34 đề thi học kì 1 – Vật lý 7 năm 2014 - 2015

docx 21 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1525Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "34 đề thi học kì 1 – Vật lý 7 năm 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 đề thi học kì 1 – Vật lý 7 năm 2014 - 2015
34 ĐỀ THI HK1 – VẬT LÝ 7 NĂM 2014 - 2015
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM
ĐỀ SỐ 1: QUẬN 10, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Người ta dùng hiện tượng này để giải thích hiện tượng gì trong thực tế?
Câu 2: Em hãy lựa chọn các câu đúng, sai trong các câu sau:
Khi có hiện tượng nhật thực trên trái đất thì mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất.
Góc tới là góc tạo bởi gương phẳng và tia tới.
Âm có tần số dao động càng lớn thì phát ra âm càng to.
Khi tia tới chiếu tới vuông góc với gương phẳng thì góc phản xạ bằng 900.
Ảnh được gọi là ảnh ảo vì ảnh đó không hứng được trên màn chắn.
Chiếu chùm tia tới song song đến gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ là chùm tia song song.
Khi có tia tới chiếu đến gương phẳng thì pháp tuyến của gương tại điểm tới là tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ của gương.
Câu 3: Nêu 1 ví dụ về nguồn âm và nêu rõ bộ phận nào của nguồn âm đó dao động khi phát ra âm thanh.
Câu 4: Vì sao người ta có thể dùng bếp mặt trời để nấu chín thức ăn.
Câu 5: Có 3 gương cùng kích thước: gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm. Một học sinh lần lượt đứng trước từng gương và cùng khoảng cách từ người đến gương. Hãy so sánh kích thước ảnh ảo của em học sinh này tạo bởi các phương.
Câu 6: Vật 1 phát ra âm với tần số là 2500Hz và có cường độ 40dB. Vật 2 phát ra âm có cường độ 35dB với tần số là 3000Hz.
Vật nào phát ra âm to hơn? Tại sao?
Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Âm của vật 1 truyền trong không khí đi quãng đường 17m. Tính thời gian âm truyền đi trên quãng đường trên? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 7: Cho 1 điểm I bất kỳ, một tia tới SI có phương ngang chiều từ trái sang phải đến 1 gương phẳng MM’ tạo ra 1 tia phản xạ IR hướng xiên từ dưới lên trên và hướng sang phải.Số đo góc SIR là 1300.
Vẽ góc SIR đúng số đo. Vẽ đường pháp tuyến IN. Tính góc phản xạ.
Vẽ gương phẳng MM’.
ĐỀ SỐ 2: QUẬN 3, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
Thế nào là hiện tượng nguyệt thực? Hiện tượng này xả ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất ở những vị trí nào so với nhau? Khi có nguyệt thực xảy ra, những vị trí nào trên trái đất có thể quan sát được hiện tượng này.
Câu 2:
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Cho gương phẳng đặt thẳng đứng như hình vẽ. Hãy vẽ một tia sáng đến gương phẳng với góc tới bằng 300. Dùng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ tia phản xạ tương ứng (học sinh vẽ hình vào giấy làm bài).
Câu 3:
Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số.
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào?
Đàn Guitar có 6 dây đàn khác nhau. Khi gảy các dây đàn tần số âm do mỗi dây đàn phát ra theo đơn vị Hz và thứ tự từ dày đến mỏng như sau:
Dây 1 (dây trên cùng): tần số là 82,4Hz.
Dây 2: tần số là 110Hz.
Dây 3: tần số 147Hz.
Dây 4: tần số là 196Hz.
Dây 5: tần số là 247Hz.
Dây 6 (dây dưới cùng): tần số là 330Hz.
Theo em, khi gảy các dây đàn thì dây nào phát ra âm trầm nhất và dây nào phát ra âm bổng nhất?
Câu 4: Khi trời mưa có xảy ra hiện tượng sấm sét. Một người quan sát thấy một tia chop rất sáng ở phía xa và khoảng 3 giây sau thì người ấy mới nghe được tiếng nổ.
Tại sao người ấy lại thấy tia chop trước khi nghe tiếng nổ?
Nơi xảy ra hiện tượng sấm sét cách nơi người quan sát bao xa. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 5: 
Thế nào là tiếng vang?
Một người đứng cách một bước từng khoảng 10m và la thật to. Theo em thì người đó có thể nghe được tiếng vang không. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG ĐỘC LẬP, PHÚ NHUẬN, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Chiếu một tia sáng SI tới gương phẳng biết góc tới 400. Hãy vẽ tia phản xạ và cho biết số đo góc phản xạ.
