Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra học kỳ 1 môn vật lí

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1084Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra học kỳ 1 môn vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra học kỳ 1 môn vật lí
Ngày soạn: 14/ 12/ 2014
Ngày dạy: / 12/ 2014
TIẾT 18. KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Đánh giá nhận thức của HS về các kiến thức đã được học ở HKI.
2. Kỹ năng: 
+ Vận dụng được các kiến thức vào việc trả lời các câu hỏi và giải bài tập.
+ Rèn luyện các kĩ năng giải bài tâp; giải quyết các vấn đề của thực tế
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc, tự giác, sáng tạo trong làm bài.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. (40% TNKQ; 60% TL)
2. Phương tiện: Ma trận- đề - đáp án và thang điểm
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức:	6A:	6B:	6C:
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
III. Bài mới: 
III.1) MA TRẬN ĐỀ
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
T.số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT (1,2)
VD
(3,4)
LT
(1,2)
VD
(3,4)
1. Đo độ dài. Đo thể tích.
3
3
0,6
2,4
4,3
17,1
2. Khối lượng và lực.
9
8
1,6
7,4
11,4 
52,9
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng.
2
2
0,4
1,6
2,9
11,4
Tổng
14
13
2,6
11,4
28,6
71,4
2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Cấp độ
Nội dung 
(chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu 
(chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
Cấp độ 1, 2 (Lý thuyết)
1. Đo độ dài. Đo thể tích.
4,3
0,51 ≈ 1
1
0
0,5
2. Khối lượng và lực.
11,4 
1,37 ≈ 1
1
0
0,25
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng.
2,9
0,35 ≈ 1
1
0
0,5
Cấp độ 3, 4 (Vận dụng)
1. Đo độ dài. Đo thể tích.
17,1
2,05 ≈ 2
2
0
0,5
2. Khối lượng và lực.
52,9
6,35 ≈ 6
1
5
6,75
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng.
11,4
1,37 ≈ 1
0
1
1,5
Tổng
100
12
6
6
10
3. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích.
3 tiết
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
3. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
4. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5
0,5
1
2 (20%)
2. Khối lượng và lực.
9 tiết
5. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
6. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
7. Nêu được đơn vị đo lực.
8. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
9. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
10. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
11. Nêu được ví dụ về một số lực.
12. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
13. So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
14. Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
15. Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
16. Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
17. Đo được khối lượng bằng cân.
18. Vận dụng được công thức 
 P = 10m. 
19. Đo được lực bằng lực kế.
20. Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
21. Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
Số câu hỏi
3
2
1
1
7
Số điểm
1,5
1
1,5
1
5 (50%)
3. Máy cơ đơn giản; mặt phẳng nghiêng.
2 tiết
22. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
23. Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
24. Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
25. Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
26. Sử dụng được mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5
1,5
1
3 (30%)
TS câu hỏi
5
5
3
13
TS điểm
2,5
4
3,5
10
Tỉ lệ
25%
40%
35%
100%
III.2) Nội dung đề kiểm tra.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TAM ĐẢO
TRƯỜNG THCS BỒ LÝ
---------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Vật lý 6
(Thời gian làm bài: 45phút không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Trọng lực của một quả nặng 	 	B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp 	D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng
Câu 2. Đơn vị đo khối lượng riêng là:
A. N/m3 B. kg/m2 	 C. kg 	 D. kg/m3
 	Câu 3. Cầu thang là ví dụ máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây?
A. Đòn bẩy 	B. Mặt phẳng nghiêng
C. Ròng rọc động 	D. Ròng rọc cố định
Câu 4. Dụng cụ dùng để đo lực là:
 A. Cân B. Bình chia độ C. Lực kế D. Thước dây 
Câu 5. Kéo trực tiếp vật có trọng lượng 10N lên cao theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 10N 	B. Lực ít nhất bằng 1N
C. Lực ít nhất bằng 100N	 	D. Lực ít nhất bằng 1000N
Câu 6. Khối lượng của một vật chỉ:
A. Lượng chất tạo thành vật	 	B. Độ lớn của vật
C. Thể tích của vật	 	D. Chất liệu tạo nên vật
Câu 7. Khi sử dụng bình tràn đựng đầy nước và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn là:
A. Nước ban đầu có trong bình tràn. 	B. Phần nước còn lại trong bình tràn. 
 C. Bình tràn và thể tích của bình chứa. 	D. Phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
	Câu 8. Giới hạn đo của thước là:
 A. Số đo nhỏ nhất được ghi trên thước 	B. Độ dài lớn nhất được ghi trên thước 
 C. Độ dài giữa hai số liên tiếp trên thước 	D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước 
 II. TỰ LUẬN (6 điểm). Trả lời hoặc làm các bài tập sau:
	Câu 9(1điểm). Đổi các đơn vị sau.
	a) 0,5m3 =dm3 b) 150mm = ...m
	c) 1,2m3 = ...lít 	d) 40g =....kg
	Câu 10(1,5điểm). Hãy nêu lợi ích của máy cơ đơn giản. Kể tên một số máy cơ đơn giản thường dùng.
