36 Đề thi học kì II môn Vật lí lớp 8

docx 16 trang Người đăng dothuong Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "36 Đề thi học kì II môn Vật lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Đề thi học kì II môn Vật lí lớp 8
BỘ 36 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 LÝ 8
ĐỀ SỐ 1: QUẬN 3, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Khi nào lực tác dụng lên vật thực hiện được công? 
Cho ví dụ trường hợp trọng lực tác dụng lên vật chuyển động thực hiện công và trường hợp không thực hiện công?
Câu 2: 
Phát biểu định luật về công?
Dùng ròng rọc cố định, ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi gì hoặc có tác dụng gì?
Câu 3: Thế nào là nhiệt năng của 1 vật? Có thể thay đổi nhiệt năng của 1 vật bằng cách nào?
Câu 4: 
Kể tên các hình thức truyền nhiệt?
Trong các chất rắn, lỏng, khí và trong chân không có các hình thức truyền nhiệt nào? 
Câu 5: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m để đưa một vật khối lượng 50kg lên cao 0,8m.
Tính công có ích và tính lực kéo vật khi bỏ qua ma sát.
Thực tế do có ma sát nên người này phải kéo vật lên với lực kéo 120N. Tính công thực hiện để thắng ma sát.
Câu 6: Một nồi bằng nhôm khối lượng 400g chứa nước ở 200C. Để đun sôi nồi nước lên, cần cung cấp nhiệt lượng 1708160J. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của nước là 4200J/kgK.
Tính nhiệt lượng nồi nhôm thu vào.
Tính lượng nước trong nồi.
ĐỀ SỐ 2: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014-2015
Câu 1: Phát biểu định luật về công?
Câu 2: Một người kéo 1 vật nặng trọng lượng 20N lên cao nhờ 1 ròng rọc động. Nếu người đó kéo vật lên 1 đoạn 0,3m thì lực kéo cần tác dụng là bao nhiêu? Vật nặng lên cao bao nhiêu?
Câu 3: Xem hình sau:
Tại vị trí nào thế năng trọng trường lớn nhất, nhỏ nhất?
Tại vị trí nào động năng lớn nhất, nhỏ nhất?
Câu 4: Có mấy hình thức truyền nhiệt? Kể tên.
Câu 5: Vì sao đi ngoài trời nắng, mặc quần áo màu sẫm ta cảm thấy nóng bức hơn mặc quần áo màu sáng?
Câu 6: Cấu tạo của bình thủy gồm 2 phần: vỏ và ruột. Ruột của bình thủy là bình thủy tinh gồm 2 lớp, giữa 2 lớp là chân không để ngăn cản hình thức truyền nhiệt nào? Mặt trong của bình thủy được tráng bạc để ngăn cản hình thức truyền nhiệt nào? Phía trên bình thủy có nút đậy để ngăn cản hình thức truyền nhiệt nào?
Câu 7: Soda là 1 thức uống được các bạn trẻ yêu thích. Đổ soda vào ly siro, do soda nhẹ hơn nên nổi lên trên và giữa 2 chất có mặt phân cách. Sau 1 thời gian, mặt phân cách này mờ dần và 2 chất hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này được gọi là gì? Nếu ta để li này vào ngăn lạnh thì hiện tượng xảy ra nhanh hay chậm hơn? Vì sao? 
Câu 8: Băng tải là 1 ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. Một vật có khối lượng 15kg đặt trên băng tải có độ dài 10,5m, chiều cao là 3,5m.
Tính công để kéo vật lên.
Tính độ lớn của lực kéo đó.
Băng tải nâng vật lên trong 1 thời gian là 30 giây. Tính công suất lực kéo của băng tải.
ĐỀ SỐ 3: QUẬN BÌNH TÂN, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Công suất là gì? Công thức tính công suất?
Nói công suất của một máy bơm là 735W có nghĩa là gì?
Câu 2: 
Nhiệt năng của một vật là gì?
Thả 1 chiếc muỗng kim loại đã được nung nóng vào ly nước lạnh. Hỏi: 
Nhiệt năng của muỗng và của nước thay đổi như thế nào? 
