Bài dự thi Tìm hiểu đồng chí Trường Chinh với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định - Nguyễn Tấn Sang

docx 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu đồng chí Trường Chinh với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định - Nguyễn Tấn Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi Tìm hiểu đồng chí Trường Chinh với cách mạng Việt Nam và quê hương Nam Định - Nguyễn Tấn Sang
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÀN THUYÊN 
 THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – TỈNH NAM ĐỊNH
BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU
“ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG TRINH VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ QUÊ HƯƠNG NAM ĐỊNH”
Họ và tên thí sinh: Nguyễn Tấn Sang
 Lớp : 8K 
BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU
“ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ QUÊ HƯƠNG NAM ĐỊNH”
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về tiểu sử của đồng chí Trường Chinh? Trong cuộc đời hoạt động của đồng chí Trường Chinh từng được giữa các chức vụ gì? Nêu các mốc thời gian cụ thể?
Trả lời:
Tiểu sử của đồng chí Trường Chinh:
Hình ảnh của đồng chí Trường Chinh:
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu – Bút danh Sóng Hồng, sinh ngày 9/02/1907, quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định.
Đồng chí Trường Chinh xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước. 
+ Ông nội đồng chí là Đặng Xuân Bảng đỗ tiến sĩ đời Tự Đức, văn võ toàn tài, đã làm Án Sát Tuần phủ ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương, sau làm đô đốc tỉnh Nam Định. Cụ còn là một nhà nghiên cứu uyên thâm trên nhiều lĩnh vự. Cụ thể như: Sử học bị khảo; Việt sử cương mục tiết yếu; Cổ nhân ngôn hành lục; ... 
+ Người cha sinh ra đồng chí Trường Chinh là cụ Đặng Xuân Viện, một nhà nho uyên bác nhưng không đỗ đạt. Cụ là nhà khảo cứu trên nhiều lĩnh vực, là nhà báo - viết cho những tờ báo lơn ở Hà Nội (Nam Phong, Trung Bắc, Tân văn; Ngọ báo). Cụ là một nhà tri thức khẳng khái, một người yêu nước nồng nàn.
+ Thân mẫu đồng chí là bà Nguyễn Thị Từ là một người phụ nữ hiền lành, hết lòng yêu thương, phụng dưỡng chồng con.
Ngay từ tuổi ấu thơ đồng chí Trường Chinh đã sống trong không khí văn hóa của gia đình. Tiếp thu truyền thống quê hương và gia đình là tinh thần yêu nước, là cuộc sống trí tuệ và liêm khiết, đồng chí Trường Chinh đã không dừng lại ở đó. Không lặp lại con đường thất bại của cha anh, ông đã đi theo con đường khác.
Năm 1925, đồng chí Trường Chinh tham gia phong trào đời ân xá cho nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Năm 1926, đồng chí Trường Trinh là một trong những người lãnh đạo cuộc bãi khóa của học sinh ở trường Nam Định để truy điệu Phan Châu Trinh. Sau cuộc bãi khóa này đồng chí bị thực dân Pháp đuổi học.
Năm 1927, đồng chí Trường Chinh gia nhập “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” một tổ chức tiền thân của “Đảng cộng sản Đông Dương”.
Năm 1929, đồng chí tham gia cuộc vận động thành lập “Đảng cộng sản Đông Dương” ở Bắc Kỳ.
Các chức vụ của đồng chí Trường Chinh đã đảm nhiệm trong cuộc đời hoạt động:
Năm 1930, đồng chí Trường Chinh được chỉ định vào ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương. Cuối năm đó đồng chí bị đế quốc bắt và kết án 12 năm tù cầm cố, đầy đi Sơn La.
Cuối năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp và do phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đòi quyền tự do dân chủ và thả chính trị phạm, đồng chí được trả lại tự do.
Từ cuối năm 1936 đến năm 1939, đồng chí hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Hà Nội, là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ và đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương trong Uỷ ban Mặt trân Dân chủ Bắc Kỳ. Chiên tranh thế giới thứ hai nổ ra đồng chí chuyển vào hoạt động bí mật.
Năm 1940, đồng chí là chủ bút báo “Giải phóng”, cơ quan của Xử ủy Bắc Kỳ. Tại Hội nghị lần thứ VII của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, đồng chí được bầu vào Ban chỉ huy Trung ương Đảng, là quyền Tổng Bí Thư.
Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trương ương, Trưởng ban Tuyên huấn kiêm chủ bút báo “Cờ giả phóng” và “Tạp chí Cộng sản”, cơ quan Trung ương của Đảng, Trưởng ban Công Vân Trung ương.
Năm 1943, đồng chí bị Tòa án binh của thực dân Pháp tại Hà Nội kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1945, đồng chí được Hội nghị toàn quốc của Đảng cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc và có nhiều đóng góp to lớn cho thành công của Cách mạng tháng Tám vĩ đại.
Năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (ở Đại hội này, Đảng cộng sản Đông Dương được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam) đến tháng 10 năm 1956.
Năm 1958, đồng chí được làm Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước.
Năm 1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu làm ban chấp hành Trung ương và Ủy viên Bộ chính trị, phụ trách công tác quốc hội và công tác tư tưởng của Đảng.
Năm 1962, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (ở đại hội này, Đảng Lao động Việt Nam được đổi thành Đảng cộng sản Việt Nam). Đồng chí là Ủy viên Bộ chính trị, phụ trách Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương và Trưởng ban lý luận của Trung ương.
Năm 1976, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp của Quốc hội nước “Cộng hòa – Xã hội – Chủ nghĩa Việt Nam”. 
Đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa II (1960 – 1964) khóa III (1964 – 1971); khóa IV (1971 – 1975); khóa V (1975 – 1976), khóa VI (1976 – 1981), khóa VII (1981 – 1987). Từ khóa II đến khóa Vi đồng chí làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 
Năm 1981, Đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch hội đồng nhà nước và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa – Xã hội – Chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 1982, tại Đại hội lần thứ 5 của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là Ủy viên bộ chính trị.
Tháng 7 – 1986, tại Hội nghị đặc biệt của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí được bầu lại làm Tổng Bí thư Đảng.
Tháng 12 – 1986, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng ban soạn thảo cương lĩnh và chiến lực kinh tế kiêm Trưởng Tiểu ban soạn thảo cương lĩnh của Đảng. 
Do những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế, đồng chí đã được Đảng và nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam và nhiều giải thường khác.
Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tặng đồng chí huân chương Lê – nin và Huân chương Cách mạng tháng Mười; Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng Huân Chương Vàng quốc gia; Nhà nước Cộng hòa Cuba tặng Huân chương Hôxê Mácti; Nhà nước Cộng hòa dân ; chủ Đức tặng Huân Chương Các Mác; ...
Đồng chí mất ngày 30/09/1988, tại Hà Nội
Câu 2. Anh (chị) hãy cho biết “Đề cương văn hóa Việt Nam” được viết vào năm nào? Do ai soạn thảo? Nêu những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của “Đề cương văn hóa Việt Nam”?
 Trả lời:
Bản “ Đề cương văn hóa Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh soạn thảo vào năm 1943.
Nội dung cơ bản:
Đề cương văn hóa Việt Nam gồm 5 phần.
Nội dung phần một: Đề cương xác định phạm vi văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầm được quyết định bởi cơ sở hạ tầng kinh tế. Văn hóa là một trong ba mặt trận: Kinh tế, Chính trị, văn hóa ; cùng với làm cách mạng về chính trị còn phải làm cách mạng về văn hóa.
Nội dung phần hai: Sau khi chia lịch sử Việt Nam thành ba thời kỳ: Từ thời Quang Trung trở về trước, văn hóa Việt Nam có tính chất nửa phong kiến, nửa nô lệ, phụ thuộc vào văn hóa Trung Quốc. Từ thời Quang Trung đến khi Pháp xâm chiếm là văn hóa phong kiến có xu hướng tiểu tư sản. Từ khi Pháp xâm lược đến năm 1943 thì văn hóa Việt Nam là văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa. Đề cương chỉ rõ tính cách văn hóa Việt Nam hiện tại (1943): Về hình thức là thuộc địa; về nội dung là tiểu tư sản. Đề cương cũng chỉ rõ ảnh hưởng của chiến tranh, văn hóa giai đoạn này bị ảnh hưởng tác động của các văn hóa phát xít và phong kiến; nhưng đồng thời văn hóa Việt Nam đang có xu hướng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân chủ mới, vượt hết mọi trở ngại để nảy nở.