Câu 2: Hình dưới mô tả hiện tượng gì mà em đã được học.
Câu 3: 
Cho 1 ví dụ về ứng dụng của gương cầu lồi.
Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng. Hãy nêu nhận xét về kích thước ảnh của ngọn nến qua các gương. Cho biết khoảng cách giữa gương và mắt người, giữa ngọn nến và gương không đổi, các gương có diện tích bằng nhau.
Câu 4: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta qua môi trường nào?
Câu 5: Vật A thực hiện 450 dao động trong 10 giây. Vật B thực hiện số dao động gấp đôi vật A trong cùng thời gian. Hỏi:
Vật A, vật B có tần số dao động là bao nhiêu?
Vật nào phát ra âm cao (âm bổng) hơn?
Câu 6:
Vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi gương:
Nêu tính chất ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi gương.
ĐỀ SỐ 4: QUẬN 1, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Vẽ hình minh họa.
Câu 2: Ở những đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương gì? Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?
Câu 3: 
Âm thanh truyền được trong môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào?
Từ xưa, để xác định xem có tiếng chân người hoặc tiếng vó ngựa ở xa hay gần, người ta thường áp tai vào mặt đất. Hãy giải thích tại sao?
Câu 4: 
Thế nào là tần số dao động? Đơn vị của tần số là gì?
Một lá thép thực hiện được 7250 dao đồng trong 10 giây. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh không? Tai con người có thể nghe được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?
Câu 5: 
Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Một người nghe tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chop 8 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra tiếng sét bao xa? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 6: Cho một điểm sáng S trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng theo 2 cách:
Dùng định luật phản xạ ánh sáng.
Dùng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
ĐỀ SỐ 5: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Nguồn sáng là gì? Cho 1 ví dụ về nguồn sáng. Khi nào mắt nhìn thấy một vật?
Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Vì sao khi ánh sáng đi từ không khí vào nước, là hai môi trường trong suốt thì tia sáng bị gãy khúc, không truyền theo đường thẳng?
Câu 3: Thế nào là chùm sáng song song? Chiếu một chùm sáng song song tới mặt phản xạ của 1 gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ có song song không? Vẽ hình minh họa.
Câu 4: Khi phát ra âm, các vật có chung đặc điểm gì? Âm bổng là âm có tần số lớn hay biên độ dao động lớn? Tai người bình thường nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
Câu 5: Vật A trong 15 giây thực hiện được 3000 dao động. Vật B trong 10 phút thực hiện được 12000 dao động.
Tính tần số dao động của mỗi vật.
Âm phát ra của vật nào thấp hơn? Vì sao?
Câu 6: Một tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng và hợp với gương một góc 400.
Xác định số đo góc tới, góc phản xạ và vẽ tia phản xạ IR.
Khi tia tới hợp với mặt phẳng gương một góc 900 thì số đo góc phản xạ bao nhiêu? Vẽ hình minh họa.
ĐỀ SỐ 6: QUẬN 12, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1: 
Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Âm thanh do những vật dao động có tần số như thế nào gọi là siêu âm?
Tại sao trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn so với ta nghe chính âm đó ngoài trời?
Câu 2:
Thế nào là hiện tượng nhật thực?
Khi có nhật thực xảy ra, vị trí nào trên trái đất có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần?
Câu 3:
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Áp dụng: Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia tới và mặt gương là 550.
Hãy vẽ hình và tia phản xạ qua gương phẳng.
Tính giá trị góc phản xạ.
Câu 4: Con lắc A dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Âm của con lắc B thực hiện được 100 dao động trong 5 giây.
Tính tần số dao động của con lắc B.
Con lắc nào phát ra âm trầm cao hơn? Tại sao?
Câu 5:
Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn, bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
Nhà bác học Archimede đã làm thế nào để đốt cháy chiến thuyền quân giặt từ xa. Em hãy nêu cách làm của nhà bác học và giải thích cách làm đó.
ĐỀ SỐ 7: TRƯỜNG HỒNG BÀNG, QUẬN 5, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Ở đâu trên trái đất ta quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần và một phần?
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì?
So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 2:
Tần số là gì?
Một vật thực hiện 1200 dao động trong 1 phút. Tính tần số dao động của vật.
Khi nào vật phát ra âm to? Khi nào vật phát ra âm thấp?
Một người hét lớn và nghe được âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian 1/17 giây. Trong trường hợp này âm phản xạ có phải là tiếng vang không? Giải thích.