Ta đã dùng cách nào để thay đổi nhiệt năng của những vật trên?
Câu 3: Phát biểu định luật về công.
Câu 4: Khi thời tiết lạnh, ta mặc nhiều áo mỏng hay mặc một áo dày thì giữ cho cơ thể ấm hơn? Giải thích?
Câu 5: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng m1 = 300g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ t1 = 300C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của nước là 4200J/kgK.
Câu 6: Một ô tô có lực kéo của động cơ là 1500N di chuyển trên quãng đường dài 8km, trong thời gian 20 phút. Tính:
Công của động cơ thực hiện.
Công suất của động cơ.
Câu 7: Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước thành điện năng. Nước được tụ lại tại các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua bin nước, tua bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện rất quan trọng, có rất nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng như: nhà máy thủy điện Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ
	Em hãy trả lời các câu hỏi sau: 
Động năng làm quy tua bin được chuyển hóa từ dạng cơ năng nào của dòng nước? 
Thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng tuy nhiên thủy điện vẫn còn nhiều hạn chế, em hãy nêu các hạn chế đó.
ĐỀ SỐ 4: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2014-2015
Câu 1:Kể tên 2 yếu tố của công cơ học. Đẩy một chiếc xe tải nặng nhưng xe tải không chuyển động. Hỏi lực đẩy trên có sinh công không? Vì sao?
Câu 2: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc gì? Cho ví dụ về 1 vật có thế năng trọng trường.
Câu 3: Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng mà một vật thu vào để tăng nhiệt độ phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 4: Nhiệt năng của một vật là gì? Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xây xát đều nóng lên. Hỏi nhiệt năng của chúng thay đổi như thế nào? Chỉ rõ trường hợp nhiệt năng thay đổi do thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 5: Con lắc dao động như hình bên. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở M và N, thấp nhất ở vị trí cân bằng O.
Ở vị trí nào con lắc có động năng lớn nhất, có thế năng lớn nhất? 
Các dạng cơ năng chuyển hóa thế nào khi con lắc di chuyển từ M đến O, từ O đến N.
Câu 6: 
Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK có nghĩa là gì?
Tính nhiệt lượng cần cung cấp để 12kg thép tăng nhiệt độ từ 300C đến 13000C.
Biết một chất có độ dẫn nhiệt càng lớn thì dẫn nhiệt càng tốt. 
Từ các chất đã cho, hãy sắp xếp theo thứ tự chất dẫn nhiệt tốt đến chất dẫn nhiệt kém.
Có phải chất rắn luôn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng không? Vì sao?
Bảng nhiệt dung riêng và độ dẫn nhiệt của một số chất: 
Chất
Nhiệt dung riêng (J/kgK)
Độ dẫn nhiệt W/(mK)
Nước
4200
0,6
Nhôm
880
204
Thép
460
50
Gỗ
x
0,13 – 0,18
ĐỀ SỐ 5: QUẬN 1, NĂM 2014-2015
Câu 1:
Nêu định luật về công.
Bình dùng một tấm ván dài làm mặt phẳng nghiêng để kéo một vật từ mặt đất lên một độ cao không đổi. Bỏ qua lực ma sát giữa vật với tấm ván. Khi tấm ván dài 2m, Bình phải dùng một lực kéo vật là 225N. Khi tấm ván dài 1,8m, Bình phải dùng một lức kéo vật là bao nhiêu?
Câu 2: 
Thế nào đối lưu, bức xạ nhiệt? 
Đun cùng một lượng nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp. Nước trên ấm nào nóng lên nhanh hơn? Vì sao? 
Câu 3: 
Động năng là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Cơ năng của vật trong các trường hợp sau thuộc dạng cơ năng nào? 
Xe ô tô đang chạy xuống dốc.
Bóng đèn treo trên trần nhà.
Quả bóng lăn trên sàn.
Sợi dây cao su bị kéo dãn.
Câu 4: 
Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật theo những cách nào? Nhiệt lượng là gì?
Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng luôn có nhiệt năng?
Câu 5: Một xe máy di chuyển với tốc độ 18km/h bằng động cơ có công suất 1500W.
Chứng minh rằng: P = F.v
Tìm độ lớn lực kéo của động cơ xe.
ĐỀ SỐ 6: QUẬN 12, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Thế nào là nhiệt năng của một vật?
Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật theo những cách nào?
Cách làm thay đổi nhiệt năng nào có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác? 
Hãy nêu 2 ví dụ trong thực tế cuộc sống cho thấy nhiệt năng của một vật thay đổi và cho biết trong mỗi trường hợp nhiệt năng của vật thay đổi theo cách nào, có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hay không?
Câu 2: 
Thế năng đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của thế năng đàn hồi.
Một người dùng dây cung để bắn đi một mũi tên. Khi đó đã có sự chuyển hóa của các dạng cơ năng nào giữa cung với tên.
Câu 3: Một người kéo một vật từ giếng sâu 5m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 120N. Tính công và công suất của người kéo.
Câu 4: 
Hãy kể tên 3 hình thức truyền nhiệt đã học.
Mỗi trường hợp sau đây liên quan đến hình thức truyền nhiệt nào? 
Đi ngoài trời nắng mặc áo màu đen sậm thì thấy nóng hơn khi mặc áo màu trắng sáng.
Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên.
Câu 5: Khi được cung cấp một nhiệt lượng Q = 2572800 J thì một chiếc nồi có khối lượng 1kg chứa 10l nước ở 400C nóng lên và sôi.
Xác định nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước.
Xác định nhiệt lượng cung cấp cho nồi và cho biết chiếc nồi đó làm bằng kim loại gì?
Biết nhiệt dung riêng của đồng cđồng = 380J/kgK; gang cgang = 460J/kgK; nước cnước = 4200J/kgK; nhôm cnhôm =880J/kgK.
ĐỀ SỐ 7: QUẬN 11, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Các chất được cấu tạo như thế nào? 
Giải thích hiện tượng quả bóng cao su bơm căng, buộc chặt nhưng để lâu vẫn bị xẹp?
Câu 2: 
Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.
Một quả banh tennis được thả rơi từ trên cao xuống.
Có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng như thế nào?
Sau khi chạm đất quả banh tiếp tục chuyển động đi lên, hỏi quả banh có đi lên được độ cao ban đầu hay không? Tại sao? 
Câu 3: 
Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?
Cho một đồng xu bằng kim loại, hãy trình bày cách làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu đó theo những cách em vừa nêu.
Câu 4: Một cần cẩu nâng vật nặng 50kg lên cao 1,2m.
Tính công do cần cẩu thực hiện.
Tính công suất của cần cẩu khi thực hiện công việc trên trong 1 phút (bỏ qua mọi ma sát trong các trường hợp trên).
Câu 5: 
Dẫn nhiệt là gì? Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
Cho 2 vật giống nhau, một vật sơn màu đen, vật còn lại sơn màu trắng. Đem cả hai vật ra để dưới ánh nắng mặt trời trong cùng một khoảng thời gian. Em hãy cho biết vật nào sẽ nóng hơn? Giải thích.
ĐỀ SỐ 8: QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Khi nào có công cơ học? Nêu 1 ví dụ trong đó lực thực hiện công và 1 ví dụ lực không thực hiện công cơ học.
Một người thợ kéo trực tiếp bao cát có khối lượng 5kg lên cao 3m. Tính công của lực kéo.
Câu 2: 
Viết và chú thích công thức tính công suất.
Một con ngựa kéo chiếc xe đi đoạn đường dài 5km trong 30 phút với lực kéo không đổi là 260N. Tính công suất của ngựa.
Câu 3: Phát biểu định luật về công. Cho 1 ví dụ minh họa. 
Câu 4: Co lắc dao động như hình sau. Biết con lắc có độ cao lớn nhất tại A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B.
Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi con lắc đi từ A đến B, đi từ B đến C?
Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất?
