Bài giảng Bài 1: Thành phần nguyên tử

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 1: Thành phần nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 1: Thành phần nguyên tử
BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức
HS biết: 
+ Thành phần cấu tạo của nguyên tử như thế nào? Gồm những hạt nào?
+ Kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử.
 2, Kĩ năng
Giải các bài tập liên quan đến cấu tạo nguyên tử.
3, Thái Độ
Thêm yêu thích môn hóa học.
Xây dựng lòng tin vào khả năng tìm hiểu của con người về thế gới vi mô.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 
Từ xưa con người vẫn nghĩ rằng nguyên tử là phần nhỏ nhất không thể phân chia được nữa. giống như 1 mẫu bánh ta cứ chia đôi, chia đôi đến lúc không phân chia được nữa. nhưng các nhà khoa học đã làm các thí nghiệm để chứng minh rằng Nguyên tử có thể phân chia được nữa và có cấu tạo khá phức tạp bao gồm lớp vỏ và hạt nhân nguyên tử.
Cho HS xem mô phỏng thí nghiệm tìm ra các electron.
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Vậy sau khi xem TN các em cho cô biết những tia này sẽ mang điện tích âm hay dương? Và nó được phát ra từ cực âm hay cực dương?
Do nó phát ra từ cực âm nên người ta gọi nó là tia âm cực. hay còn gọi là electron, kí hiệu e.
Khối lượng của các electron rất nhỏ do đó ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường được.
Hoạt động 2:
Ta đã biết 1 nguyên tử thì trung hòa về điện mà ở trên ta đã tìm hiểu và biết được các electron mang điện âm, vậy theo các em dự đoán phần cấu tạo còn của nguyên tử sẽ mang điện dương hay âm?
Cho HS xem mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử.
Hầu hết các hạt a đều xuyên qua tấm vàng mỏng điều này chứng tỏ các nguyên tử có cấu tạo rỗng hay đặc khít?
Lấy ví dụ có 2 quả cầu, 1 quả thì bên trong rỗng, quả còn lại thì bên trong chứa bê tông, ta dùng 1 cây kim đâm xiên vào 2 quả cầu thì quả cầu nào sẽ bị chiếc kim xiên qua? Vậy nguyên tử có cấu tạo rỗng hay đặc khít?
1 số ít thì bị bật ngược lại mà hạt a mang điện dương điều này chứng tỏ hạt nhân mang điện dương hay âm? 
Hoạt động 3:
Hạt nhân Nguyên tử còn phân chia được nữa không? Hay nó được cấu tạo từ những hạt nhỏ nào? Thì để tìm ra cấu tạo của hạt nhân nguyên tử 2 nhà hóa học là Rơ-dơ-pho và cộng tác viên của ông đã làm TN là dùng hạt a bắn phá hạt nhân của nguyên tử nguyên tố khác và đã tìm ra được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử gồm 2 loại hạt nơtron và proton.
Hoạt động 4: Có phải kích thước nguyên tử của tất cả các nguyên tố đều giống nhau không? 
Yêu cầu HS đứng lên đọc SGK..
Hoạt động 5: 1 gam của bất kì chất nào cũng chứa hàng tỉ tỉ nguyên tử vì vậy để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, các hạt proton, nơtron, electron người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u còn được gọi là đơn vị cacbon đvC.
Vậy 1u bằng bao nhiêu gam ?
Công thức (1) dùng để chuyển đơn vị giữa u và g hoặc ngược lại.
Ví dụ : Tính khối lượng nguyên tử tương đối của nguyên tử H biết
MH = 1,67 . 10-24g
I THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ.
1, Electron
Những tia này phát ra từ cực âm nên được gọi là tia âm cực.
Kí hiệu: e.
Mang điện tích âm.
Khối lượng: me = 9,1 . 10-31kg
Điện tích: qe = -1,602. 10-19C = 1-=- e0
Do không có điện tích nào nhỏ hơn 1,602. 10-19C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị và kí hiệu là e0
2, Hạt nhân nguyên tử
-Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
-Hạt nhân nguyên tử mang điện dương nằm ở tâm của nguyên tử và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
Gồm :
+ Nơtron kí hiệu là n không mang điện.
q=0
+ Proton kí hiệu là p mang điện dương.
 qp = 1,602 . 10-19C = ep = 1+
mp = 1,6726 . 10-27kg 
Kết luận: hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và notron. Vì nơtron không mang điện nên số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron.
II KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ.
1, Kích thước
o
1nm = 10-9m = 10 A
1 A = 10-10m 
Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất là hiđro
Đường kính của nguyên tử khoảng 10-10m
Đường kính hạt nhân khoảng 10-5 nm
Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10.000 lần.
Electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng.
Đường kính của electron và các proton rất nhỏ khoảng 10-8 nm.
2, Khối lượng
1u = (1) khối lượng của 1 nguyên tử động vị cacbon 12.
Nguyên tử cacbon này có khối lượng là 19,9265.10-27kg.
-HS : Theo (1) ta có :
KLNT (H) = 
III CŨNG CỐ
(không mang điện)
Proton
(p)
Nơtron
(n)
Lõi (hạt nhân)
mang điện dương
Nguyên tử
trung hoà điện
Vỏ (các eclectron)
mang điện âm
Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an.docx