Nội dung phần ba: Đề cương chỉ rõ những nguy cơ của văn hóa Việt Nam trước ách phát xít Nhật – Pháp; những thủ đoạn của Nhật – Pháp bóc lột và giết chết văn hóa Việt Nam. Dự kiến về tiền đồ văn hóa Việt Nam, đề cương khẳng định cách mạng nhất định thắng lợi, văn hóa Việt Nam nhất định cởi bỏ xiềng xích, đuổi kịp văn hóa mới, tiến bộ trên thế giới.
Nội dung phần bốn: 
+ Về vấn đề cach mạng văn hóa Việt Nam, đề cương chỉ rõ quan điểm của người cộng sản về văn hóa mới, hoàn cảnh được cải tạo xã hội. Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi cách mạng chính trị thành công. Khẳng định nền văn hóa mà cuộc cách mạng Đông Dương thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Đề cương nêu ba nguyên tắc vận động văn hóa Việt Nam đó là: Dân tộc; Khoa học; Đại chúng. Đại cương cũng chỉ rõ tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam trong thời gian này (1943) do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo là văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và dân chủ mới về nội dung, cách mạng nhất và tiến bộ nhất ở Đông Dương trong giai đoạn này (1943).
Nội dung phần 5: Đề cương nêu ra nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mắc xít Đông Dương và Việt Nam trước mắt là: Chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân, phỉnh dân và phát huy văn hóa tân dân chủ Đông Dương. Đồng thời chỉ ra công việc phải làm là: Tranh đấu về học thuyết tư tưởng, những quan điểm sai lầm của triết học Âu, Á có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở nước ta ... làm cho thuyết duy hiện chứng và duy vật lịch sử thắng; tranh đấu về tông phái văn nghệ, chống chủ nghĩa cổ điển; chủ nghĩa lãng mạng, chủ nghĩa tự nhiên; chủ nghĩa tượng trưng ... làm cho xu hướng tả thực chủ nghĩa xã hội thăng. Tranh đấu về tiếng nói, chữ viết, thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói, xác định phong trào cách văn Việt Nam, cải cách chữ quốc ngữ.
Giá trị to lớn:
Dưới góc nhìn duy vật biện chứng, Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã xác định rõ nội dung, phạm vi vai trò của văn hóa trong cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khẳng định tính chất của nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh với những thủ đoạn nô dịch văn hóa của Nhật – Pháp, chỉ rõ xu hướng phát triển tất yếu của văn hóa trong tương lai; nếu lên những chủ trương, quan điểm của Đảng ta về phát triển văn hóa; những nguyên tắc hình thức, biện pháp cần thiết để đặt nền móng và định hướng xây dựng một nền văn hóa cách mạng mới.
Đề cương văn hóa Việt Nam là một văn kiện đặt nền móng, mở đường xây dựng lý luận văn học cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Giá trị lý luận và thực tiễn, giá trị tư tưởng và văn hóa của Đề cương được thực hiện lần đầu tiên ở chỗ lần đầu tiên Đề cương trình bày quan niệm về văn hóa: “Phạm vi vấn đề văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật”. Vào những năm 40 của thế kỉ XX, trình bày, đưa ra những quan niện về văn hóa như vậy là sự vượt lên trước tư duy của thời đại ở Việt Nam. Bởi lẽ, khoa học nghiên cứu văn hóa xuất hiện tương đối muộn ở Việt Nam.
Hơn 70 năm trôi qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện quý báu khác nưa, đã phát triển hoàn thiện đường lỗi văn hóa, nhưng Đề cương văn hóa Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, tư tưởng và văn hóa của một văn kiện mang tầm vóc cương lĩnh của Đảng.
Câu 3. Đồng chí Trường Chinh có vai trò và vị trí như thế nào trong sự nghiệp đổi mới đất nước?
Trả lời:
Tình hình đất nước những năm 70 của thế kỉ XX và yêu cầu đổi mới:
+ Bước vào năm 1970, Hội nghị 18 Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định đẩy mạnh đấu tranh toàn diện ở miền Nam, phối hợp với mặt trận ngoại giao quyết thực hiện mục tiêu "đánh cho Mỹ cút". Sau việc Mỹ ném bom Lào và cho tay sai lật đổ hoàng thân Sihanouk, một mặt trận thống nhất đã được hình thành. Hội nghị nhân dân cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập tại Quảng Châu (24-4).