Câu 11(1,5điểm). Một tảng đá có thể tích 1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2650kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.
Câu 12(1điểm). Một ống bê tông có khối lượng 2 tạ bị rơi xuống mương sâu. Một nhóm người muốn đưa ống bê tông này lên bờ bằng phương pháp dùng mặt phẳng nghiêng (đây là 1 loại máy cơ đơn giản). Nếu vậy lực kéo ống thông qua mặt phẳng nghiêng sẽ ra sao? Để lực kéo này giảm hơn nữa thì ta phải tăng hay giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Bài 13(1điểm). Người ta pha 2 lít nước với 4 lít sữa. Hãy tính khối lượng riêng của hỗn hợp nước sữa.
Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3; của sữa là 1200kg/m3.
-------------------------- Hết-------------------------
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
III.3) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Vật lý 6
Năm học: 2014- 2015 
 I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
C
A
A
D
B
II. TỰ LUẬN (6 điểm). 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 9
(1điểm)
0,5m3 = 500dm3
1,2m3 = 1200lít 
150mm = 0,15m 
 40g =0,04kg 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 10
(1,5điểm)
- Các máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
- Các máy cơ đơn giản thường dùng là:
 + Mặt phẳng nghiêng: cầu thang; tấm ván đặt nghiêng
 + Đòn bẩy: búa nhổ định; xà beng; bập bênh
 + Ròng rọc.
0,6đ
0,3đ
0,3đ
0,3đ
Câu 11
(1,5điểm)
Cho biết:
V = 1,2m3
D = 2650kg/m3
m = ? kg
P = ? N
Lời giải:
 - Khối lượng của tảng đá là:
 m = D . V = 2650 . 1,2 = 3180 (kg)
 - Trọng lượng của tảng đá là:
 P = 10 . m = 10 . 3180 = 31800 (N)
 Đáp số: 
 m = 3180 kg
 	 P = 31800 N
0,25đ
 0,5đ
0,5đ
0,25đ
Câu 13
(1điểm)
Cho biết:
V1= 2 lít = 0,002 m3
V2= 4 lít = 0,004 m3
D1= 1000kg/m3
D2= 1200kg/m3
Hỏi: Dhh=?
0,15đ
Lời giải:
Thể tích của hỗn hợp là:
 V= V1 + V2 = 0,002 + 0,004 = 0,006 (m3)
0,15đ
Khối lượng của lượng nước:
 m1= D1 . V1 = 1000 . 0,002 = 2 (kg)
0,15đ
Khối lượng của sữa là:
 m2 = D2 . V2 = 1200. 0.004 = 4,8 (kg)
0,15đ
Khối lượng của hỗn hợp:
 M = m1 + m2 = 2 + 4,8 = 6,8 (kg)
0,15đ
Vậy khối lượng riêng của hỗ hợp là:
 D= m/ V = 6,8 / 0,006 = 1133,3 ( kg/m3)
0,15đ
 Đs: 1133kg/m3
0,1đ
Câu 12
(1điểm)
- Đổi 2 tạ = 200kg
0,25đ
- Trọng lượng của ống bê tông: P= 10.m = 10. 200 = 2000 (N)
0,25đ
* Nếu dùng MPN thì lực kéo ống bê tông sẽ: F< P= 2000N ( tức được lợi về lực)
0,25đ
* Muốn giảm lực kéo ống thì cần giảm độ nghiêng của MPN
0,25đ
IV. Củng cố:
GV thu bài và nhận xét giờ KT
V. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- GV yêu cầu HS tiếp tục ôn tập nội dung đã học trong HKI
- Làm lại bài KTHKI ra vở bài tập
.
.................
Bồ Lý; ngày .. tháng 12 năm 2014
Ký duyệt của BGH và Tổ KHTN

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKIVL6_co_MTDA.doc