ nhàng và có một chất giọng cực kì tốt. Người dân Bắc Ninh thích thú trong việc"Chơi quan họ''.''Chơi quan họ'' là truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức, thể hiện tình bạn bè thân thiết, đậm đà. Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị '' chơi quan hệ'' ưa thích cho đến tận ngày nay La Bằng, tình tang, bạn kim lan...Hiện nay, quan họ không chỉ đang chiếm ưu thế trong nước mà còn đang xâm nhập sang nước ngoài nhờ sự hấp dẫn của nó. Đó là một niềm tự hào của người dân chúng em.
 Quan họ hay và thú vị như vậy nên chúng ta phải có những biện pháp giữ gìn và phát huy đến cực độ. Mỗi công dân chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động văn hoá như hát quan họ ở địa phương nếu có thể làm được. Hãy tích cực giữ gin di sản văn hoá đó. Không nên làm sai lệch các bài hát quan họ hoặc cố tình làm sai. Chúng ta nên truyền bá rộng rãi đến mọi người xung quanh để mọi người đều biết đến di sản văn hoá Bắc Ninh- làn điệu dân ca mượt mà của dân tộc Việt Nam.
 Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn được tồn tại và nâng niu trong cuộc sống. Trong tương lai chắc hẳn quan họ sẽ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam. Em thực sự rất tự hào về di sản văn hoá nổi tiếng này trên quê hương mình. Em hứa sau này sẽ cố gắng học thật tốt để góp phần làm rạng danh cho di sản văn hoá ở quê hương mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_chu_hoang_phi_nhung.doc