Câu 5: Nêu 1 ví dụ về hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Vì sao?
Câu 6: Cho hình sau: 
	Khi trời lạnh, người số (1) hơ hai bàn tay trên ngọn lửa. Người số (2) hơ 2 bàn tay bên cạnh ngọn lửa. Người số (3) đeo găng tay cách nhiệt đang đốt nóng 1 đầu thanh sắt. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu từ bếp lửa tới 2 bàn tay người số (1) và (2) là gì? Hình thức truyền nhiệt chủ yếu từ đầu thanh sắt bị đốt nóng đến tay người thứ (3) là gì?
Hiện tượng đối lưu xảy ra chủ yếu ở các chất nào? Hiện tượng dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào? Hiện tượng bức xạ nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào? 
ĐỀ SỐ 9: QUẬN BÌNH THẠNH, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Cho biết tính dẫn nhiệt của các chất?
Vận dụng kiến thức dẫn nhiệt để giải thích vì sao nồi, chảo thường được làm bằng kim loại còn tô, chén được làm bằng sánh sứ?
Vào mùa hè không khí trong nhà lợp mái tôn nóng hơn không khí của nhà lợp mái ngói, còn vào mùa đông, không khí trong nhà lớp mái tôn lại lạnh hơn không khí trong nhà lợp mái ngói. Giải thích.
Câu 2: 
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Tại sao quả bóng bay, dù buộc thật chặt lại nhưng sau một thời gian bóng vẫn bị xẹp?
Câu 3: 
Nhiệt năng của 1 vật là gì?
Có thể thay đổi nhiệt năng của 1 vật bằng cách nào?
Câu 4: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Trong 1h đi được quãng đường 12,9km với lực kéo khi đạp xe là 40N. Tính công suất của người này.
Câu 5: Một nồi đồng có khối lượng 200g chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nồi nước này từ 200C đến khi sôi. Biết cnước = 4200J/kgK, cđồng = 380J/kgK.
Câu 6: Để xác định nhiệt độ của một chiếc lò, người ta đốt trong lò một cục sắt có khối lượng 1kg rồi thả thanh vào trong bình chứa sẵn 4kg nước ở nhiệt độ là 50C. Nhiệt độ cuối cùng của bình khi có cục sắt là 480C. Biết csắt = 460J/kgK, cnước = 4200J/kgK. Tính nhiệt độ của lò.
ĐỀ SỐ 10: QUẬN 11, NĂM 2014-2015
Câu 1:
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Giải thích hiện tượng quả bóng cao su bơm căng, buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Câu 2: 
Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng?
Một quả banh tennis được thả rơi từ trên cao xuống.
Có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng như thế nào?
Sau khi chạm đất quả banh tiếp tục chuyển động đi lên, hỏi quả banh có lên được độ cao ban đầu hay không? Tại sao?
Câu 3: 
Nhiệt năng là gì? Kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật.
Cho 1 đồng xu bằng kim loại. Trình bày các cách làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu đó theo những cách em vừa nêu trên.
Câu 4: Một cần cẩu năng vật nặng 50kg lên cao 1,2m.
Tính công do cần cẩu thực hiện.
Tính công suất của cần cẩu khi thực hiện công việc trên trong 1 phút.
Câu 5: 
Dẫn nhiệt là gì? Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
Cho 2 vật giống nhau, một vật sơn màu đen, vật còn lại sơn màu trắng. Đem cả 2 vật ra để dưới ánh nắng mặt trời trong cùng 1 khoảng thời gian. Em hãy cho biết vật nào sẽ nóng hơn. 
ĐỀ SỐ 11:HUYỆN HÓC MÔN, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Định nghĩa nhiệt lượng? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? 
Thả 1 đồng xu đã được nung nóng vào một ly nước lạnh:
Nhiệt năng của đồng xu và nước thay đổi như thế nào?
Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 2: 
Định nghĩa công suất?
Công thức tính công suất?
Nói công suất của một máy bơm là 500W có nghĩa gì?
Câu 3: 
Thế năng trọng trường là gì? Khi nào một vật có cơ năng? 