Câu 3: Mái nhà lợp bằng tôn, mỗi khi nghe mưa to thường gây ra tiếng ồn rất lớn. Em hãy đề xuất một biện pháp làm giảm tiếng ồn và giải thích cách làm đó.
Câu 4: Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Có 1 người đứng cách vách tường 17m và la to.
Hỏi quãng đường âm truyền từ nguồn đến tường rồi dội lại tai người đó là bao nhiêu?
Người này nghe được âm phản xạ cách âm trực tiếp 1 khoảng thời gian bao nhiêu giây?
Câu 5: Cho điểm sáng S và 1 điểm A đặt trước gương như hình vẽ. Hãy vẽ tia tới từ điểm S tới gương sao cho tia phản xạ đi qua điểm A.
ĐỀ SỐ 8: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Em hãy cho biết bộ phận nào phát ra âm trong 2 trường hợp: tiếng kêu vo ve của con muỗi, tiếng đàn guitar khi người nhạc công gãy đàn.
Câu 2: Trong các vật sau: mặt trời, mặt trăng, tờ giấy trắng, 1 bảng trắng, co đom đóm thì vật nào là vật sáng?
Câu 3: Vẽ hình và tính góc phản xạ khi tia tới hợp đường pháp tuyến 1 góc 300.
Câu 4: Thế nào là hiện tượng nguyệt thực, nhật thực?
Câu 5: Khi chiếu chùm tia sáng song song tới một gương cầu lõm thì sẽ cho ta chùm tia phản xạ như thế nào?
Câu 6: Trên 1 xe cứu thương, ta có thể nhìn thấy 1 hàng chữ AMBULANCE ở phía trước xe. Vì sao dòng chữ đó viết ngược?
Câu 7: Vật A dao động 380 dao động trong 10 giây. Vật B dao động 450 dao động trong 15 giây.
Tính tần số dao động của vật A, B.
Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Câu 8: Cho mà tia tới hợp với đường thẳng đứng một góc 400.
Vẽ gương và tính góc tới.
Tính góc mà tia tới hợp với gương.
ĐỀ SỐ 9: TRƯỜNG NGUYỄN TRÃI, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. Nêu 1 ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế.
Câu 2: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Nêu ví dụ về 2 nguồn âm.
Câu 3: Bạn Lan nói âm phát ra càng cao khi biên độ dao động càng lớn. Theo em bạn Lan nói đúng hay sai? Vì sao?
Câu 4: Vật AB đặt trước gương như hình sau:
Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.
Khi vật AB di chuyển ra xa gương thì ảnh A’B’ di chuyển như thế nào? Tại sao?
Câu 5: Vật A dao động phát ra âm có tần số 120Hz. Vật B phát ra âm có tần số 250Hz.
Vật nào phát ra âm thấp hơn? Vì sao?
Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao?
Câu 6: 
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Một tia sáng chiếu đến gương tạo với mặt gương nằm ngang một góc 600. Tính góc phản xạ.
ĐỀ SỐ 10: TRƯỜNG PHAN TÂY HỒ, GÒ VẤP, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Kể hai ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế.
Câu 2: Có 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có hình dạng và kích thước giống nhau. Em hãy trình bày cách nhận biết 3 gương trên.
Câu 3: 
Tần số là gì?
Vật A dao động phát ra âm có tần số 230Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 150Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm trầm hơn? Vì sao?
Câu 4:
Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? Hãy kể tên hai nguồn âm thường gặp.
Âm truyền qua những môi trường nào và không truyền qua những môi trường nào? Em hãy so sánh vận tốc truyền âm qua các môi trường đó.
Câu 5: Vẽ tia tới hợp với gương phẳng một góc 500. Hãy vẽ tia phản xạ và tính số đo góc tới, góc phản xạ.
Câu 6: 
Hãy vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước gương.
Giữ nguyên vật sáng AB và di chuyển gương như thế nào để ảnh của vật AB song song và cùng chiều với vật? Hãy vẽ ảnh của vật AB trong trường hợp này.
ĐỀ SỐ 11: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Một tia sáng tới gương phẳng hợp với mặt phản xạ của gương một góc 500. Hãy cho biết số đo của góc tới, số đo góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ. Vẽ hình có đủ tia tới, tia phản xạ và đường pháp tuyến.
Câu 2:
Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. Gương sử dụng làm pha đèn pin là loại gương nào?
Có mấy loại chùm sáng? Kể tên và vẽ các loại chùm sáng đó.
Câu 3:
Các nguồn âm có đặc điểm gì? Kể tên 3 nguồn âm.
Âm truyền qua được các chất nào sau đây: nước, dầu, không khí, chân không, gỗ, sắt, nhựa, cao su, vải. Vận tốc của âm khi truyền qua các chất đó có như nhau không?
