Bài kiểm tra học kì I môn: sinh học 7 thời gian: 45 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1809Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn: sinh học 7 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kì I môn: sinh học 7 thời gian: 45 phút
Tr­êng THCS §ång Th¸i 	 Ngµy th¸ng n¨m 20.
Hä vµ tªn: ..........................................................
Líp: .................Sè TT:..............
Bµi kiÓm tra hỌC KÌ I
M«n: Sinh häc 7 	Thêi gian: 45ph
§iÓm
Lêi phª cña c«
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (3,0đ):
Câu 1(2,0đ): Hãy chọn tên đại diện phù hợp với các đặc điểm ở cột B rồi ghi vào cột A trong bảng kiến thức sau: 
 Cột A
( Đại diện )
Cột B
( Đặc điểm )
1, ...	
1. Có chân giả, nhiều không bào, luôn luôn biến hình.
2, ...
2. Sống ở nước, cơ thể hình trụ, có tua miệng.
3, ...
3. Sống vùi lấp ở nước ngọt, có hai mảnh vỏ.
Câu 2(1,5đ): Em hãy khoanh tròn vào chữ (a, b, c...) chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau đây: 
1. Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:
a. lông bơi phát triển. 	c. mắt phát triển.
b. giác bám phát triển 	d. Tất cả các đặc điểm trên.
2. Cho các bước khi tiến hành mổ giun đất như sau :
1. Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường chính giữa lưng về phía đuôi.
2. Đổ ngập nước vào cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
3. Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng hai ghim.
4. Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
Cách sắp xếp các bước mổ giun đất nào dưới đây là hợp lí :
a. 4,3,2,1 	 b. 2,3,1,4 	 c. 1,2,3,4 	 d. 3,1,2,4 
a. Đôi chân xúc giác. c. Núm tuyến tơ.
b. Đôi kìm có tuyến độc. d. Bốn đôi chân bò dài. 
3. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là :
a. Sống trong nước. 	 c. Cấu tạo đa bào.
b. Cấu tạo đơn bào. 	 d. Sống tự do
PHẦN II- Tự luận (7,0đ):
Câu 3(1,0đ): Bạn An nói chuyện với Bạn Hà: 
- Bạn An: Trong các đại diện của ngành động vật nguyên sinh có 1 đại diện có khả năng quang hợp giống với thực vật đó là trùng đế giày.
- Bạn Hà: Theo mình biết thì đó là Trùng roi xanh chứ. Trùng roi, khi có ánh sáng tham gia quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ nên dinh dưỡng theo kiểu tự dưỡng giống với thực vật.
- Bạn An: Không phải, là trùng đế giày mà.
Theo em, đại diện của ngành động vật nguyên sinh mà mình đã học có khả năng quang hợp như thực vật là đại diện nào? Vì sao?
Câu 4(1,5đ): Dau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: 
Vì sao Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp?
 Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đã được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
Câu 5(1,5đ): Tôm sông có lớp vỏ cứng giàu can xi và sắc tố. Theo em lớp vỏ cứng đó coa ý nghĩa gì đối với đời sống của Tôm?
Câu 6(1,5đ): Em hãy nêu một số vai trò của sâu bọ và biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường mà em biết?
Câu 7(1,5đ): Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
C- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0đ):
Câu 1(2,0đ): Mỗi ý đúng được 0,5đ:
1- Trùng biến hình.
2- Thủy tức.
3- Trai sông.
Câu 2 (1,0đ): Mỗi ý đúng được 0,5đ:
1- b. 2- d. 3 - c
PHẦN II : TỰ LUẬN (7,0đ):
Câu 3(1,0đ): Bạn Hà nói đúng. (0,5đ)
 Vì: Đại diện ĐVNS có khả năng tham gia quá trình quang hợp như thực vật là trùng roi xanh. Trong cấu tạo của trùng roi có diệp lục nên khi có ánh sáng tham gia vào quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ như thực vật. (0,5đ)
Câu 4(1,5đ): Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì:
Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm (0,5đ) 
như:
Thân mềm
Cơ thể không phân đốt.
Có khoang áo
Hệ tiêu hóa phân đốt
(Mỗi đặc điểm được 0,25đ)
Câu 5(1,5đ): 
Tôm sông có lớp vở cứng giàu canxi giúp Tôm có bộ xương ngoài chắc chắn
 à làm cơ sở cho các cử động của tôm. (0,75 đ)
Tôm sông có lớp vở giàu sắc tố à để cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng lẩn trốn kẻ thù. (0,75đ)
Câu 6(1,5đ): 
Vai trò của sâu bọ: làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng. (0,5đ)
Tác hại: truyền bệnh và phá hoại mùa màng (0,5đ)
à Biện pháp: Dùng thuốc trừ sâu sinh học, hạn chế dung thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ các sâu bọ có ích, dung các biện pháp vật lí, cơ giới.(0,5đ)
Câu 7: Cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống dưới nước là:
Thân cá thon dài, đầu thuôn nhọn gắn với thân.
Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
Da cá có vảy bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp
Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
* Mỗi ý đúng = 0,3đ
----------------------o0o----------------------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – SINH HỌC 7
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
(40%)
Thông hiểu
(20%)
Vận dụng
(40%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Ngành Động vật nguyên sinh (15%)
Câu 1.1:
(0,5đ)
- Đặc điểm của trùng biến hình
Câu 3
(1,0đ)
- điểm giống nhau giữa trùng roi và thực vật
 2 câu
(1,5đ)
Chương II: Ngành Ruột khoang(10%)
Câu 1.2:
(0,5đ)
- Đặc điểm của thủy tức.
Câu 2.3
(0,5đ)
- điểm khác giữa ruột khoang và ĐVNS
2 câu
(1,0đ)
Chương III: Các ngành giun (10%)
Câu 2.2
(0,5đ)
-Các bước mổ giun.
Câu 2.1
(0,5đ)
- Đặc điểm sán lá gan thích nghi với đsống kí sinh.
2 câu 
(1,0đ)
Chương IV: Ngành Thân mềm (20%)
Câu 1.3:
(0,5đ)
- Đặc điểm của Trai sông
Câu 4
(1,5đ)
Đặc điểm chung của ngành thân mềm
2 câu 
(2,0đ)
Chương V: Ngành Chân khớp (30%)
Câu 5
(1,5đ)
- Đặc điểm và ý nghĩa của vỏ Tôm.
Câu 6:
(1,5đ)
- Vai trò của sâu bọ và biện pháp chống sâu bọ có hại.
2 câu 
(3,0đ)
Chương VI: Ngành động vật có xương sống (15%)
Câu 7:
(1,5đ)
- Cấu tạo ngoài Cá chép thích nghi với mt dưới nước
1 câu
(1,5đ)
Tổng
3 câu
(1,5đ)
1 câu
(1,5đ)
1 câu
(0,5đ)
3 câu
(4,0đ)
2 câu
(1,0đ)
1 câu 
(1,5đ)
11 câu
(10 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docHoc_ki_I_sinh_7.doc