Hãy chỉ ra sự chuyển hóa dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong 2 trường hợp sau:
Nước từ trên đập cao xuống.
Ném 1 vật lên cao theo phương thẳng đứng.
Câu 4: 
Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu mối liên hệ giữa chuyển động của phân tử, nguyên tử và nhiệt độ?
Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước đá?
Câu 5: Quan sát các hạt bụi bay trong nhà, nhận thấy các hạt bụi này bay lơ lửng 1 thời gian sau mới rơi xuống sàn nhà được. Giải thích hiện tượng trên.
Câu 6: Dùng 1 ấm điện đun sối 4l nước có nhiệt độ ban đầu là 250C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.
Tìm nhiệt lượng cần cung cấp cho nước sôi.
Biết trung bình mỗi phút ấm điện cung cấp cho nước bên trong một nhiệt lượng Q = 60kJ. Tìm thời gian đun sôi nước.
Khi đun nước được 15 phút thì mất điện, khi này nhiệt độ của nước chứa trong ấm là bao nhiêu? 
ĐỀ SỐ 12: QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2014-2015
Câu 1:
Khi nào một lực có thực hiện công? Viết và chú thích công thức tính công.
Trường hợp chiếc xe đang chạy trên đường nằm ngang thì trọng lực tác dụng lên xe có sinh công không? Vì sao?
Câu 2: 
Nhiệt năng là gì? Có thể làm thay đổi nhiệt năng bằng cách nào? 
Khi xoa hai bàn tay vào nhau, tay nóng lên nhiệt năng của tay tăng lên bằng cách nào? Trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Câu 3: 
Phát biểu định luật về công?
Một băng tải vận chuyển hàng hóa là 1 mặt phẳng nghiêng dài 7,5m và cao 2,5m. Cho biết vật nặng cần chuyển đi trên băng tải có khối lượng 12kg. Bỏ qua ma sát, tính lực do băng tải tác dụng kéo vật đi lên.
Câu 4: 
Thế nào là sự dẫn nhiệt?
Cho 3 chất sau: thủy tinh, đồng, không khí. Hãy cho biết chất nào dẫn nhiệt tốt hơn, dẫn nhiệt kém nhất?
Câu 5: Người ta dùng máy kéo để kéo 1 vật có trọng lượng 400N lên cao 6m thì mất 2 phút. Tính: 
Công thực hiện của máy.
Công suất của máy.
Tốc độ vật đi lên.
ĐỀ SỐ 13: TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA, QUẬN 1, NĂM 2014-2015
Câu 1: 
Định nghĩa công suất. Nêu kí hiệu và đơn vị.
Nói công suất của 1 máy là 1600W có nghĩa là gì?
Câu 2: Nhiệt năng là gì? Kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật. Với mỗi cách hãy cho 1 ví dụ.
Câu 3: 
Tại sao quả bóng cao su bơm căng, buộc chặt, sau 1 thời gian vẫn bị xẹp?
Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát dĩa thì làm bằng sứ?
Câu 4: Phải pha bao nhiêu kg nước ở 1000C và bao nhiêu kg nước ở 200C để có 24kg nước ở 500C.
Câu 5: Một ấm nhôm có khối lượng 500g chứa 2 lít nước ở 200C.
Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. 
Tính thời gian đun nước biết trung bình mỗi giây bếp truyền cho ấm nhiệt lượng là 1040J. Bỏ qua mọi hao phí.
Cho Dnước = 1000kg/m3, cnhôm = 880J/kgK, cnước = 4200J/kgK.
Câu 6: Một miếng hợp kim gồm đồng và sắt khối lượng 400g được nung nóng đến 1000C. Thả nhanh miếng hợp kim vào 300g nước ở nhiệt độ 200C, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 300C. Tính khối lượng của đồng và sắt trong miếng hợp kim. Cho csắt = 460J/kgK, cđồng = 460J/kgK, cđồng = 380J/kgK, cnước = 4200J/kgK.