Câu 4:
Tần số dao động là gì? Cho biết đơn vị của tần số dao động.
Vật A trong 5 giây thực hiện được 1200 dao động. Vật B trong 2 phút thực hiện được 6000 dao động. Tính tần số dao động của mỗi vật. Âm phát ra của vật nào cao hơn? Vì sao?
Câu 5: Cho hai điểm A, B đặt trước gương phẳng như hình vẽ.
Vẽ ảnh A’, B’ của A và B tạo bởi gương phẳng.
Vẽ đường truyền của 1 tia sáng sao cho khi đi qua A tới gương thì cho tia phản xạ qua B.
Thay đổi vị trí của gương phẳng sao cho ảnh của điểm A trùng với vị trí điểm B. Vẽ lại ví trị của gương lúc này.
ĐỀ SỐ 12: TRƯỜNG NGUYỄN HIỀN, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Nguồn sáng là gì? Có mấy loại nguồn sáng? Cho ví dụ từng loại.
Vật sáng là gì? Cho ví dụ.
Tại sao ta nhìn thấy cây bút chì để trước mắt?
Câu 2:
Âm có thể truyền được qua môi trường nào? Âm không thể truyền được qua môi trường nào? So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí?
Một người nghe được tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 3s, biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Người này ở cách nới xuất hiện tia sét bao xa?
Câu 3:
Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số? Tai ta có thể nghe âm có tần số trong khoảng nào?
Tần số vỗ cánh bay của chim bồ câu khoảng 16Hz, của muỗi khoảng 600Hz. Hỏi:
Con nào phát ra âm bổng hơn?
Tai ta nghe âm phát ra từ con nào? Tại sao?
Câu 4: Một người cao 1,6m đứng trước một gương phẳng và cách gương phẳng 1,2m.
Hỏi ảnh của người đó sau gương cao bao nhiêu? Giải thích?
Hỏi ảnh của người đó cách người đó bao nhiêu?
Vẽ ảnh của một vật đặt trước một gương phẳng đang dựng thẳng đứng như hình vẽ sau và nêu cách vẽ:
Câu 5: Một người đứng cách bức tường 9m và hét to. Trường hợp này có tạo ra được tiếng vang không? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s.
ĐỀ SỐ 13: TRƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Cho ví dụ và cho biết bộ phận nào phát ra âm?
Câu 2: So sánh điểm giống nhau và khác nhau của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước.
Câu 3: Các vật thế nào thì phản xạ âm kém?
Câu 4: Một cây cao 1m mọc trên bờ ao. Bờ ao cao hơn mặt nước 0,5m. Hỏi ảnh của cây qua mặt nước cao bao nhiêu? Khoảng cách từ ảnh của ngọn cây đến ngọn cây là bao nhiêu?
Câu 5: Âm truyền được qua những môi trường nào? Không truyền được qua những môi trường nào?
Câu 6: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng hợp với gương một góc 600. Vẽ hình và tính góc tới, góc phản xạ.
Câu 7: Vật A thực hiện 750 dao động trong 50 giây.
Tính tần số dao động của vật A.
Vật B dao động phát ra âm có tần số 40Hz. Vào nào phát ra âm cao hơn? Tại sao?
ĐỀ SỐ 14: TRƯỜNG LẠC HỒNG, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 2: Nguồn âm là gì? Kể tên 2 nguồn âm. Nêu đặc điểm của các nguồn âm.
Câu 3: Tại sao khi ta ghé tai xuống mặt đườn, ta có thể nghe tiếng xe cộ từ xa mà trong không khí hầu như ta không nghe thấy gì?
Câu 4: So sánh vận tốc truyền âm trong 3 môi trường: rượu, gỗ và không khí.
Câu 5: Vẽ ảnh A’B’ của AB được đặt trước gương như sau:
Câu 6: Trong 12 giây, một lá thép thực hiện được 7200 dao động.
Tính tần số dao động của lá thép.
Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh do lá thép phát ra không? Tại sao?
Câu 7: Chiếu tia sáng SI tới một gương phẳng và hợp với gương một góc 300.
Vẽ tiếp tia phản xạ.
Tính số đo:
Góc phản xạ.
Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ.
ĐỀ SỐ 15: TRƯỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh áng.
Câu 2: Nêu 1 ứng dụng của gương cầu lồi và lợi ích của ứng dụng đó trong cuộc sống.
Câu 3:
Vật phát ra âm còn được gọi là gì?
Kể tên một vật phát ra âm và chỉ ra bộ phận dao động của vật này khi phát ra âm.