+ Trong khi trên khắp chiến trường miền Nam quân và dân ta đẩy mạnh các hoạt động vũ trang, đặc biệt tập trung đánh các đơn vị quân Mỹ như ở Củ Chi (8-1 đến 5-2), sân bay Đà Nẵng (24-1), An Khê (19-2), sân bay Trà Nóc (19-2), Sơn Tịnh (21-3), sân bay Chu Lai (23-3), khách sạn Victoria ở Sài Gòn (1-4), sân bay Tân Sơn Nhất (12-4), Tây Ninh (28-10 đến 25-11)... thì cuộc đấu tranh chính trị ở các thành phố tạm chiếm ngày càng lên cao.
+ Đấu tranh chống Mỹ của thanh niên học sinh sinh viên vùng tạm chiếm đạt đến cao trào, phong phú về hình thức với những khẩu hiệu chính trị ở mức cao, liên kết được với các thành phần khác trong xã hội. Biểu tình, bãi khóa, hội thảo liên tục nổ ra khắp các thành thị miền Nam.
+ Học sinh sinh viên công khai lên án Mỹ và ngụy quyền tay sai, đòi dân sinh, dân chủ, đòi hòa bình, chống đàn áp chính trị, chống chiến tranh xâm lược. Phong trào sử dụng nhiều hình thức bạo lực quần chúng: đốt xe Mỹ công khai trên đường phố, chiếm sứ quán Campuchia để phản đối chế độ Lon Nol ngược đãi, tàn sát Việt kiều.
+ Ở miền Bắc, các lực lượng vũ trang đánh thắng những trận tập kích không quân ở Khu 4 cũ, bắn rơi thêm 16 máy bay Mỹ. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tên của Người được đặt cho Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong (3-1970). Bộ Chính trị ra nghị quyết nâng cao chất lượng và phát triển Đảng "Lớp Hồ Chí Minh" (4-1970). Khu gang thép Thái Nguyên được phục hồi (1-5); mở đường bay thường xuyên Hà Nội - Matxcơva (15-10).
+ Trên mặt trận ngoại giao, tại hòa đàm Paris, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lần đầu đưa ra giải pháp tám điểm (17-9) và Tổng thống Mỹ đưa ra đề nghị năm điểm (18-10). Ngày 19-11, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.Côxưghin đến Hà Nội, bắt đầu cho những vận động quốc tế liên quan đến giải pháp cho chiến tranh Việt Nam.
Những tìm tòi đổi mới của các địa phương, đơn vị: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình; Long An thí điểm cơ chế “mua cao bán cao” thay cho tem phiếu bù giá vào lương; Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ Tĩnh, ... (tên các tỉnh lúc đó) thí điểm hình thức khoán.
Sự đổi mới toàn diện của Đảng ta và vai trò, vị trí của đồng chí Trường Chinh:
+ Qua khảo sát nhiều nơi, nhiều việc, đồng chính đã đi đến một nhận định: “Phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đổi mới chính là bắt đầu từ đây, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân mình và của Đảng, đồng chí đã xác định một luận điểm quan trong: Muốn đổi mới trước hết Đảng và cán bộ Đảng phải đổi mới tư duy.
+ Nghị quyết TW lần thứ 6 (khóa IV) năm 1979; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khóa IV) năm 1981; những điều chỉnh quan trọng của đại hội V của Đảng năm 1982; những hội nghị Trung ương khóa V, nhất là hội nghị lần thứ VIII (tháng 6/1985) là những kết quả đáng ghi nhận của sự tìm tỏi đề có được sự xác định cơ bản công cuộc đổi mới.
+ Từ hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương lần thứ 10 khóa V (tháng 7/1986) trên cương vị Tổng Bí Thư, đồng chí Trường Chinh đã có vai trò đặc biệt quyết định cùng tập thể Bộ chính trị và BCH Trung ương dốc sức chuẩn bị các vă kiện trình Đại hội VI của Đảng, xác định về cơ bản công cuộc đổi mới đất nước.
+ Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳng định công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thử thách để giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn cho độc lập dân chủ vì chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Trường Chinh đã có những đóng góp to lớn và có ý nghĩa quyết định vào kế hoạch định công cuộc đổi mới toàn diện ấy
+ Khẳng định vai trò, của đồng chí Trường Chinh trong đổi mới: đồng chí Trường Chinh, người đặt viên gạch đổi mới đầu tiên, nhà kiến trúc sư trong việc đổi mới đường lối mới toàn diện của Đảng ta.
→ Chính nhờ đổi mới tư duy và từng bước hoàn thiện đổi mới trong thực tiễn nên trong hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết tình cảm của đồng chí Trường Chinh với quê hương được thể hiện như thế nào qua những lần đồng chí về thăm quê hương Nam Đinh?
Trả lời:
Dù bận rộn với công việc chung của cả nước, đồng chí Trường Chinh vẫn hết sức quan tâm, dành thời gian nhiều lần về thăm quê hương, chăm lo tới công cuộc sống và sự phát triển của Đảng bộ và nhân dân Nam Định.
Tháng 11/1960, lần đầu tiên đồng chí Trường Chinh về thăm quê hương Xuân Trường – Nam Đinh.
Tháng 12/1971, đồng chí Trường Chinh về thăm nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.
Tháng 2/1972, đồng chí Trường Chinh về dự Đại hội Đại biểu tỉnh Nam Hà lần thứ II.
Tháng 10/11/1976, đồng chí Trường Chinh về dự Đại hội Đại biểu tỉnh Hà Nam Ninh (vòng 1).
Tháng 19/01/1977, đồng chí Trường Chinh về thăm và nói chuyện nhà máy Liên hơp dệt Nam Định và với Đảng bộ Hà Nam Ninh.
Tháng 03/1981, đồng chí về gặp và làm việc với các đồng chí trong ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ Hà Nam Ninh, Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong, nói chuyện với đại biểu cán bộ, Đảng viên của tỉnh.
Từ ngày 9 đến 11/11/1987, đồng chí về thăm quê hương Hành Thiện, thăm nhà máy Liên hiệp dệt Nam Định, trường THPT Lê Hồng Phong, nói chuyện với đại biểu cán bộ, đảng viên của mình.
Tình cảm của đồng chí với quê hương thể hiện qua:
Với địa phương Nam Định: khai thác tiềm năng, kinh tế, đời sống, cách thức khắc phục hạn chế để nâng cao đời sống nhân dân, ...
Với Đảng bộ: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, ...
Với tầng lớp nhân dân: Luôn quan tâm, cải thiện đời sống, ...
Với thế hệ trẻ: Động viên, khích lệ, mong mỏi, ...
Với gia đình dòng họ: Kính trọng, khiêm nhường, ...
Đề kỉ niệm đồng chí người dân lập tượng đài:
Câu 5. Theo anh (chị) chúng ta cần phải làm gì để học tập và noi gương Tổng bí thư Trường Chinh?
Trả lời:
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trường Chinh đã có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng. Với lòng nhiệt thành, tận tụy, yêu nước thương dân; với tư tưởng luôn luôn đổi mới, sáng tạo, tính cách cẩn thận; đống chí đã tạo ra một Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đất nước luôn đóng dấu tên của đồng chí để nhớ đến và noi theo.
Ở từng lứa tuổi, từng cương vị xã hội khác nhau ta luôn phải có những cách thức khác nhau để học tập và noi gương đồng chí:
+ Với lứa tuổi thiếu nhi: ta phải chăm chỉ học tập, với phương thức học tập tư duy, đổi mới, không ngừng sáng tạo nhưng cũng phải rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài, học bài.
+ Với lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên): ta phải có ý thức tự giác, sáng tạo, tư duy khi làm việc, đổi mới cách làm, đổi mới trình độ, nâng cao hiểu biết của bản thân. Có ý thức tập thể, có tinh thần vì lẽ chung.
+ Với những người ở độ tuổi cao hơn: Ta phải giáo dục con em về tinh thần yêu nước, tinh thần của đồng chí Trường Chinh. Dậy giỗ con em mình lấy Đảng và nhà nước lên hằng đầu.
Dù ở cương vị, lứa tuổi nào đều phải góp phần làm cho đất nước phát triển lơn mạnh, góp phần cho đất nước đi vào nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-------------------------- Hết --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_ta.docx