ĐỀ SỐ 14: TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ, QUẬN 1, NĂM 2013-2014
Câu 1:Phát biểu định luật về công. Định luật này không còn đúng trong trường hợp nào?
Câu 2: 
Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Cho ví dụ một vật vừa có thế năng vừa có động năng.
Câu 3: Khi hòa tan đường vào nước, người ta thấy thể tích của dung dịch nước đường nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của nước và đường. Em hãy giải thích vì sao? 
Câu 4: 
Thế nào là nhiệt năng của một vật?
Thả một đồng xu đã được nung nóng vào một ly nước lạnh. Hỏi:
Nhiệt năng của đồng xu, của nước thay đổi như thế nào?
Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 5: Một ô tô chuyển động với lực kéo trung bình là 7000N trên quãng đường dài 27km trong thời gian 50 phút. Xem chuyển động của xe là chuyển động thẳng đều. Tính công và công suất của động cơ.
Câu 6: Tại sao về mùa đông chim hay xù lông khi đậu trên cây ngoài trời?
ĐỀ SỐ 15: TRƯỜNG THCS VIỆT ÚC, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2013-2014
Câu 1:Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố gì và phụ thuộc như thế nào?
Câu 2: Trong thí nghiệm Bơ–rao, tại sao các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng?
Câu 3: 
Nhiệt năng của một vật là gì? 
Có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng?
Cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng đã nhận nhiệt lượng không? Vì sao? 
Câu 4: Có mấy hình thức truyền nhiệt? Kể tên các hình thức truyền nhiệt đó. Trong môi trường chất lỏng và chất khí thì cách truyền nhiệt nào là chủ yếu? Cách truyền nhiệt nào xảy ra được trong môi trường chân không? 
Câu 5: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt mà không mặc áo màu đen?
Câu 6: Nhiệt dung riêng của chì là 130J/kgK có nghĩa là gì? 
Câu 7: Một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1 lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK và của nước là 4200J/kgK.
ĐỀ SỐ 16: TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN, QUẬN 11, NĂM 2013-2014
Câu 1:
Định nghĩa công suất. Đơn vị của công suất. 
Cần cẩu thứ nhất hoạt động với công suất 3000W. Cần cẩu thứ hai trong 15 giây thực hiện một công là 60000J. Hãy cho biết cần cẩu nào làm việc khỏe hơn?
Câu 2: 
Phát biểu kết luận về sự bảo toàn và chuyển hóa cơ năng.
Xe đạp đang xuống dốc thì có sự chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang dạng nào? Ở vị trí nào thì động năng của xe đạp lớn nhất? 
Câu 3: 
Dẫn nhiệt là gì? Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
Tại sao vào mùa hè ở trong nhà mái tôn lại nóng hơn mái ngói?
Câu 4: Vào ban đêm, thỉnh thoảng ta có thể thấy sao băng. Đó là những khối đá nhỏ bay vào khí quyển và nóng rồi sáng lên. Em hãy dùng kiến thức về nhiệt năng để giải thích hiện tượng đó và cho biết đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Câu 5: Một người đi xe đạp lên dốc cao 200m, khối lượng người và xe là 75kg.
Tính công cần thiết (công có ích) để người đó lên dốc.
Cho biết độ dài quãng đường lên dốc là 3km. Tính lực kéo tác dụng lên xe của người đó (bỏ qua ma sát).
Thực tế có lực ma sát cản trở chuyển động của xe là 20N. Tính công thực tế người đó đã thực hiện khi lên đến dốc và tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng.
ĐỀ SỐ 17: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2013-2014
Câu 1: Thế năng trọng trường là gì? Thế năng đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi?
Câu 2: Trong những ví dụ sau đây: xe hơi đang chạy trên đường, dây cung được kéo căng, máy bay đang bay trên trời. Ví dụ nào cho biết vật chỉ có thế năng, vật nào chỉ có động năng, vật nào có cả thế năng và động năng?
Câu 3: Em hãy giải thích tại sao thả cục đường vào trong n

Tài liệu đính kèm:

  • docx36_de_ti_hk2_vat_li_8.docx