Bài kiểm tra học kì I

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1210Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 13/12/2015
Tuần: 18
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tiết: 52,53
Kiểm tra chung
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức
 - Kiến thức đọc – hiểu
 - Kiến thức làm văn.
 2. Kĩ năng: 
 - Kĩ năng đọc hiểu
 - Rèn kĩ năng viết hay tạo lập văn bản có đủ bố cục 3 phần, có đủ liên kết về hình thức và nội dung.
 - Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý
 - Kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận
 - Vận dụng kiến thức làm văn.
 3. Thái độ: rèn thái độ tích cực trong việc hình thành năng lực
 4. Năng lực cần hình thành: Từ việc thấy được năng lực, trình độ của Hs, Gv xác định được các ưu- nhược điểm của Hs để định hướng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Các năng lực cần hình thành:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
 - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong đề bài.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân.
 - Năng lực giao tiếp.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 1. Giáo viên: Sgk, sgv và các tài liệu tham khảo, giáo án
 2. Học sinh: Học bài cũ, đọc và soạn bài.
 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dạy học theo dự án, đọc hiểu, phát vấn, đàmthoại, thuyết trình...
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số(1’):
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
10C
/ /2015
10D
/ /2015
10I
/ /2015
2. Bài học:
I. Ma trận
Mức độ/
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
Thấp
Cao
Đoc hiểu
- Trình bày những thông tin cơ bản về đoạn thơ.
- Hiểu được nội dung chính đoạn thơ.
- Hiểu tác dụng của các yếu tố nghệ thuật.
- Liên hệ thực tế.
- Số câu: 04.
- Tỉ lệ: 30%
1
0.5 = 5%
1
0.5 = 5%
1
1.0 = 10%
1
1.0 = 10%
4
03 điểm= 30%
Làm văn
- Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài văn NLVH.
- Số câu: 01.
- Tỉ lệ: 70%
1
7 = 70%
1
07 điểm = 70% 
- Số câu: 05.
- Tỉ lệ: 100%
1
0.5 = 5%
1
0.5 = 5%
1
1.0 = 10% 
2
8 = 80%
5
10 điểm =100% 
II. Đề bài
Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Câu 1: Hãy xác định tên tác giả và thể loại của tác phẩm?
Câu 2: Nêu nội dung tác phẩm?
Câu 3: Xác định nghệ thuật trong hai câu thơ: 
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Câu 4: Vẻ đẹp tâm hồn tác giả trong hai câu thơ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
III. Đáp án và hướng dẫn chấm
Câu
                                            Đáp án
Điểm
Phần I
3,0
Câu 1
- Tác giả Nguyễn Trãi.
- Thể loại: Thất ngôn xen lục ngôn.
0.5
Câu 2
 Nội dung: Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
0.5
Câu 3
Nghệ thuật: đảo ngữ.
1.0
Câu 4
Vẻ đẹp tâm hồn tác giả: khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình cho nhân dân ở khắp mọi nơi.
1,0
Phần 2
Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
7,0
1. Đặt vấn đề: Nêu được vấn đề.
1,0
2. Giải quyết vấn đề: 
* Luận điểm 1: Hai câu đầu: vẻ đẹp con người và quân đội thời Trần.
- Hình tượng người tráng sĩ thời Trần:
+ Tư thế: chủ động, hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập chiến công bảo vệ tổ quốc.
+ Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước, con người lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.
- Hình tượng quân đội nhà Trần: hùng dũng, mang tầm vóc vũ trụ với quyết tâm phi thường bảo vệ tổ quốc.
* Luận điểm 2: Hai câu sau: vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng của tác giả.
- Tâm sự của tác giả.
- Nỗi hổ thẹn của tác giả.
* Luận điểm 3: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2,0
2,0
1,0
3. Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khái quát vấn đề. 
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docKt_hoc_ki.doc