Câu 4:
Những môi trường nào có thể truyền được âm thanh?
Ở đâu thì âm không thể truyền đi được?
Câu 5:
Khi biên độ dao động của nguồn âm giảm đi, độ mạnh của âm phát ra như thế nào?
Các máy đo độ mạnh của âm có đơn vị đo là gì?
Câu 6: Cho vật A thực hiện 160 lần trong thời gian 0,5 giây. Biết vật B dao động với tần số 250Hz.
Tính tần số dao động của vật A.
Tần số dao động của vật nào lớn hơn?
Vật nào phát ra âm thấp hơn? Vì sao?
Câu 7: Cho hình vẽ:
Vẽ ảnh của điểm sáng S qua gương phẳng.
Từ S vẽ tia tới SI hợp với mặt gương phẳng một góc 450. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng vẽ tia phản xạ IR.
Tính góc tới i.
Hãy giải thích vì sao ta có thể nhìn thấy ảnh của một vật sáng tạo bởi gương phẳng nhưng lại không hứng được ảnh này trên màn chắn?
ĐỀ SỐ 16: TRƯỜNG PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Kể tên 3 loại chùm tia sáng mà em đã học. Vẽ hình.
Câu 2: Với mỗi loại gương đã học, em hãy nêu một ứng dụng.
Câu 3: Vẽ hình, tính góc tới và góc phản xạ.
Vẽ tia tới hợp với gương một góc 400.
Vẽ tia tới vuông góc với gương.
Câu 4:
Tần số là gì? Cho biết đơn vị của tần số.
Một vật dao động 160 lần trong 0,5 giây. Tính tần số dao động của vật đó.
Câu 5: Một người nhìn thấy tia chớp và nghe thấy tiếng sét sau 5 giây. Tính khoảng cách từ người đó đến chỗ nhìn thấy tia chớp. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 6: Nêu định luật truyền thẳng ánh sáng.
Câu 7: Vì sao khi viết bài trong bóng tối thì học sinh thường đặt đèn chiếu sáng trái?
Câu 8: Vẽ ảnh của vật sau:
ĐỀ SỐ 17: TRƯỜNG THÔNG TÂY HỘI, QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1:
Khi nào vật phát ra âm cao? Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Vật A dao động phát ra âm có tần số 160Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 120Hz.
Vật nào dao động nhanh hơn.
Vật nào phát ra âm trầm hơn? Vì sao?
Câu 2: Có các môi trường: nước biển, chân không, khí hiđro, sắt.
Âm truyền được trong môi trường nào?
Hãy sắp xếp môi trường truyền âm từ tốt đến kém.
Nêu một ví dụ âm truyền được trong chất rắn.
Câu 3: Ta thấy một vật khi nào? Mặt trăng mà ta thấy được trên bầu trời vào ban đêm có phải là nguồn sáng không? Vì sao?
Câu 4: Tại sao người ta dùng gương cầu lồi để làm kính chiếu hậu mà không dùng gương phẳng?
Câu 5: Có 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có kích thước và hình dạng giống nhau. Trình bày cách nhận biết 3 gương trên.
Câu 6: Hãy vẽ ảnh của vật sau:
Câu 7: Cho tia tới hợp với gương phẳng 1 góc 600.
Hãy vẽ tia phản xạ.
Hãy tính góc tới và góc phản xạ.
ĐỀ SỐ 18: TRƯỜNG NGUYỄN VĨNH NGHIỆP, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: 
Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
Làm thế nào để biết thước kẻ có thẳng hay không?
Câu 2: 
So sánh ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
Vẽ ảnh của vật sau:
Câu 3:
Ta nghe được tiếng vang khi nào? Em từng nghe tiếng vang ở đâu?
Một người đứng cách vách đá 680m rồi hét to. Trong trường hợp này có tiếng vang không? Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 4:
Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
Khi hiện tượng nhật thực xảy ra có phải tất cả mọi người trên trái đất đều có thể quan sát được không? Giải thích.
Câu 5: Theo kinh nghiệm của những người đi câu cá, khí có người đi đến bờ sông thì cá ở dưới sông lập tức lẩn trốn ngay. Em hãy giải thích vì sao?
ĐỀ SỐ 19: TRƯỜNG PHAN BỘI CHÂU, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 2: Tại sao trên xe ô tô, xe máy, người ta thường lắp một gương cầu lồi là gương nhìn sau mà không dùng gương phẳng?
Câu 3: Vật A thực hiện 45 dao đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KT_HK_1_VAT_LY_7_TP_HCM.docx